6 bí quyết cho con ăn dặm đúng cách
Mỗi đứa trẻ là một cá thể khác biệt. Và do đó, khi cho bé tập ăn dặm, bạn cũng cần chú ý tới sự phát triển riêng của con mình.
Giai đoạn ăn dặm trẻ cần ăn bổ sung vì nhu cầu năng lượng tăng. Từ khi bé được 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Do vậy, ăn dặm đúng cách là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng biết cho con ăn dặm một cách khoa học. Nhiều hiểu lầm, hiểu sai về ăn dặm vẫn luôn diễn ra.Không nên chủ quan khi cho trẻ ăn dặm sớmTrên thực tế, không ít bà mẹ vì sợ không đủ dinh dưỡng cho con nên vội cho bé thử làm quen với thức ăn dặm ngay từ sớm. Rồi khi thấy con ăn vào không bị nôn ói hay tiêu chảy là dấn tới cho bé ăn dặm chính thức ngay. Về trước mắt, việc này có thể không gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hoá của trẻ. Nhưng việc ăn dặm quá sớm so với sự phát triển hệ tiêu hoá của trẻ có thể khiến bé bị đầy bụng vì khó tiêu. Điều này có thể làm cho bé sẽ bú được ít sữa hơn trong khi ở trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trong 6 tháng đầu, sữa luôn là nguồn dinh dưỡng chính.
Xác định độ thô của thức ăn dựa trên… số răng của béViệc thay đổi độ thô của thức ăn theo tháng tuổi của bé chắc chắn là không sai. Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét điều này kết hợp cùng mức độ mọc răng của trẻ. Nếu bé mọc răng chậm, đặc biệt là răng hàm, thì bạn không nên đẩy nhanh tiến độ ăn thô của bé. Chỉ khi bé có đủ răng hàm thì bạn mới nên cho bé ăn các loại thực phẩm có độ thô cao và ăn cơm như người lớn. Điều này cũng có nghĩa là bạn cũng có thể đẩy nhanh tiến độ ăn thô, cho bé ăn cơm sớm hơn nếu bé đã mọc đủ răng hàm.Định lượng "muỗng canh" là muỗng canh vunMuỗng/thìa canh dùng để định lượng thực phẩm khi chế biến đồ ăn dặm cho bé là muỗng/thìa canh vun, bằng cỡ như úp 2 đầu muỗng/thìa vào nhau. Nếu ít hơn định lượng này thì sẽ là không đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Ngược lại, nếu nhiều quá thì cũng không tốt cho sức khoẻ của bé (nhiều đạm quá sẽ gây hại thận, hại gan của trẻ, còn nhiều rau quá sẽ khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu và làm giảm sự hấp thụ dưỡng chất khác).
Nên dùng phần rau lá để nấu cho bé
Việc bỏ cọng rau lấy phần lá để nấu đồ ăn dặm cho bé không chỉ vì lá rau thường mềm hơn, giúp bé dễ ăn và dễ tiêu hoá hơn. Mà chúng còn là để giúp cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết từ rau xanh cho trẻ. Lý do là vì lượng vitamin của rau xanh thường tập trung chủ yếu trong phần lá, còn phần cọng rau phần lớn chỉ là chất xơ. Với trẻ nhỏ, lượng chất xơ trong phần lá là đủ cho nhu cầu hàng ngày của trẻ.Không nên cho trẻ uống nhiều nước luộc rau củ quảCó một số bà mẹ nghĩ rằng nước luộc rau củ quả là mát và bổ vì chứa nhiều vitamin. Song thực tế không phải vậy. Nước luộc rau củ quả chủ yếu chỉ có khoáng chất, kali và đặc biệt là rất nhiều natri. Việc cho bé uống nhiều nước luộc rau củ quả hay nước canh (lại thêm gia vị nêm nếm) sẽ đem lại lượng muối cao gây ảnh hưởng không tốt đến thận của bé.Không nên cho bé ăn quá ít đạm
Chế độ ăn thiếu chất đạm chính là một trong những nguyên nhân khiến bé của bạn chán ăn. Chất đạm trên thực tế không chỉ đem lại sự phát triển thể chất cho bé. Ngoài việc cung cấp năng lượng, tạo cơ, định hình tầm vóc cơ thể, trong các loại đạm thường có thành phần Lysine – một loại vi chất giúp duy trì hệ miễn dịch, phát triển men tiêu hoá… từ đó có khả năng kích thích khả năng ăn uống của trẻ.