17 tuổi đã bị đột quỵ, may đến bệnh viện kịp "giờ vàng"
Những giây phút đó có thể khiến cả cuộc đời của một người thay đổi. Đối với những y, bác sĩ thì điều này đặc biệt đúng. Khi đứng trước các tình huống khẩn cấp ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe của người bệnh thì sự quyết định chính xác, kịp thời là vô cùng quan trọng.
Trường hợp người bệnh N.T.A.H (17 tuổi), nhập viện lúc 02h ngày 07/04/2021 là một trong những người bệnh điều trị tại Khoa Thần Kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp để lại cho những y, bác sĩ làm việc tại đây nhiều cảm xúc khó quên. Người bệnh được đưa đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp trong tình trạng nói khó và liệt hoàn toàn nửa người phải, méo miệng, được chẩn đoán nhồi máu não giờ thứ 3. Điều đáng nói ở đây là em H chỉ đang ở độ tuổi cắp sách tới trường, tuổi nhỏ hơn so với tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân (≥18 tuổi) để được thực hiện chỉ định thuốc tiêu sợi huyết kèm theo tình trạng mất máu sinh lý do em đang trong thời gian kinh nguyệt. Nếu không được can thiệp, gần như chắc chắn em sẽ phải chịu những di chứng nặng nề về vận động, ngôn ngữ, cả cuộc đời có thể phải gắn liền với xe lăn. Điều đó sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đến tương lai, cuộc sống của em sau này. Đứng trước việc lựa chọn một bên là tính mạng, sự hồi phục của người bệnh, một bên là những nguyên tắc nên hay không nên dùng thuốc tiêu sợi huyết, ngay trong đêm, Ban lãnh đạo Khoa Thần Kinh cùng bác sĩ trực Nguyễn Thị Thu Thuỷ đã khẩn trương hội chẩn, cân nhắc kỹ càng, thống nhất quyết định dùng thuốc tiêu sợi huyết cho em và đặc biệt không thể để chậm trễ mất đi cơ hội "giờ vàng" tái thông mạch não khiến di chứng thêm nặng nề hơn. Sau khi được sự đồng ý của gia đình và người bệnh, các bác sĩ đã tập trung cao độ, cẩn thận từng thao tác thực hiện kỹ thuật tiêm thuốc tiêu sợi huyết. Lo lắng cho sức khỏe của em như chính bản thân mình, các y, bác sĩ tại Khoa đã luôn bên cạnh theo dõi sát cũng như động viên em và gia đình. Giây phút vui mừng khi chỉ sau 15 phút dùng thuốc, cơ lực của em được cải thiện tốt, có thể cử động được nửa người phải. Khoảng thời gian sau đó các triệu chứng được cải thiện tốt dần, em có thể đứng, tập đi lại và không gặp biến chứng nào.
Trường hợp người bệnh N.T.A.H (17 tuổi), nhập viện lúc 02h ngày 07/04/2021 là một trong những người bệnh điều trị tại Khoa Thần Kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp để lại cho những y, bác sĩ làm việc tại đây nhiều cảm xúc khó quên. Người bệnh được đưa đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp trong tình trạng nói khó và liệt hoàn toàn nửa người phải, méo miệng, được chẩn đoán nhồi máu não giờ thứ 3. Điều đáng nói ở đây là em H chỉ đang ở độ tuổi cắp sách tới trường, tuổi nhỏ hơn so với tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân (≥18 tuổi) để được thực hiện chỉ định thuốc tiêu sợi huyết kèm theo tình trạng mất máu sinh lý do em đang trong thời gian kinh nguyệt. Nếu không được can thiệp, gần như chắc chắn em sẽ phải chịu những di chứng nặng nề về vận động, ngôn ngữ, cả cuộc đời có thể phải gắn liền với xe lăn. Điều đó sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đến tương lai, cuộc sống của em sau này. Đứng trước việc lựa chọn một bên là tính mạng, sự hồi phục của người bệnh, một bên là những nguyên tắc nên hay không nên dùng thuốc tiêu sợi huyết, ngay trong đêm, Ban lãnh đạo Khoa Thần Kinh cùng bác sĩ trực Nguyễn Thị Thu Thuỷ đã khẩn trương hội chẩn, cân nhắc kỹ càng, thống nhất quyết định dùng thuốc tiêu sợi huyết cho em và đặc biệt không thể để chậm trễ mất đi cơ hội "giờ vàng" tái thông mạch não khiến di chứng thêm nặng nề hơn. Sau khi được sự đồng ý của gia đình và người bệnh, các bác sĩ đã tập trung cao độ, cẩn thận từng thao tác thực hiện kỹ thuật tiêm thuốc tiêu sợi huyết. Lo lắng cho sức khỏe của em như chính bản thân mình, các y, bác sĩ tại Khoa đã luôn bên cạnh theo dõi sát cũng như động viên em và gia đình. Giây phút vui mừng khi chỉ sau 15 phút dùng thuốc, cơ lực của em được cải thiện tốt, có thể cử động được nửa người phải. Khoảng thời gian sau đó các triệu chứng được cải thiện tốt dần, em có thể đứng, tập đi lại và không gặp biến chứng nào.
Xúc động chia sẻ với chúng tôi, mẹ của em cho biết: "Khi đưa con gái vào nhập viện, gia đình chúng tôi đã nghĩ sẽ luôn tin tưởng và giao phó hoàn toàn cuộc sống của con mình cho các y, bác sĩ tại đây. Đến thời điểm này, tôi muốn gửi đến các y, bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp lời cảm ơn chân thành nhất bởi lẽ tôi cảm thấy con mình như được sinh ra một lần nữa." Có thể nói, người bệnh N. T. A. H đã vô cùng may mắn khi được đưa đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp kịp thời. Với sự nhạy bén, phối hợp nhanh chóng, chính xác cũng như quyết đoán, linh hoạt của các y, bác sĩ đã can thiệp thành công, mang lại kết quả tốt đẹp. Các y, bác sĩ sẵn sàng nhận về phía mình rủi ro về pháp lý chỉ để tâm niệm một điều, phải làm điều tốt nhất, giành lấy cơ hội cứu sống người bệnh, giữ lại tuổi 17 tươi đẹp và đáng nhớ nhất trong đời. Đối với nhân viên y tế, gia đình và cả người bệnh, đây thật sự là một thành quả mĩ mãn và rất xứng đáng để đánh đổi.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cho biết: "Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng máu cung cấp cho một phần não bị gián đoạn hoặc giảm nặng khiến cho vùng não đó bị thiếu oxy và dinh dưỡng. Mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị chết. Nếu vùng tế bào não bị tổn thương nặng hoặc lan rộng, đột quỵ có thể đưa đến tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề về rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác,…" Trước đây đột quỵ não thường xảy ra ở những người cao tuổi, nhưng ngày nay đột quỵ ở người trẻ đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động. Mặc dù đột quỵ là bệnh gây tử vong và tàn phế cao nhưng có thể phòng ngừa và điều trị được nếu chúng ta có thói quen sống tích cực, lành mạnh, kiểm soát tốt các bệnh lý nền, yếu tố nguy cơ; phát hiện triệu chứng và nhanh chóng kịp thời đến các trung tâm y tế có khả năng điều trị. Y học hiện đại áp dụng các kỹ thuật dùng thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch (rTPA) cho những bệnh nhân nhồi máu não đến bệnh viện sớm trong giờ vàng (dưới 4.5 giờ sau khi bị đột quỵ) và lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học (dưới 6 giờ sau khi bị đột quỵ). Với đột quỵ chảy máu não, tùy vào từng trường hợp, người bệnh có thể được cân nhắc phẫu thuật lấy máu tụ, kẹp túi phình, phẫu thuật cắt bỏ khối dị dạng mạch máu não (nếu có).