5 bệnh vặt chúng ta thường mắc vào mùa thu
Mùa thu là nỗi lo lắng thực sự đối với người già và trẻ nhỏ. Việc nhiệt độ ngày và đêm thất thường có thể khiến chúng ta mắc nhiều bệnh vặt, mà nếu không kịp thời "xử lý", sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
1. Hen suyễn dị ứngTriệu chứng: Hen suyễn dị ứng thường là do cơ thể phản ứng với thứ gây dị ứng như phấn hoa, lông thú vật, nấm mốc… gây ra. Triệu chứng thường gặp nhất của hen suyễn dị ứng thường là khó thở.
Giải pháp: Nếu bạn là người dễ bị dị ứng với phấn hoa thì hãy lập kế hoạch các hoạt động ngoài trời khôn ngoan để tránh phấn hoa và cây cỏ – nguồn dị ứng phổ biến. Phấn hoa xuất hiện nhiều trong những ngày khô và gió, giảm nhanh vào những ngày ít gió, mưa hoặc ẩm ướt. Nếu bạn thường bị dị ứng với nấm mốc, bụi bặm hay chất gây dị ứng trong nhà thì bạn cần giữ cho nhà cửa sạch sẽ, giữ độ ẩm trong nhà ở mức thích hợp để hạn chế nấm mốc và các yếu tố có thể gây dị ứng phát triển. Dùng thuốc ngừa dị ứng cũng là cách để phòng bệnh, tuy nhiên, khi dùng thuốc bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.2. Loét dạ dày, tá tràngTriệu chứng: Vào mùa thu, khi hệ miễn dịch của bạn giảm thì cơ thể bạn cũng khó chống tác ảnh hưởng của các vi khuẩn gây bệnh, do đó, hệ tiêu hóa của bạn càng bị ảnh hưởng nặng nề, nguy cơ loét dạ dày tá tràng càng tăng. Các triệu chứng phổ biến nhất là mất cảm giác ngon miệng, các cơn đau xuất hiện ngay sau bữa ăn...
Giải pháp: Nghiên cứu cho thấy rượu và cafein có tác dụng kích thích dạ dày và ruột non, có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu và viêm. Ngoài ra, chúng cũng là nguyên nhân làm tăng nồng độ axit trong dạ dày khiến tình hình thêm trầm trọng. Bệnh nhân bị loét dạ dày, tá tràng nên tránh chế độ ăn giàu thịt đỏ, thức ăn chiên xào hoặc các loại thực phẩm béo.3. Viêm phế quảnTriệu chứng: Bệnh viêm phế quản hay còn gọi là phế quản bị viêm nhiễm, đa phần là do nguyên nhân nhiễm trùng: có thể từ bên ngoài đến hoặc do các vi khuẩn ký sinh bình thường trong đường cổ họng gây bệnh khi cơ thể lâm vào các điều kiện bất lợi, nhất là thay đổi thời tiết. Bệnh viêm phế quản thường có biểu hiện ban đầu là sốt, trẻ em thường sốt khá cao (39 - 40 độ C), người gai lạnh và sau đó là ho.
Giải pháp: Điều trị viêm phế quản chủ yếu theo nguyên nhân. Cần phải dùng đến các loại kháng sinh. Các loại kháng sinh thường được dùng để điều trị bệnh viêm phế quản mà các thầy thuốc thường kê đơn cho bệnh nhân là: ampicillin, oxacillin, erythromycin, cotrimoxazol... Tuỳ theo lứa tuổi và cân nặng của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ định liều lượng cụ thể.4. Cảm lạnh
Triệu chứng: Cảm lạnh là bệnh thường xuất hiện vào mùa đông nhưng cũng thường gặp vào mùa thu khi đi ngoài trời bị mưa ướt hoặc khi nằm ngủ bật quạt liên tục thẳng vào người mà không giữ ấm phần ngực, cổ. Người bị cảm cúm toàn thân đau mỏi, khó chịu, sốt, nhức đầu... Dấu hiệu bị cúm là nhức đầu, nóng sốt, ớn lạnh, đau ê ẩm khắp toàn thân, đau họng, ho...
Giải pháp: Thuốc để điều trị cảm cúm hàng đầu vẫn là loại thuốc giảm đau, hạ sốt paracetamol. Hiện nay có rất nhiều tên biệt dược trong đó có paracetamol đơn độc hoặc phối hợp với các hoạt chất khác. Khi đã sử dụng đến paracetamol, mặc dù nó là loại thuốc bán không cần đơn nhưng phải dùng theo liều lượng quy định để tránh những tai biến đáng tiếc.5. CúmTriệu chứng: Cúm mùa là bệnh hay gặp nhất và lây lan rất nhanh, bệnh lây qua đường hô hấp. Các triệu chứng của bệnh cúm là khởi bệnh đột ngột, sốt đột ngột, nhức mỏi chân tay, đau mình mẩy, đau họng, sổ mũi, ho khan, có cảm giác rất mệt mỏi.
Giải pháp: Để phòng chống các bệnh như cúm mùa, đặc biệt là cúm A(H1N1) cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; lau chùi mặt bàn ghế, các vật dụng, tay nắm cửa... bằng nước sát khuẩn; đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường hoặc khi tiếp xúc nơi đông người... Nơi ở và nơi làm việc cần thông thoáng vì virus cúm nói chung sống rất lâu trong môi trường nhiệt độ thấp.