3 kịch bản lạm phát của năm
Lạm phát là vấn đề được đặt câu hỏi nhiều nhất trong buổi họp báo được Tổng cục Thống kê tổ chức ngày 1/7
Lạm phát là vấn đề được đặt câu hỏi nhiều nhất trong buổi họp báo được Tổng cục Thống kê tổ chức ngày 1/7.
>>10 điểm chính của kinh tế 6 tháng / “Không ai có thể tác động đến số liệu của chúng tôi”
Cho rằng Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn trong cuộc chiến chống lạm phát, nhưng ông Nguyễn Bích Lâm, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê dự báo khả năng "kìm" tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dưới mức 30% vào cuối năm nay có thể thực hiện được.
Trả lời VnEconomy, ông Lâm nói:
- Tổng cục Thống kê đã tính toán và đưa ra 3 kịch bản lạm phát năm 2008. Trường hợp khả quan nhất, trong 6 tháng còn lại của năm, CPI mỗi tháng chỉ tăng trung bình 1% so với tháng trước đó thì CPI chung cả nước tháng 12/2008 so với tháng 12/2007 chỉ tăng khoảng 25,75%.
Nếu kém khả quan hơn, CPI sẽ rơi vào kịch bản thứ 2. Trong trường hợp đó, mỗi tháng chỉ số này tăng 1,2% so với tháng trước đó và CPI tháng 12/2008 so với 12/2007 sẽ tăng khoảng 27,25%.
Ở kịch bản thứ ba, nếu mỗi tháng tăng 1,5% thì CPI đến cuối năm có thể tăng khoảng 30%, bằng với con số mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã có lần nhắc đến.
Căn cứ nào để đưa ra 3 kịch bản trên, thưa ông?
Qua theo dõi thì nhóm hàng hóa dịch vụ tăng trên 1% không nhiều. Tác động đến tăng giá chủ yếu đến từ lương thực, thực phẩm lại đang trong đà suy giảm mạnh, vì vậy có thể cho rằng kịch bản CPI hàng tháng tăng trung bình từ 1% đến 1,5% là hoàn toàn khả thi.
Trong điều kiện là các nguyên liệu đầu vào quan trọng như xăng dầu, vật tư thiết yếu… ổn định được giá, chúng ta có thể hy vọng vào kịch bản khả quan với CPI bình quân hàng tháng tăng 1%.
Nếu giá xăng dầu trong nước tăng thì CPI sẽ ở khoảng bao nhiêu?
Để kiềm chế lạm phát, theo tôi những mặt hàng như xăng dầu không nên tăng giá. Doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này cần đặt lợi ích Nhà nước, lợi ích toàn dân lên trên lợi ích riêng. Chính phủ phải có chính sách hài hòa các lợi ích này.
Vào lúc này, chỉ cần một mặt hàng tăng giá sẽ phá vỡ khả năng kiềm chế lạm phát.
Chúng ta còn 6 tháng cuối năm, theo quy luật về giá thì thường là tăng cao hơn mức bình thường?
Để chắc chắn nhất thì phải chờ CPI của tháng 7. Nếu CPI tháng tới tăng không nhiều thì việc kiềm chế lạm phát sẽ khả quan hơn.
Tháng này do ảnh hưởng các tháng trước nên giá lương thực thực phẩm còn cao, đa số các nhóm khác hầu như không tăng. Tôi cho rằng với tình hình này, có thể những tháng sau CPI khó tăng trên 2%.
Nhưng sẽ khó đoán định trong trường hợp “diễn biến” chỉ số CPI có nhiều bất thường trong 6 tháng đầu năm như có lúc thành thị cao hơn nông thôn, vào vụ thu hoạch thì khu vực vựa lúa cao hơn các khu vực khác…
Tháng 6 vừa qua, trong khi lương thực là tác nhân chính khiến CPI tăng tới 2,14%, nhưng khu vực vựa lúa như đồng bằng sông Hồng, ĐBSCL… lại có chỉ số tăng cao hơn các khu vực khác.
Qua theo dõi, chúng tôi thấy rằng nguyên nhân là do chi phí đầu vào sản xuất lương thực tăng cao, hơn nữa vào thời điểm thu hoạch thì Chính phủ lại cho phép xuất khẩu gạo trở lại dẫn đến hiện tượng thương lái thu gom và đẩy giá lên.
Còn hồi đầu năm, CPI khu vực nông thôn cao hơn thành thị là vì giữa hai khu vực này thường có độ trễ. Khu vực nông thôn lại chịu thêm khoản chi phí vận tải nên có hiện tượng này.
Những bất thường như vậy không có cơ sở để xảy ra trong những tháng còn lại của năm.
Với chính sách tiền tệ hiệu quả, cung hàng hóa sẽ lớn hơn trong những tháng cuối năm, theo tôi, lạm phát cả năm sẽ vào khoảng 24% đến 25%.
>>10 điểm chính của kinh tế 6 tháng / “Không ai có thể tác động đến số liệu của chúng tôi”
Cho rằng Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn trong cuộc chiến chống lạm phát, nhưng ông Nguyễn Bích Lâm, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê dự báo khả năng "kìm" tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dưới mức 30% vào cuối năm nay có thể thực hiện được.
Trả lời VnEconomy, ông Lâm nói:
- Tổng cục Thống kê đã tính toán và đưa ra 3 kịch bản lạm phát năm 2008. Trường hợp khả quan nhất, trong 6 tháng còn lại của năm, CPI mỗi tháng chỉ tăng trung bình 1% so với tháng trước đó thì CPI chung cả nước tháng 12/2008 so với tháng 12/2007 chỉ tăng khoảng 25,75%.
Nếu kém khả quan hơn, CPI sẽ rơi vào kịch bản thứ 2. Trong trường hợp đó, mỗi tháng chỉ số này tăng 1,2% so với tháng trước đó và CPI tháng 12/2008 so với 12/2007 sẽ tăng khoảng 27,25%.
Ở kịch bản thứ ba, nếu mỗi tháng tăng 1,5% thì CPI đến cuối năm có thể tăng khoảng 30%, bằng với con số mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã có lần nhắc đến.
Căn cứ nào để đưa ra 3 kịch bản trên, thưa ông?
Qua theo dõi thì nhóm hàng hóa dịch vụ tăng trên 1% không nhiều. Tác động đến tăng giá chủ yếu đến từ lương thực, thực phẩm lại đang trong đà suy giảm mạnh, vì vậy có thể cho rằng kịch bản CPI hàng tháng tăng trung bình từ 1% đến 1,5% là hoàn toàn khả thi.
Trong điều kiện là các nguyên liệu đầu vào quan trọng như xăng dầu, vật tư thiết yếu… ổn định được giá, chúng ta có thể hy vọng vào kịch bản khả quan với CPI bình quân hàng tháng tăng 1%.
Nếu giá xăng dầu trong nước tăng thì CPI sẽ ở khoảng bao nhiêu?
Để kiềm chế lạm phát, theo tôi những mặt hàng như xăng dầu không nên tăng giá. Doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này cần đặt lợi ích Nhà nước, lợi ích toàn dân lên trên lợi ích riêng. Chính phủ phải có chính sách hài hòa các lợi ích này.
Vào lúc này, chỉ cần một mặt hàng tăng giá sẽ phá vỡ khả năng kiềm chế lạm phát.
Chúng ta còn 6 tháng cuối năm, theo quy luật về giá thì thường là tăng cao hơn mức bình thường?
Để chắc chắn nhất thì phải chờ CPI của tháng 7. Nếu CPI tháng tới tăng không nhiều thì việc kiềm chế lạm phát sẽ khả quan hơn.
Tháng này do ảnh hưởng các tháng trước nên giá lương thực thực phẩm còn cao, đa số các nhóm khác hầu như không tăng. Tôi cho rằng với tình hình này, có thể những tháng sau CPI khó tăng trên 2%.
Nhưng sẽ khó đoán định trong trường hợp “diễn biến” chỉ số CPI có nhiều bất thường trong 6 tháng đầu năm như có lúc thành thị cao hơn nông thôn, vào vụ thu hoạch thì khu vực vựa lúa cao hơn các khu vực khác…
Tháng 6 vừa qua, trong khi lương thực là tác nhân chính khiến CPI tăng tới 2,14%, nhưng khu vực vựa lúa như đồng bằng sông Hồng, ĐBSCL… lại có chỉ số tăng cao hơn các khu vực khác.
Qua theo dõi, chúng tôi thấy rằng nguyên nhân là do chi phí đầu vào sản xuất lương thực tăng cao, hơn nữa vào thời điểm thu hoạch thì Chính phủ lại cho phép xuất khẩu gạo trở lại dẫn đến hiện tượng thương lái thu gom và đẩy giá lên.
Còn hồi đầu năm, CPI khu vực nông thôn cao hơn thành thị là vì giữa hai khu vực này thường có độ trễ. Khu vực nông thôn lại chịu thêm khoản chi phí vận tải nên có hiện tượng này.
Những bất thường như vậy không có cơ sở để xảy ra trong những tháng còn lại của năm.
Với chính sách tiền tệ hiệu quả, cung hàng hóa sẽ lớn hơn trong những tháng cuối năm, theo tôi, lạm phát cả năm sẽ vào khoảng 24% đến 25%.