3 điểm mới về đăng ký thế chấp nhà ở
Việc đăng ký thế chấp nhà ở sẽ được thực hiện khi có yêu cầu của một trong các bên hoặc các bên ký kết hợp đồng
Liên bộ Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường và Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành thông tư liên tịch số 05/TTLT-BTP-BXD-BTNMT-NHNN hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp nhà ở.
Theo đó, sẽ có 3 điểm mới trong công tác thực hiện đăng ký thế chấp nhà ở.
Trong đó việc đăng ký thế chấp nhà ở sẽ được thực hiện khi có yêu cầu của một trong các bên hoặc các bên ký kết hợp đồng thế chấp nhà ở. Trong trường hợp đăng ký thế chấp nhà ở theo quy định của pháp luật về phá sản thì người yêu cầu đăng ký có thể là tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản. Người yêu cầu đăng ký thế chấp nhà ở có thể là người được bên thế chấp hoặc bên nhận thế chấp ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự.
Điểm mới thứ 2 là đối với trường hợp đăng ký thế chấp nhà ở cùng với quyền sử dụng đất ở, thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ thực hiện đồng thời việc đăng ký thế chấp nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Thông tư cũng quy định các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất không được phép ghi nội dung đăng ký thế chấp, chỉnh lý việc đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo các Nghị định số 60/CP (ngày 15/7/1994), Nghị định số 95/2005/NĐ-CP (ngày 15/7/2005) và Nghị định số 90/2006/NĐ-CP (ngày 6/9/2006) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.
Trường hợp các hợp đồng thế chấp nhà ở đã được đăng ký theo quy định của pháp luật trước ngày thông tư này có hiệu lực thì không phải đăng ký lại theo hướng dẫn tại thông tư này.
Theo đó, sẽ có 3 điểm mới trong công tác thực hiện đăng ký thế chấp nhà ở.
Trong đó việc đăng ký thế chấp nhà ở sẽ được thực hiện khi có yêu cầu của một trong các bên hoặc các bên ký kết hợp đồng thế chấp nhà ở. Trong trường hợp đăng ký thế chấp nhà ở theo quy định của pháp luật về phá sản thì người yêu cầu đăng ký có thể là tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản. Người yêu cầu đăng ký thế chấp nhà ở có thể là người được bên thế chấp hoặc bên nhận thế chấp ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự.
Điểm mới thứ 2 là đối với trường hợp đăng ký thế chấp nhà ở cùng với quyền sử dụng đất ở, thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ thực hiện đồng thời việc đăng ký thế chấp nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Thông tư cũng quy định các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất không được phép ghi nội dung đăng ký thế chấp, chỉnh lý việc đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo các Nghị định số 60/CP (ngày 15/7/1994), Nghị định số 95/2005/NĐ-CP (ngày 15/7/2005) và Nghị định số 90/2006/NĐ-CP (ngày 6/9/2006) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.
Trường hợp các hợp đồng thế chấp nhà ở đã được đăng ký theo quy định của pháp luật trước ngày thông tư này có hiệu lực thì không phải đăng ký lại theo hướng dẫn tại thông tư này.