“24 giờ sinh tử” của Hy Lạp đang đến
Nếu không trả được nợ cho IMF vào cuối tháng 6 này, Hy Lạp chính thức vỡ nợ
Theo hãng tin BBC, Hy Lạp chuẩn bị đối mặt với 24 giờ đồng hồ vô cùng quan trọng, bắt đầu từ thời điểm khai mạc cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp của các nhà lãnh đạo châu Âu ở Brussels ngày 22/6 để bàn cách phá vỡ thế bế tắc trong cuộc khủng hoảng nợ của Athens.
Trước đó, ngày 21/6, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã đưa ra đề xuất mới nhằm ngăn nguy cơ Athens phá sản. Giới chức Liên minh Châu Âu (EU) tiết lộ rằng, đề xuất vào “phút thứ 89” của ông Tsipras có nhiều hứa hẹn.
Nếu không trả được khoản 1,6 tỷ Euro cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào cuối tháng 6 này, Hy Lạp chính thức vỡ nợ và có nguy cơ phải rời khỏi khối sử dụng đồng tiền chung Eurozone.
Và để có tiền trả nợ, Hy Lạp phải đạt được thỏa thuận về “đổi cải cách lấy vốn vay” với bộ ba chủ nợ gồm EU, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và IMF.
Cuộc đàm phán giữa Hy Lạp với chủ nợ đã bế tắc suốt 5 tháng qua, bởi Hy Lạp không chịu chấp nhận những cải cách kinh tế mà các nhà tài trợ muốn nước này phải tuân thủ. Athens không muốn phải cắt giảm thêm lương hưu và các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” khác khiến cuộc sống của nhiều người dân nước này thêm phần khốn khổ.
Trong khi đó, các chủ nợ quốc tế nhất quyết không chịu “xuống nước” với các yêu cầu đưa ra đối với Hy Lạp.
Ông Martin Selmayr, phụ trách văn phòng Ủy ban Châu Âu (EC), nói rằng đề xuất mà Thủ tướng Hy Lạp Tsipras đưa ra ngày 21/6 là “căn cứ tích cực để đạt tiến triển” trong đàm phán, nhưng các cuộc thảo luận để đạt thỏa thuận sẽ là một “ca sinh khó”.
Theo dự kiến, ông Tsipras sẽ có cuộc gặp với ba người đứng đầu EU, ECB và IMF vào lúc 9h theo giờ GMT ngày 22/6 trước khi gặp các nhà lãnh đạo của 18 quốc gia khác trong Eurozone. Đề xuất mà ông Tsipras đưa ra ngày 21/6 được nhiều thành viên Eurozone, gồm Đức và Pháp, xem như một tín hiệu cho thấy Chính phủ Hy Lạp đã sẵn sàng thỏa hiệp để thoát bờ vực phá sản.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp nói hiện các nhà băng nước này chưa phải đối mặt với nguy cơ cạn kiệt tiền hiển hiện, nhưng tình hình đã khá nghiêm trọng và sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu Athens không đạt thỏa thuận với chủ nợ.
Trong mấy ngày gần đây, người gửi tiền Hy Lạp đã rút hàng tỷ Euro ra khỏi các ngân hàng nước này, đặt hệ thống ngân hàng Hy Lạp vào tình trạng căng thẳng.
Từ ngày thứ Hai tới thứ Sáu tuần trước, số tiền bị rút khỏi hệ thống ngân hàng Hy Lạp lên tới 4,2 tỷ Euro, tương đương khoảng 3% số tiền gửi nhà băng của các hộ gia đình và doanh nghiệp nước này tính đến cuối tháng 4/2015.
Cũng trong ngày 22/6, ECB sẽ tổ chức một cuộc họp riêng để quyết định tăng hay không mức hỗ trợ vốn khẩn cấp cho các ngân hàng Hy Lạp. Hôm thứ Sáu tuần trước, ECB đã thông qua một khoản vay khẩn cấp cho các ngân hàng của nước này. Với khoản vay này, dự kiến các ngân hàng Hy Lạp sẽ mở cửa bình thường trong ngày 22/6.
Tuy vậy, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp nói ít có khả năng nước này phải rời khỏi Eurozone, bởi việc này sẽ gây tổn thất lớn cho các nước khác trong Eurozone.
Tối ngày 21/6 theo giờ địa phương, hàng nghìn người đã xuống đường ở thủ đô Athens của Hy Lạp để ủng hộ Chính phủ cánh tả của Thủ tướng Tsipras. Những người tham gia cuộc tuần hành này không hài lòng với các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” mà các chủ nợ áp đặt đối với Hy Lạp trong hai gói cứu trợ trước đây, mà theo đó, tiền lương và lương hưu bị cắt giảm mạnh, bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp bị đẩy lên 25%.
Ở một số thành phố của châu Âu như Brussels và Amsterdam, nhiều người cũng xuống đường tuần hành để thể hiện sự đoàn kết với người dân Hy Lạp.
Trước đó, ngày 21/6, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã đưa ra đề xuất mới nhằm ngăn nguy cơ Athens phá sản. Giới chức Liên minh Châu Âu (EU) tiết lộ rằng, đề xuất vào “phút thứ 89” của ông Tsipras có nhiều hứa hẹn.
Nếu không trả được khoản 1,6 tỷ Euro cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào cuối tháng 6 này, Hy Lạp chính thức vỡ nợ và có nguy cơ phải rời khỏi khối sử dụng đồng tiền chung Eurozone.
Và để có tiền trả nợ, Hy Lạp phải đạt được thỏa thuận về “đổi cải cách lấy vốn vay” với bộ ba chủ nợ gồm EU, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và IMF.
Cuộc đàm phán giữa Hy Lạp với chủ nợ đã bế tắc suốt 5 tháng qua, bởi Hy Lạp không chịu chấp nhận những cải cách kinh tế mà các nhà tài trợ muốn nước này phải tuân thủ. Athens không muốn phải cắt giảm thêm lương hưu và các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” khác khiến cuộc sống của nhiều người dân nước này thêm phần khốn khổ.
Trong khi đó, các chủ nợ quốc tế nhất quyết không chịu “xuống nước” với các yêu cầu đưa ra đối với Hy Lạp.
Ông Martin Selmayr, phụ trách văn phòng Ủy ban Châu Âu (EC), nói rằng đề xuất mà Thủ tướng Hy Lạp Tsipras đưa ra ngày 21/6 là “căn cứ tích cực để đạt tiến triển” trong đàm phán, nhưng các cuộc thảo luận để đạt thỏa thuận sẽ là một “ca sinh khó”.
Theo dự kiến, ông Tsipras sẽ có cuộc gặp với ba người đứng đầu EU, ECB và IMF vào lúc 9h theo giờ GMT ngày 22/6 trước khi gặp các nhà lãnh đạo của 18 quốc gia khác trong Eurozone. Đề xuất mà ông Tsipras đưa ra ngày 21/6 được nhiều thành viên Eurozone, gồm Đức và Pháp, xem như một tín hiệu cho thấy Chính phủ Hy Lạp đã sẵn sàng thỏa hiệp để thoát bờ vực phá sản.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp nói hiện các nhà băng nước này chưa phải đối mặt với nguy cơ cạn kiệt tiền hiển hiện, nhưng tình hình đã khá nghiêm trọng và sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu Athens không đạt thỏa thuận với chủ nợ.
Trong mấy ngày gần đây, người gửi tiền Hy Lạp đã rút hàng tỷ Euro ra khỏi các ngân hàng nước này, đặt hệ thống ngân hàng Hy Lạp vào tình trạng căng thẳng.
Từ ngày thứ Hai tới thứ Sáu tuần trước, số tiền bị rút khỏi hệ thống ngân hàng Hy Lạp lên tới 4,2 tỷ Euro, tương đương khoảng 3% số tiền gửi nhà băng của các hộ gia đình và doanh nghiệp nước này tính đến cuối tháng 4/2015.
Cũng trong ngày 22/6, ECB sẽ tổ chức một cuộc họp riêng để quyết định tăng hay không mức hỗ trợ vốn khẩn cấp cho các ngân hàng Hy Lạp. Hôm thứ Sáu tuần trước, ECB đã thông qua một khoản vay khẩn cấp cho các ngân hàng của nước này. Với khoản vay này, dự kiến các ngân hàng Hy Lạp sẽ mở cửa bình thường trong ngày 22/6.
Tuy vậy, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp nói ít có khả năng nước này phải rời khỏi Eurozone, bởi việc này sẽ gây tổn thất lớn cho các nước khác trong Eurozone.
Tối ngày 21/6 theo giờ địa phương, hàng nghìn người đã xuống đường ở thủ đô Athens của Hy Lạp để ủng hộ Chính phủ cánh tả của Thủ tướng Tsipras. Những người tham gia cuộc tuần hành này không hài lòng với các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” mà các chủ nợ áp đặt đối với Hy Lạp trong hai gói cứu trợ trước đây, mà theo đó, tiền lương và lương hưu bị cắt giảm mạnh, bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp bị đẩy lên 25%.
Ở một số thành phố của châu Âu như Brussels và Amsterdam, nhiều người cũng xuống đường tuần hành để thể hiện sự đoàn kết với người dân Hy Lạp.