7 điểm nổi bật của chứng khoán tuần qua
Tuần giao dịch từ 21 – 25/1, thị trường chứng khoán chứng kiến nhiều biến động lớn mà xuyên suốt là tâm lý lo ngại
Tuần giao dịch từ 21 – 25/1, thị trường chứng khoán chứng kiến nhiều biến động lớn mà xuyên suốt là tâm lý lo ngại.
Cụ thể, có những điểm nổi bật sau:
1. Thị trường sụt giảm mạnh: Qua 5 phiên, 4 giảm 1 tăng, VN-Index mất tới 71 điểm, HASTC-Index mất 16,27 điểm. Diến biến này thực sự gây hoang mang đối với nhiều nhà đầu tư, khi thành quả mà VN-Index có được trong năm 2007 đã bị đánh đổ. Chỉ số này chìm sâu dưới mức 800 điểm là “gáo nước lạnh” đối với hầu hết các dự báo và niềm tin phục hồi trước đó. Phía sau đà lao dốc này không chỉ là những khoản thua lỗ, mà còn là khó khăn của doanh nghiệp trong huy động vốn và niềm tin của nhà đầu tư.
2. Tác động lớn từ chứng khoán thế giới: Trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam, chưa thời điểm nào tác động của thị trường thế giới lại thể hiện và được quan tâm như tuần qua. Sự sụt giảm của chứng khoán toàn cầu, đặc biệt là thị trường Mỹ, trở thành một nguyên nhân nổi bật níu kéo chứng khoán trong nước. Dù mối liên hệ và mức độ tác động chưa có định lượng cụ thể nhưng đã thể hiện rõ trong tâm lý nhà đầu tư. Sự kiện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ giảm mạnh lãi suất, chứng khoán toàn cầu phục hồi cũng được xem là một yếu tố hỗ trợ cho VN-Index và HASTC-Index đảo chiều phiên cuối tuần.
3. Thất vọng giải pháp kích cầu: Định hướng kích cầu của cơ quan quản lý trước đó vẫn chưa trở thành đòn bẩy của thị trường, thậm chí hy vọng và niềm tin của nhà đầu tư đang mai một. Tuần qua, sự chờ đợi Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước chính thức sửa đổi vẫn chưa hiện thực; cuộc họp nối tiếp của Ủy ban Chứng khoán tìm giải pháp kích cầu cũng chưa hé mở được hy vọng mới.
4. Mùa báo cáo kết quả kinh doanh: Một loạt doanh nghiệp niêm yết tại hai sàn Hà Nội và Tp.HCM lần lượt công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý IV và năm 2007. Như dự báo và kỳ vọng trước đó, hầu hết các doanh nghiệp đều có những con số tích cực, cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn tiến triển tốt. Tuy nhiên, giá cổ phiếu trên sàn vẫn liên tục sụt giảm, ngược với tác động thuận lợi và cụ thể này. Từ đây, một số nhận định cho rằng giá chứng khoán đang bị chi phối nhiều hơn bởi yếu tố tâm lý thay vì hiệu quả hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
5. Định hình tác động IPO doanh nghiệp lớn: Cuối cùng, Vietcombank đã IPO thành công, chốt lại những lo ngại về tỷ lệ bỏ cọc và khả năng thất bại. Tác động của sự kiện này cũng đã giảm bớt đối với thị trường niêm yết. Nhưng ngay sau đó là sự nối tiếp của IPO Sabeco. Lượng nhà đầu tư tham gia và lượng đặt mua bước đầu mang lại cơ sở cho những tính toán, định hình tác động. Đây là hai đợt IPO có ảnh hưởng lớn nhất thời điểm này, trong đó áp lực nguồn cung là một nguyên nhân làm giảm nhiệt trên sàn niêm yết.
6. Tín hiệu mua vào từ doanh nghiệp: Tuần qua, một số doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Nam Việt (ANV), Công ty Cổ phần Vật tư Xăng dầu (COM), Ngân hàng An Bình (ABBank) thông báo mua lại cổ phiếu quỹ, cho thấy một tín hiệu mới. Thị trường đang chờ các doanh nghiệp vào cuộc, mua lại cổ phiếu để góp phần cân đối cung – cầu, củng cố niềm tin nhà đầu tư. Cùng với gói giải pháp hỗ trợ từ cơ quan quản lý, nếu tín hiệu trên trở thành phổ biến trong thời gian tới, thị trường sẽ có động lực để phục hồi.
7. FPT và điển hình đổ dốc: Cổ phiếu FPT trở thành tâm điểm của tuần này, khi có một chuỗi biến động giá mạnh. Thông tin 6 thành viên Hội đồng Quản trị cùng giảm tỷ lệ nắm giữ đẩy cổ phiếu này giảm sàn 3 phiên liên tiếp, xuống mức thấp nhất kể từ ngày chào sàn. Diễn biến trên đã gây ảnh hưởng nhất định đến VN-Index và tâm lý chung của nhà đầu tư. FPT cũng là cổ phiếu điển hình cho đà giảm giá của blue-chip trên sàn Tp.HCM trong tuần qua. Tuy nhiên, phiên cuối tuần, cổ phiếu này đã đảo chiều mạnh mẽ, từ giá sàn lên đến kịch trần.
Cụ thể, có những điểm nổi bật sau:
1. Thị trường sụt giảm mạnh: Qua 5 phiên, 4 giảm 1 tăng, VN-Index mất tới 71 điểm, HASTC-Index mất 16,27 điểm. Diến biến này thực sự gây hoang mang đối với nhiều nhà đầu tư, khi thành quả mà VN-Index có được trong năm 2007 đã bị đánh đổ. Chỉ số này chìm sâu dưới mức 800 điểm là “gáo nước lạnh” đối với hầu hết các dự báo và niềm tin phục hồi trước đó. Phía sau đà lao dốc này không chỉ là những khoản thua lỗ, mà còn là khó khăn của doanh nghiệp trong huy động vốn và niềm tin của nhà đầu tư.
2. Tác động lớn từ chứng khoán thế giới: Trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam, chưa thời điểm nào tác động của thị trường thế giới lại thể hiện và được quan tâm như tuần qua. Sự sụt giảm của chứng khoán toàn cầu, đặc biệt là thị trường Mỹ, trở thành một nguyên nhân nổi bật níu kéo chứng khoán trong nước. Dù mối liên hệ và mức độ tác động chưa có định lượng cụ thể nhưng đã thể hiện rõ trong tâm lý nhà đầu tư. Sự kiện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ giảm mạnh lãi suất, chứng khoán toàn cầu phục hồi cũng được xem là một yếu tố hỗ trợ cho VN-Index và HASTC-Index đảo chiều phiên cuối tuần.
3. Thất vọng giải pháp kích cầu: Định hướng kích cầu của cơ quan quản lý trước đó vẫn chưa trở thành đòn bẩy của thị trường, thậm chí hy vọng và niềm tin của nhà đầu tư đang mai một. Tuần qua, sự chờ đợi Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước chính thức sửa đổi vẫn chưa hiện thực; cuộc họp nối tiếp của Ủy ban Chứng khoán tìm giải pháp kích cầu cũng chưa hé mở được hy vọng mới.
4. Mùa báo cáo kết quả kinh doanh: Một loạt doanh nghiệp niêm yết tại hai sàn Hà Nội và Tp.HCM lần lượt công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý IV và năm 2007. Như dự báo và kỳ vọng trước đó, hầu hết các doanh nghiệp đều có những con số tích cực, cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn tiến triển tốt. Tuy nhiên, giá cổ phiếu trên sàn vẫn liên tục sụt giảm, ngược với tác động thuận lợi và cụ thể này. Từ đây, một số nhận định cho rằng giá chứng khoán đang bị chi phối nhiều hơn bởi yếu tố tâm lý thay vì hiệu quả hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
5. Định hình tác động IPO doanh nghiệp lớn: Cuối cùng, Vietcombank đã IPO thành công, chốt lại những lo ngại về tỷ lệ bỏ cọc và khả năng thất bại. Tác động của sự kiện này cũng đã giảm bớt đối với thị trường niêm yết. Nhưng ngay sau đó là sự nối tiếp của IPO Sabeco. Lượng nhà đầu tư tham gia và lượng đặt mua bước đầu mang lại cơ sở cho những tính toán, định hình tác động. Đây là hai đợt IPO có ảnh hưởng lớn nhất thời điểm này, trong đó áp lực nguồn cung là một nguyên nhân làm giảm nhiệt trên sàn niêm yết.
6. Tín hiệu mua vào từ doanh nghiệp: Tuần qua, một số doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Nam Việt (ANV), Công ty Cổ phần Vật tư Xăng dầu (COM), Ngân hàng An Bình (ABBank) thông báo mua lại cổ phiếu quỹ, cho thấy một tín hiệu mới. Thị trường đang chờ các doanh nghiệp vào cuộc, mua lại cổ phiếu để góp phần cân đối cung – cầu, củng cố niềm tin nhà đầu tư. Cùng với gói giải pháp hỗ trợ từ cơ quan quản lý, nếu tín hiệu trên trở thành phổ biến trong thời gian tới, thị trường sẽ có động lực để phục hồi.
7. FPT và điển hình đổ dốc: Cổ phiếu FPT trở thành tâm điểm của tuần này, khi có một chuỗi biến động giá mạnh. Thông tin 6 thành viên Hội đồng Quản trị cùng giảm tỷ lệ nắm giữ đẩy cổ phiếu này giảm sàn 3 phiên liên tiếp, xuống mức thấp nhất kể từ ngày chào sàn. Diễn biến trên đã gây ảnh hưởng nhất định đến VN-Index và tâm lý chung của nhà đầu tư. FPT cũng là cổ phiếu điển hình cho đà giảm giá của blue-chip trên sàn Tp.HCM trong tuần qua. Tuy nhiên, phiên cuối tuần, cổ phiếu này đã đảo chiều mạnh mẽ, từ giá sàn lên đến kịch trần.