3 phó thủ tướng, 12 bộ trưởng ứng cử vào Quốc hội
Đã chốt danh sách 182 ứng viên đại biểu Trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 13
Đã có 1 ứng cử viên được đưa ra khỏi danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 13 của cơ quan tổ chức, đơn vị ở Trung ương giới thiệu so với hội nghị hiệp thương lần trước.
182 ứng viên còn lại đã nhận được sự đồng tình của 100% đại biểu dự hội nghị hiệp thương lần thứ ba của Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức sáng 15/4, qua biểu quyết bằng hình thức giơ tay.
Lý do đưa 1 ứng cử viên ra khỏi danh sách (cho dù số ứng viên được giới thiệu không có số dư) được giải thích là do kê khai lý lịch thiếu rõ ràng.
Với lý do đó, 100% các vị được quyền biểu quyết đã thống nhất đưa ứng cử viên này ra khỏi danh sách vì “trung thực là phẩm chất hàng đầu”.
Danh sách 182 ứng viên có 11 người thuộc các cơ quan của Đảng, trong đó có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có tên trong danh sách 20 vị thuộc Chính phủ, cùng với các Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân.
Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng nằm trong danh sách 100 đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở các cơ quan Quốc hội. Trong số này còn có Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu.
Đáng chú ý, có 12 ứng viên đang là bộ trưởng hoặc thủ trưởng cơ quan ngang bộ, gồm các ông: Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Bộ Công an; Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công thương; Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Bộ Tài chính; Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giàng Seo Phử, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Có tên trong danh sách 30 người được Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên giới thiệu là một số gương mặt khá nổi bật ở Quốc hội khóa 12. Như, đại biểu Dương Trung Quốc, Cao Sỹ Kiêm, hòa thượng Thích Chơn Thiện…
Mặc dù đồng tình cao với danh sách 182 vị được các cơ quan Trung ương giới thiệu, song tại hội nghị vẫn còn một số ý kiến băn khoăn khi Trung ương “đẩy” toàn bộ số dư cho địa phương “gánh”.
Trả lời câu hỏi liên quan đến băn khoăn này của VnEconomy ngay sau khi hội nghị kết thúc, Trưởng ban Công tác đại biểu, Tổng thư ký Hội đồng Bầu cử Trung ương Phạm Minh Tuyên giải thích rằng có số dư là tốt. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu chung. "Như về mặt lý luận, có cái đúng chúng ta phải làm ngay, nhưng cân nhắc làm buổi sáng thì hiệu quả hơn, hay để đến buổi chiều làm thì hiệu quả hơn", ông ví von.
Sau khi chốt danh sách chính thức cả ở Trung ương và địa phương từ ngày 3/5 đến 18/5, mặt trận tổ quốc các cấp sẽ tổ chức cho các ứng viên vận động tranh cử.
182 ứng viên còn lại đã nhận được sự đồng tình của 100% đại biểu dự hội nghị hiệp thương lần thứ ba của Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức sáng 15/4, qua biểu quyết bằng hình thức giơ tay.
Lý do đưa 1 ứng cử viên ra khỏi danh sách (cho dù số ứng viên được giới thiệu không có số dư) được giải thích là do kê khai lý lịch thiếu rõ ràng.
Với lý do đó, 100% các vị được quyền biểu quyết đã thống nhất đưa ứng cử viên này ra khỏi danh sách vì “trung thực là phẩm chất hàng đầu”.
Danh sách 182 ứng viên có 11 người thuộc các cơ quan của Đảng, trong đó có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có tên trong danh sách 20 vị thuộc Chính phủ, cùng với các Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân.
Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng nằm trong danh sách 100 đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở các cơ quan Quốc hội. Trong số này còn có Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu.
Đáng chú ý, có 12 ứng viên đang là bộ trưởng hoặc thủ trưởng cơ quan ngang bộ, gồm các ông: Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Bộ Công an; Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công thương; Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Bộ Tài chính; Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giàng Seo Phử, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Có tên trong danh sách 30 người được Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên giới thiệu là một số gương mặt khá nổi bật ở Quốc hội khóa 12. Như, đại biểu Dương Trung Quốc, Cao Sỹ Kiêm, hòa thượng Thích Chơn Thiện…
Mặc dù đồng tình cao với danh sách 182 vị được các cơ quan Trung ương giới thiệu, song tại hội nghị vẫn còn một số ý kiến băn khoăn khi Trung ương “đẩy” toàn bộ số dư cho địa phương “gánh”.
Trả lời câu hỏi liên quan đến băn khoăn này của VnEconomy ngay sau khi hội nghị kết thúc, Trưởng ban Công tác đại biểu, Tổng thư ký Hội đồng Bầu cử Trung ương Phạm Minh Tuyên giải thích rằng có số dư là tốt. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu chung. "Như về mặt lý luận, có cái đúng chúng ta phải làm ngay, nhưng cân nhắc làm buổi sáng thì hiệu quả hơn, hay để đến buổi chiều làm thì hiệu quả hơn", ông ví von.
Sau khi chốt danh sách chính thức cả ở Trung ương và địa phương từ ngày 3/5 đến 18/5, mặt trận tổ quốc các cấp sẽ tổ chức cho các ứng viên vận động tranh cử.