4 giờ với Al Gore
Cuộc nói chuyện với giá 175.000 USD (gần 3 tỉ đồng Việt Nam) của người đàn ông từng làm phóng viên chiến trường ở Việt Nam
Có quá nhiều điều để nói, để kể và thông tin sau cuộc gặp gỡ của những lãnh đạo kinh tế thế giới tại Diễn đàn Thương hiệu Toàn cầu (Global Brand Forum) vừa kết thúc tại Singapore.
59 tuổi, cựu Phó tổng thống thứ 45, người đã 99% chạm vào chiếc ghế tổng thống Mỹ trông khác với các hình ảnh về ông vẫn được sử dụng trong những chiến dịch khác nhau. Al Gore hiện ra lịch lãm, sang trọng và tràn đầy sức sống trong bộ vest cắt khéo ôm sát thân hình lực lưỡng của mình.
Vẫn nồng nhiệt trong những bước đi sải dài, ông tiến lên sân khấu, lôi từ trong túi áo vest ra một tờ giấy ghi những cái gạch đầu dòng cho buổi trình bày với chủ đề “Doanh nghiệp và Chính phủ: Chiến lược để chứng minh”.
Nhìn cử toạ với nụ cười cố hữu của một diễn giả nhà nghề, ông bắt đầu câu chuyện bằng một câu nói đùa: “Cám ơn quý vị đã xem phim của tôi. Tôi biết là nhiều vị đã phải thức rất khuya để xem phim nên giờ này vẫn chưa đến được hội nghị”.
Ông làm người ta nhớ lại lời cám ơn mộc mạc của ông vào năm 2006 khi bộ phim tài liệu “Một sự thật khó chịu” của ông đoạt giải Oscar.
Và ông lắc lư người để nói về những điều khó chịu, không chỉ trong bộ phim này, mà là những sự thật ngoài đời về tình hình môi trường đang ngày càng xuống cấp và cần có những hành động cấp thiết để bảo vệ nó.
Không có những thiết bị hỗ trợ như hiệu ứng âm thanh hay những hình ảnh minh hoạ, Al Gore nhã nhặn bước tới bước lui trên sân khấu. Chợt ông dừng lại, và mỉm cười: “Việc bước tới bước lui này, làm tôi nhớ lại thời điểm mà vợ chồng tôi đi ăn tối ở một nhà hàng bình dân. Cô phục vụ cứ lượn lờ, lượn lờ quanh chúng tôi. Sau đó, cô ta bèn đi qua hai bàn bên cạnh và ghé vào tai một người khách để nói nhỏ gì đó”.
Al Gore nghiêng người, nghển tai vào bảo: “Đúng là Al Gore thật rồi, đúng ông ấy. Và cái ông ngồi đó bảo rằng: Chẳng lẽ Phó tổng thống xuống cấp đến chừng này sao?”. Hội trường đông nghẹt người bật cười trước sự hài hước này. Gore đứng thẳng, dõng dạc: “Thì chính là tôi, một người đã từng là “tổng thống tiếp theo” của nước Mỹ đấy thôi”.
Gore quay người, liếc nhìn vào tờ giấy đang để trên bục diễn giả, nói tiếp: “Nhưng tôi xuất hiện ở đây là để nói câu chuyện về kinh doanh và thương hiệu. Có thể quý vị tò mò nó có liên quan gì đến chuyện môi trường. Hãy nhớ lại xem, các toà nhà của Wal-Mart đều gắn những chiếc quạt gió tạo điện năng. Họ cũng huấn luyện nhân viên bán hàng không cung cấp bao xốp vô tội vạ cho khách hàng, nhiều nơi còn bắt khách trả tiền để mua bao xốp”.
“Để làm gì vậy? Để làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường từ những hoạt động kinh doanh của họ. Dĩ nhiên, là với những hoạt động này, doanh thu của họ phải tăng lên. Nhưng điều quan trọng, là bản thân họ, đối tác của họ, khách hàng của họ và cả nhân viên của họ đều cảm thấy tự hào về việc đang góp phần bảo vệ môi trường của Wal-Mart”, theo lời của diễn giả.
Bảo vệ môi trường, với Al Gore, không phải là một hoạt động “làm sang” hay “chơi trội” của những người rảnh rỗi, mà là một yếu tố thực sự quan trọng cho những ai muốn xây dựng cho mình một thương hiệu đẳng cấp toàn cầu.
“Đẳng cấp toàn cầu, chính là khúc quanh quan trọng nhất hiện nay, mà những người tiên phong như Wal-Mart, P&G, Toyota,…đang ra sức vượt lên phía trước. Họ cần có một sứ mệnh, một trách nhiệm đối với môi trường thông qua hoạt động kinh doanh của mình. Và họ hiểu rằng, đó là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp”.
Al Gore vung tay một cách điệu nghệ. 800 con người đang ngồi ở khách sạn năm sao Ritz-Carlton nín thở: “Nếu bạn phải đi nhanh quá, thì bạn đi một mình. Nhưng nếu bạn muốn đi thật xa, thì chúng ta cùng đi với nhau. Với nhau, chỉ khi nào chúng ta chia sẻ một trách nhiệm, một niềm tin và một khát vọng cho một xã hội tốt đẹp hơn. Có thể, bạn cho rằng, đất nước bạn còn nghèo, không tính chuyện bảo vệ môi trường được. Nhưng bạn nghĩ sao, khi mà con cái bạn, những thế hệ đang ngày càng hiểu rõ hơn về những tác động kinh hoàng của hiệu ứng nhà kính, của những thảm thực vật bị thiêu rụi hay nguồn nước bị ô nhiễm, hỏi bạn rằng: “Cha mẹ đã làm gì để bảo vệ môi trường?”.
”Chà chà, tôi cho rằng, những đứa trẻ này lớn lên, sẽ chỉ làm việc và ủng hộ những thương hiệu mang giá trị toàn cầu biết nối mình với những vấn đề toàn cầu. Vậy bạn sẽ chọn cách đi một mình, rất nhanh, bỏ ngoài tai mọi thứ. Hay sẽ là đi trên con đường đồng hành cùng thế giới này, vì đó là con đường duy nhất để có thể tạo dựng, phát triển và giữ vững một thương hiệu toàn cầu?”.
Cuộc nói chuyện với giá 175.000 USD (gần 3 tỉ đồng Việt Nam) của người đàn ông từng làm phóng viên chiến trường ở Việt Nam này đã tạo ra một hiệu ứng mạnh mẽ trong cử toạ đến từ 20 quốc gia khác nhau. Người ta đứng dậy, vỗ tay rất dài khi ông gấp tờ giấy lại, nhét vào túi áo vest và mỉm cười bình thản.
* Hành động theo tiếng gọi của thị trường mới
Bởi vì thị trường là nơi đưa ra hầu hết những quyết định có tính ảnh hưởng đến mối quan hệ buôn bán, những doanh nhân cảm thấy có nhận thức về xã hội nên tận dụng điều này, ông Al Gore cho biết: “Chúng ta cần phải tái khẳng định rằng chúng ta có quyền đòi hỏi những giá trị ngay cả khi công thức cung và cầu nói rằng chúng không hữu ích, như được diễn giải một cách nhỏ hẹp bởi một số người”. Kết nối 2 phạm vi này gần nhau hơn theo một mối quan hệ lành mạnh.
“Việc tìm ra cách thức để hoà nhập với các quyết định thị trường là một trong những điều quan trọng nhất mà xã hội và cả thế giới chúng ta đang phải đối mặt”, ông phát biểu.
59 tuổi, cựu Phó tổng thống thứ 45, người đã 99% chạm vào chiếc ghế tổng thống Mỹ trông khác với các hình ảnh về ông vẫn được sử dụng trong những chiến dịch khác nhau. Al Gore hiện ra lịch lãm, sang trọng và tràn đầy sức sống trong bộ vest cắt khéo ôm sát thân hình lực lưỡng của mình.
Vẫn nồng nhiệt trong những bước đi sải dài, ông tiến lên sân khấu, lôi từ trong túi áo vest ra một tờ giấy ghi những cái gạch đầu dòng cho buổi trình bày với chủ đề “Doanh nghiệp và Chính phủ: Chiến lược để chứng minh”.
Nhìn cử toạ với nụ cười cố hữu của một diễn giả nhà nghề, ông bắt đầu câu chuyện bằng một câu nói đùa: “Cám ơn quý vị đã xem phim của tôi. Tôi biết là nhiều vị đã phải thức rất khuya để xem phim nên giờ này vẫn chưa đến được hội nghị”.
Ông làm người ta nhớ lại lời cám ơn mộc mạc của ông vào năm 2006 khi bộ phim tài liệu “Một sự thật khó chịu” của ông đoạt giải Oscar.
Và ông lắc lư người để nói về những điều khó chịu, không chỉ trong bộ phim này, mà là những sự thật ngoài đời về tình hình môi trường đang ngày càng xuống cấp và cần có những hành động cấp thiết để bảo vệ nó.
Không có những thiết bị hỗ trợ như hiệu ứng âm thanh hay những hình ảnh minh hoạ, Al Gore nhã nhặn bước tới bước lui trên sân khấu. Chợt ông dừng lại, và mỉm cười: “Việc bước tới bước lui này, làm tôi nhớ lại thời điểm mà vợ chồng tôi đi ăn tối ở một nhà hàng bình dân. Cô phục vụ cứ lượn lờ, lượn lờ quanh chúng tôi. Sau đó, cô ta bèn đi qua hai bàn bên cạnh và ghé vào tai một người khách để nói nhỏ gì đó”.
Al Gore nghiêng người, nghển tai vào bảo: “Đúng là Al Gore thật rồi, đúng ông ấy. Và cái ông ngồi đó bảo rằng: Chẳng lẽ Phó tổng thống xuống cấp đến chừng này sao?”. Hội trường đông nghẹt người bật cười trước sự hài hước này. Gore đứng thẳng, dõng dạc: “Thì chính là tôi, một người đã từng là “tổng thống tiếp theo” của nước Mỹ đấy thôi”.
Gore quay người, liếc nhìn vào tờ giấy đang để trên bục diễn giả, nói tiếp: “Nhưng tôi xuất hiện ở đây là để nói câu chuyện về kinh doanh và thương hiệu. Có thể quý vị tò mò nó có liên quan gì đến chuyện môi trường. Hãy nhớ lại xem, các toà nhà của Wal-Mart đều gắn những chiếc quạt gió tạo điện năng. Họ cũng huấn luyện nhân viên bán hàng không cung cấp bao xốp vô tội vạ cho khách hàng, nhiều nơi còn bắt khách trả tiền để mua bao xốp”.
“Để làm gì vậy? Để làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường từ những hoạt động kinh doanh của họ. Dĩ nhiên, là với những hoạt động này, doanh thu của họ phải tăng lên. Nhưng điều quan trọng, là bản thân họ, đối tác của họ, khách hàng của họ và cả nhân viên của họ đều cảm thấy tự hào về việc đang góp phần bảo vệ môi trường của Wal-Mart”, theo lời của diễn giả.
Bảo vệ môi trường, với Al Gore, không phải là một hoạt động “làm sang” hay “chơi trội” của những người rảnh rỗi, mà là một yếu tố thực sự quan trọng cho những ai muốn xây dựng cho mình một thương hiệu đẳng cấp toàn cầu.
“Đẳng cấp toàn cầu, chính là khúc quanh quan trọng nhất hiện nay, mà những người tiên phong như Wal-Mart, P&G, Toyota,…đang ra sức vượt lên phía trước. Họ cần có một sứ mệnh, một trách nhiệm đối với môi trường thông qua hoạt động kinh doanh của mình. Và họ hiểu rằng, đó là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp”.
Al Gore vung tay một cách điệu nghệ. 800 con người đang ngồi ở khách sạn năm sao Ritz-Carlton nín thở: “Nếu bạn phải đi nhanh quá, thì bạn đi một mình. Nhưng nếu bạn muốn đi thật xa, thì chúng ta cùng đi với nhau. Với nhau, chỉ khi nào chúng ta chia sẻ một trách nhiệm, một niềm tin và một khát vọng cho một xã hội tốt đẹp hơn. Có thể, bạn cho rằng, đất nước bạn còn nghèo, không tính chuyện bảo vệ môi trường được. Nhưng bạn nghĩ sao, khi mà con cái bạn, những thế hệ đang ngày càng hiểu rõ hơn về những tác động kinh hoàng của hiệu ứng nhà kính, của những thảm thực vật bị thiêu rụi hay nguồn nước bị ô nhiễm, hỏi bạn rằng: “Cha mẹ đã làm gì để bảo vệ môi trường?”.
”Chà chà, tôi cho rằng, những đứa trẻ này lớn lên, sẽ chỉ làm việc và ủng hộ những thương hiệu mang giá trị toàn cầu biết nối mình với những vấn đề toàn cầu. Vậy bạn sẽ chọn cách đi một mình, rất nhanh, bỏ ngoài tai mọi thứ. Hay sẽ là đi trên con đường đồng hành cùng thế giới này, vì đó là con đường duy nhất để có thể tạo dựng, phát triển và giữ vững một thương hiệu toàn cầu?”.
Cuộc nói chuyện với giá 175.000 USD (gần 3 tỉ đồng Việt Nam) của người đàn ông từng làm phóng viên chiến trường ở Việt Nam này đã tạo ra một hiệu ứng mạnh mẽ trong cử toạ đến từ 20 quốc gia khác nhau. Người ta đứng dậy, vỗ tay rất dài khi ông gấp tờ giấy lại, nhét vào túi áo vest và mỉm cười bình thản.
* Hành động theo tiếng gọi của thị trường mới
Bởi vì thị trường là nơi đưa ra hầu hết những quyết định có tính ảnh hưởng đến mối quan hệ buôn bán, những doanh nhân cảm thấy có nhận thức về xã hội nên tận dụng điều này, ông Al Gore cho biết: “Chúng ta cần phải tái khẳng định rằng chúng ta có quyền đòi hỏi những giá trị ngay cả khi công thức cung và cầu nói rằng chúng không hữu ích, như được diễn giải một cách nhỏ hẹp bởi một số người”. Kết nối 2 phạm vi này gần nhau hơn theo một mối quan hệ lành mạnh.
“Việc tìm ra cách thức để hoà nhập với các quyết định thị trường là một trong những điều quan trọng nhất mà xã hội và cả thế giới chúng ta đang phải đối mặt”, ông phát biểu.