84 ngân hàng Mỹ bị đổ vỡ từ đầu năm 2009
Các nhà chức trách Mỹ đóng cửa thêm 3 ngân hàng thuộc các bang Maryland, Minnesota và California
Các nhà chức trách Mỹ đóng cửa thêm 3 ngân hàng thuộc các bang Maryland, Minnesota và California, nâng tổng số nhà băng bị giải thể ở nước này từ đầu năm tới nay lên con số 84.
Cuộc khủng hoảng trên thị trường nhà đất Mỹ và tỷ lệ thất nghiệp leo thang khiến làn sóng đổ vỡ trong ngành ngân hàng nước này chưa có dấu hiệu sớm chấm dứt.
Theo Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), ngân hàng đầu tiên bị giải thể trong đợt này là Bradford Bank thuộc bang Maryland. Ngân hàng này có 9 chi nhánh, sở hữu tài sản 482 triệu USD và quản lý 383 triệu USD tiền gửi của khách hàng. Tuần tới, các chi nhánh của Bradford sẽ mở cửa trở lại với tư cách là chi nhánh của ngân hàng mua lại có tên M&T có trụ sở ở New York.
Ngân hàng đổ vỡ thứ hai là Mainstreet Bank of Forest Lake thuộc bang Minnesota. Đây là ngân hàng có tài sản 459 triệu USD, nắm 434 triệu USD tiền gửi của khách hàng, và điều hành 8 chi nhánh. Ngân hàng Central Bank ở cùng bang đã nhất trí sẽ tiếp quản toàn bộ số tài khoản tiền gửi và mua lại hết số tài sản của ngân hàng đổ vỡ này.
Tại bang California, Ngân hàng Affinity Bank of Ventura bị đóng cửa cùng ngày với hai ngân hàng trên. Affinity Bank of Ventura có 10 chi nhánh, tài sản 1 tỷ USD và 922 triệu USD tiền gửi của khách. Ngân hàng Pacific Western Bank ở cùng bang đã nhất trí mua lại tất cả tài sản và tiếp quản hết số tài khoản tiết kiệm có trong ngân hàng đổ vỡ này.
FDIC cho biết, tính chung, ba vụ đổ vỡ ngày 28/6 này tiêu tốn của quỹ bảo hiểm tiền gửi số tiền 446 triệu USD.
Với ba vụ đổ vỡ trên, tổng số nhà băng ở Mỹ bị giải thể từ đầu năm tới nay đã lên tới 84, cao hơn gấp 3 lần số ngân hàng lâm nạn trong cả năm 2008. Đồng thời, năm nay cũng là năm có nhiều ngân hàng Mỹ bị đổ vỡ nhất từ năm 1992 - năm có 181 ngân hàng ở nước này bị các nhà chức trách đóng cửa.
Đa phần các vụ đổ vỡ ngân hàng ở Mỹ năm nay thuộc về các ngân hàng khu vực có quy mô nhỏ. Những ngân hàng này trở thành nạn nhân của những khoản thua lỗ phát sinh từ hoạt động cho vay địa ốc và tiêu dùng. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện đạt mức cao nhất trong 25 năm qua, khiến số khách vay ngân hàng vỡ nợ ngày càng nhiều.
Bên cạnh những ngân hàng nhỏ cũng có một số ngân hàng có quy mô tương đối lớn rơi vào cảnh đường cùng. Trong số này phải kể tới ngân hàng Guaranty Bank với tài sản 13 tỷ USD ở bang Texas; ngân hàng Colonial BancGroup…
Giới quan sát dự báo, làn sóng đổ vỡ trong ngành ngân hàng Mỹ sẽ còn tiếp diễn, làm dấy lên những lo ngại về khả năng vỡ quỹ bảo hiểm của FDIC. Mới đây, FDIC cho biết, tính tới cuối quý 2 vừa qua, số ngân hàng có nguy cơ sụp đổ ở nước này đã lên tới con số 416 ngân hàng, cao nhất trong 15 năm qua.
Cũng trong quý 2, quỹ của FDIC đã vơi đi 2,6 tỷ USD (tương đương 20%), còn có 10,4 tỷ USD. FDIC dự báo, trong vòng 5 năm tới, cơ quan này sẽ phải chi khoảng 70 tỷ USD để giải quyết các vụ ngân hàng đổ vỡ.
(Theo CNN)
Cuộc khủng hoảng trên thị trường nhà đất Mỹ và tỷ lệ thất nghiệp leo thang khiến làn sóng đổ vỡ trong ngành ngân hàng nước này chưa có dấu hiệu sớm chấm dứt.
Theo Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), ngân hàng đầu tiên bị giải thể trong đợt này là Bradford Bank thuộc bang Maryland. Ngân hàng này có 9 chi nhánh, sở hữu tài sản 482 triệu USD và quản lý 383 triệu USD tiền gửi của khách hàng. Tuần tới, các chi nhánh của Bradford sẽ mở cửa trở lại với tư cách là chi nhánh của ngân hàng mua lại có tên M&T có trụ sở ở New York.
Ngân hàng đổ vỡ thứ hai là Mainstreet Bank of Forest Lake thuộc bang Minnesota. Đây là ngân hàng có tài sản 459 triệu USD, nắm 434 triệu USD tiền gửi của khách hàng, và điều hành 8 chi nhánh. Ngân hàng Central Bank ở cùng bang đã nhất trí sẽ tiếp quản toàn bộ số tài khoản tiền gửi và mua lại hết số tài sản của ngân hàng đổ vỡ này.
Tại bang California, Ngân hàng Affinity Bank of Ventura bị đóng cửa cùng ngày với hai ngân hàng trên. Affinity Bank of Ventura có 10 chi nhánh, tài sản 1 tỷ USD và 922 triệu USD tiền gửi của khách. Ngân hàng Pacific Western Bank ở cùng bang đã nhất trí mua lại tất cả tài sản và tiếp quản hết số tài khoản tiết kiệm có trong ngân hàng đổ vỡ này.
FDIC cho biết, tính chung, ba vụ đổ vỡ ngày 28/6 này tiêu tốn của quỹ bảo hiểm tiền gửi số tiền 446 triệu USD.
Với ba vụ đổ vỡ trên, tổng số nhà băng ở Mỹ bị giải thể từ đầu năm tới nay đã lên tới 84, cao hơn gấp 3 lần số ngân hàng lâm nạn trong cả năm 2008. Đồng thời, năm nay cũng là năm có nhiều ngân hàng Mỹ bị đổ vỡ nhất từ năm 1992 - năm có 181 ngân hàng ở nước này bị các nhà chức trách đóng cửa.
Đa phần các vụ đổ vỡ ngân hàng ở Mỹ năm nay thuộc về các ngân hàng khu vực có quy mô nhỏ. Những ngân hàng này trở thành nạn nhân của những khoản thua lỗ phát sinh từ hoạt động cho vay địa ốc và tiêu dùng. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện đạt mức cao nhất trong 25 năm qua, khiến số khách vay ngân hàng vỡ nợ ngày càng nhiều.
Bên cạnh những ngân hàng nhỏ cũng có một số ngân hàng có quy mô tương đối lớn rơi vào cảnh đường cùng. Trong số này phải kể tới ngân hàng Guaranty Bank với tài sản 13 tỷ USD ở bang Texas; ngân hàng Colonial BancGroup…
Giới quan sát dự báo, làn sóng đổ vỡ trong ngành ngân hàng Mỹ sẽ còn tiếp diễn, làm dấy lên những lo ngại về khả năng vỡ quỹ bảo hiểm của FDIC. Mới đây, FDIC cho biết, tính tới cuối quý 2 vừa qua, số ngân hàng có nguy cơ sụp đổ ở nước này đã lên tới con số 416 ngân hàng, cao nhất trong 15 năm qua.
Cũng trong quý 2, quỹ của FDIC đã vơi đi 2,6 tỷ USD (tương đương 20%), còn có 10,4 tỷ USD. FDIC dự báo, trong vòng 5 năm tới, cơ quan này sẽ phải chi khoảng 70 tỷ USD để giải quyết các vụ ngân hàng đổ vỡ.
(Theo CNN)