7 điểm chính trong thỏa thuận ngừng bắn tại Ukraine
Các nhà lãnh đạo Nga, Ukraine, Pháp và Đức đã công bố một thỏa thuận ngừng bắn, bắt đầu từ 15/2 tới
Kết quả của cuộc đàm phán “xuyên đêm” ở thủ đô Minsk của Belarus ngày 11/2 là một kế hoạch hòa bình mới, nhằm kết thúc chiến sự ở miền Đông Ukraine.
Theo tin từ BBC, các nhà lãnh đạo Nga, Ukraine, Pháp và Đức đã công bố một thỏa thuận ngừng bắn bắt đầu được thực thi vào ngày 15/2. Thỏa thuận này cũng quy định các bên rút hết vũ khí hạng nặng khỏi giới tuyến. Tuy vậy, vẫn còn nhiều vấn đề khác chưa được giải quyết trong thỏa thuận này.
Lực lượng nổi dậy thân Nga ở miền Đông Ukraine đã đặt bút ký vào bản thỏa thuận.
Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel dự kiến sẽ đề nghị các nhà lãnh đạo khác trong Liên minh Châu Âu (EU) ủng hộ thỏa thuận này tại một hội nghị thượng đỉnh của khối diễn ra vào ngày mai (13/2).
Sau gần một năm, cuộc xung đột ở miền Đông đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng và hàng nghìn người khác phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Kết thúc 17 tiếng đàm phán ở Minsk, ông Hollande, bà Merkel, cùng Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thống nhất 7 điểm chính trong thỏa thuận bao gồm:
- Bắt đầu ngừng bắn vào ngày 15/2.
- Rút vũ khí hạng nặng từ ngày 17/2 và hoàn thành sau 2 tuần.
- Các bên phóng thích hết tù nhân, ân xá cho những người tham gia chiến đấu trong cuộc xung đột.
- Rút hết các đơn vị vũ trang, vũ khí và lính đánh thuê của nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Ukraine. Giải trừ quân bị tất cả các nhóm bất hợp pháp.
- Ukraine cho phép nối lại cuộc sống bình thường ở các khu vực do quân nổi dậy chiếm đóng bằng cách dỡ bỏ các hạn chế.
- Trong thời gian từ nay đến cuối năm, cải cách hiến pháp để giảm bớt độ phụ thuộc vào Chính phủ Kiev của các khu vực do quân nổi dậy chiếm giữ.
- Quyền kiểm soát của Ukraine đối với biên giới giữa nước này với Nga sẽ được hoàn tất trong thời gian từ nay đến cuối năm.
Theo BBC, nội dung thỏa thuận đạt được lần này rất giống với thỏa thuận đạt được vào tháng 9 năm ngoái. Nhưng sau một thời gian ngắn thực thi, thỏa thuận tháng 9/2014 đã nhanh chóng bị phá vỡ.
Thủ tướng Đức Merkel thì nói, đã xuất hiện “một tia hy vọng”, nhưng những trở ngại lớn vẫn còn tồn tại.
Những vấn đề chính chưa được giải quyết bao gồm địa vị của Debaltseve, một thị trấn do quân đội Chính phủ kiểm soát đang nằm dưới sự bao vây của quân ly khai. Thị trấn này đang là trọng tâm của chiến lực ác liệt trong mấy ngày gần đây.
Ngoài ra, các bên cũng sẽ tiếp tục có các cuộc đàm phán về tự trị đối với một số khu vực của hai vùng ly khai Donetsk và Luhansk.
Phát biểu trên truyền hình Nga, ông Putin nói: “Đây không phải là một đêm tốt nhất đối với tôi, nhưng là một buổi sáng tốt lành”.
Về phần mình, ông Poroshenko, người cáo buộc Nga đưa ra những yêu sách không thể chấp nhận được, nói rằng, bất chấp căng thẳng và áp lực, Ukraine đã không khuất phục các “tối hậu thư”.
Thủ lĩnh ly khai vùng Luhansk, Igor Plotnitskiy, đánh giá cao thỏa thuận đạt được. “Chúng tôi hy vọng nhờ những nỗ lực của mình ngày hôm nay, Ukraine sẽ thay đổi và dừng xả đạn vào dân thường, bệnh viện và các cơ sở quan trọng khác”, ông này nói.
Theo tin từ BBC, các nhà lãnh đạo Nga, Ukraine, Pháp và Đức đã công bố một thỏa thuận ngừng bắn bắt đầu được thực thi vào ngày 15/2. Thỏa thuận này cũng quy định các bên rút hết vũ khí hạng nặng khỏi giới tuyến. Tuy vậy, vẫn còn nhiều vấn đề khác chưa được giải quyết trong thỏa thuận này.
Lực lượng nổi dậy thân Nga ở miền Đông Ukraine đã đặt bút ký vào bản thỏa thuận.
Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel dự kiến sẽ đề nghị các nhà lãnh đạo khác trong Liên minh Châu Âu (EU) ủng hộ thỏa thuận này tại một hội nghị thượng đỉnh của khối diễn ra vào ngày mai (13/2).
Sau gần một năm, cuộc xung đột ở miền Đông đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng và hàng nghìn người khác phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Kết thúc 17 tiếng đàm phán ở Minsk, ông Hollande, bà Merkel, cùng Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thống nhất 7 điểm chính trong thỏa thuận bao gồm:
- Bắt đầu ngừng bắn vào ngày 15/2.
- Rút vũ khí hạng nặng từ ngày 17/2 và hoàn thành sau 2 tuần.
- Các bên phóng thích hết tù nhân, ân xá cho những người tham gia chiến đấu trong cuộc xung đột.
- Rút hết các đơn vị vũ trang, vũ khí và lính đánh thuê của nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Ukraine. Giải trừ quân bị tất cả các nhóm bất hợp pháp.
- Ukraine cho phép nối lại cuộc sống bình thường ở các khu vực do quân nổi dậy chiếm đóng bằng cách dỡ bỏ các hạn chế.
- Trong thời gian từ nay đến cuối năm, cải cách hiến pháp để giảm bớt độ phụ thuộc vào Chính phủ Kiev của các khu vực do quân nổi dậy chiếm giữ.
- Quyền kiểm soát của Ukraine đối với biên giới giữa nước này với Nga sẽ được hoàn tất trong thời gian từ nay đến cuối năm.
Theo BBC, nội dung thỏa thuận đạt được lần này rất giống với thỏa thuận đạt được vào tháng 9 năm ngoái. Nhưng sau một thời gian ngắn thực thi, thỏa thuận tháng 9/2014 đã nhanh chóng bị phá vỡ.
Thủ tướng Đức Merkel thì nói, đã xuất hiện “một tia hy vọng”, nhưng những trở ngại lớn vẫn còn tồn tại.
Những vấn đề chính chưa được giải quyết bao gồm địa vị của Debaltseve, một thị trấn do quân đội Chính phủ kiểm soát đang nằm dưới sự bao vây của quân ly khai. Thị trấn này đang là trọng tâm của chiến lực ác liệt trong mấy ngày gần đây.
Ngoài ra, các bên cũng sẽ tiếp tục có các cuộc đàm phán về tự trị đối với một số khu vực của hai vùng ly khai Donetsk và Luhansk.
Phát biểu trên truyền hình Nga, ông Putin nói: “Đây không phải là một đêm tốt nhất đối với tôi, nhưng là một buổi sáng tốt lành”.
Về phần mình, ông Poroshenko, người cáo buộc Nga đưa ra những yêu sách không thể chấp nhận được, nói rằng, bất chấp căng thẳng và áp lực, Ukraine đã không khuất phục các “tối hậu thư”.
Thủ lĩnh ly khai vùng Luhansk, Igor Plotnitskiy, đánh giá cao thỏa thuận đạt được. “Chúng tôi hy vọng nhờ những nỗ lực của mình ngày hôm nay, Ukraine sẽ thay đổi và dừng xả đạn vào dân thường, bệnh viện và các cơ sở quan trọng khác”, ông này nói.