Thủ tướng Hy Lạp thăm Nga giữa “bão” khủng hoảng
“Tsipras đang sử dụng con bài dân tộc chủ nghĩa và thắt chặt quan hệ với Nga để đối phó với các chủ nợ của Hy Lạp. Ông Putin thích điều này"
Trong lúc mối quan hệ giữa Hy Lạp với các đối tác châu Âu xuống thấp, Thủ tướng nước này Alexis Tsipras dự kiến sẽ có chuyến thăm Nga vào ngày 19/6 và hội kiến Tổng thống Vladimir Putin tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF).
Chuyến thăm Nga này của ông Tsipras diễn ra vào thời điểm Hy Lạp đang trong tình trạng “nước sôi lửa bỏng”. Cuộc đàm phán giữa Athens với các chủ nợ quốc tế bế tắc. Chính phủ của Thủ tướng Tsiparas đã cảnh báo sẽ không có tiền để trả khoản nợ 1,5 tỷ Euro cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nếu không đạt được thỏa thuận với chủ nợ.
Tình thế này khiến nguy cơ Hy Lạp phá sản và phải rời khỏi khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trở nên lớn hơn bao giờ hết.
Trao đổi với hãng tin CNBC, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) Elvira Nabiullina nói nước này đã tính đến kịch bản Hy Lạp phá sản và các tác động, chẳng hưởng ảnh hưởng tới dòng vốn chảy vào châu Âu. “Châu Âu là một trong những đối tác thương mại chính của chúng tôi, và chúng tôi thực sự cảm thấy lo ngại”, bà Nabiullina nói.
Theo một số đồn đoán, nội dung cuộc trò chuyện giữa Tổng thống Putin và Thủ tướng Tsipras sẽ tập trung vào kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn khis đốt qua Hy Lạp và khả năng Hy Lạp tham gia vào dự án ngân hàng phát triển mới của nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) với quỹ dự trữ cho các tình huống khẩn cấp.
Tháng 5 vừa qua, Nga đã mời Hy Lạp, đất nước đang kiệt quệ ngân khố, tham gia dự án ngân hàng mới này.
Mối quan hệ ấm lên giữa Hy Lạp và Nga không hề khiến giới quan sát ngạc nhiên.
“Kể từ khi thành Thủ tướng Hy Lạp, ông Tsirpras đã tìm mọi cách để nhấn mạnh mối quan hệ văn hóa và lịch sử với Nga. Đây là một phần nỗ lực của ông ấy để định hướng lại chính sách kinh tế và đối ngoại của Hy Lạp từ chỗ lấy Eurozone làm trung tâm”, ông Nicholas Spiro, Giám đốc điều hành của Spiro Sovereign Strategy, nhận xét.
“Tsipras đang sử dụng con bài dân tộc chủ nghĩa và thắt chặt quan hệ với Nga để đối phó với các chủ nợ của Hy Lạp. Ông Putin thích điều này. Ông ấy đã có quan hệ tốt với một số nhà lãnh đạo châu Âu như Hungary, và muốn cho thấy ảnh hưởng của Nga ở châu Âu”, ông Spiro đánh giá. “Điều này dẫn tới những lo ngại rằng nếu Hy Lạp ra khỏi Eurozone, thì đó sẽ là cơ hội để Nga gia tăng ảnh hưởng”.
Chuyến thăm Nga này của ông Tsipras diễn ra vào thời điểm Hy Lạp đang trong tình trạng “nước sôi lửa bỏng”. Cuộc đàm phán giữa Athens với các chủ nợ quốc tế bế tắc. Chính phủ của Thủ tướng Tsiparas đã cảnh báo sẽ không có tiền để trả khoản nợ 1,5 tỷ Euro cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nếu không đạt được thỏa thuận với chủ nợ.
Tình thế này khiến nguy cơ Hy Lạp phá sản và phải rời khỏi khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trở nên lớn hơn bao giờ hết.
Trao đổi với hãng tin CNBC, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) Elvira Nabiullina nói nước này đã tính đến kịch bản Hy Lạp phá sản và các tác động, chẳng hưởng ảnh hưởng tới dòng vốn chảy vào châu Âu. “Châu Âu là một trong những đối tác thương mại chính của chúng tôi, và chúng tôi thực sự cảm thấy lo ngại”, bà Nabiullina nói.
Theo một số đồn đoán, nội dung cuộc trò chuyện giữa Tổng thống Putin và Thủ tướng Tsipras sẽ tập trung vào kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn khis đốt qua Hy Lạp và khả năng Hy Lạp tham gia vào dự án ngân hàng phát triển mới của nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) với quỹ dự trữ cho các tình huống khẩn cấp.
Tháng 5 vừa qua, Nga đã mời Hy Lạp, đất nước đang kiệt quệ ngân khố, tham gia dự án ngân hàng mới này.
Mối quan hệ ấm lên giữa Hy Lạp và Nga không hề khiến giới quan sát ngạc nhiên.
“Kể từ khi thành Thủ tướng Hy Lạp, ông Tsirpras đã tìm mọi cách để nhấn mạnh mối quan hệ văn hóa và lịch sử với Nga. Đây là một phần nỗ lực của ông ấy để định hướng lại chính sách kinh tế và đối ngoại của Hy Lạp từ chỗ lấy Eurozone làm trung tâm”, ông Nicholas Spiro, Giám đốc điều hành của Spiro Sovereign Strategy, nhận xét.
“Tsipras đang sử dụng con bài dân tộc chủ nghĩa và thắt chặt quan hệ với Nga để đối phó với các chủ nợ của Hy Lạp. Ông Putin thích điều này. Ông ấy đã có quan hệ tốt với một số nhà lãnh đạo châu Âu như Hungary, và muốn cho thấy ảnh hưởng của Nga ở châu Âu”, ông Spiro đánh giá. “Điều này dẫn tới những lo ngại rằng nếu Hy Lạp ra khỏi Eurozone, thì đó sẽ là cơ hội để Nga gia tăng ảnh hưởng”.