ADB hỗ trợ Việt Nam gần 1 tỷ USD xây nhà máy nhiệt điện
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đồng ý cho Việt Nam vay 931 triệu USD để xây dựng nhà máy nhiệt điện
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đồng ý cho Việt Nam vay 931 triệu USD để xây dựng nhà máy nhiệt điện.
ADB sẽ hỗ trợ 84% tài chính cho nhà máy nhiệt điện chạy than có công suất 1.000 MW ở huyện Mông Dương, tỉnh Quảng Ninh. Phần còn lại của dự án sẽ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư, ông Anthony Jude, Giám đốc dự án của ADB tại Manila cho biết.
Việc xây dựng nhà máy sẽ bắt đầu vào năm tới và dự kiến hoàn thành vào năm 2012.
Giám đốc phụ trách về cơ sở hạ tầng của ADB tại khu vực Đông Nam Á, ông John Cooney cho biết ADB đã nhất trí giải ngân ngay khoản vay đầu tiên trị giá 28 triệu USD. Đây là khoản cho vay lớn nhất của ADB dành cho một nhà máy điện.
ADB cũng nói rằng, một nhà máy thứ hai với công suất tương tự sẽ được xây dựng ở huyện Mông Dương vào giai đoạn 2 của dự án do các nhà đầu tư cá nhân thực hiện, về cơ bản sẽ tăng công suất điện lên 2.200 MW cho hệ thống điện Việt Nam.
Theo một số tính toán, nhu cầu về sử dụng năng lượng ở Việt Nam hàng năm có thể sẽ tăng 16% trong vài năm tới do mức tăng trưởng kinh tế cao. Các chuyên gia về năng lượng nói rằng Việt Nam cần đa dạng hóa các nguồn năng lượng để hỗ trợ các mục tiêu phát triển.
EVN cho biết, mỗi năm Tập đoàn cần đầu tư trung bình từ 3 đến 4 tỷ USD vào việc công suất điện mới để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Khoảng 60% trong công suất 12.000 MW điện của Việt Nam được sản xuất từ than đá, khí ga, dầu trong khi thủy điện chiếm tới 40% nhưng lại bị ảnh hưởng vào giai đoạn mùa khô kéo dài từ tháng 3 đế tháng 5, dễ gây tình trạng thiếu điện nghiêm trọng. Việt Nam cũng có kế hoạch khởi động xây dựng nhà máy điện hạt nhân vào năm 2015.
Tuyên bố của ADB cũng cho biết điều kiện quyết định cho việc hỗ trợ dự án ở Mông Dương là do một nghiên cứu chi tiết về ảnh hưởng của dự án này đối với môi trường đã được tiến hành và nhà máy sẽ sử dụng một công nghệ đặc biệt để giảm thiểu mức độ ô nhiễm.
Việt Nam đã ký và thông qua Nghị định Kyoto về việc tìm kiếm các phương án hạn chế sự ấm lên của trái đất. Nhưng bởi vì là một quốc gia đang phát triển với lượng carbon dioxide tính trên đầu người thải ra rất thấp, Việt Nam không bị hạn chế bởi những điều khoản được thiết kế để giảm ô nhiễm môi trường ở các nước phát triển.
Thậm chí với nhà máy ở Mông Dương, Việt Nam vẫn không nằm trong số 100 nước trên thế giới dẫn đầu về lượng khí carbon dioxide thải ra không khí..
Ông Woo Chong Um, Giám đốc phụ trách năng lượng của ADB nói rằng ngân hàng này đã tăng ngân sách dành cho các dự án năng lượng sạch. ADB cùng có kế hoạch cho vay 1 tỷ USD đối với các dự án bảo tồn và tái tạo năng lượng ở châu Á bắt đầu từ năm 2008.
(Theo Reuters)
ADB sẽ hỗ trợ 84% tài chính cho nhà máy nhiệt điện chạy than có công suất 1.000 MW ở huyện Mông Dương, tỉnh Quảng Ninh. Phần còn lại của dự án sẽ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư, ông Anthony Jude, Giám đốc dự án của ADB tại Manila cho biết.
Việc xây dựng nhà máy sẽ bắt đầu vào năm tới và dự kiến hoàn thành vào năm 2012.
Giám đốc phụ trách về cơ sở hạ tầng của ADB tại khu vực Đông Nam Á, ông John Cooney cho biết ADB đã nhất trí giải ngân ngay khoản vay đầu tiên trị giá 28 triệu USD. Đây là khoản cho vay lớn nhất của ADB dành cho một nhà máy điện.
ADB cũng nói rằng, một nhà máy thứ hai với công suất tương tự sẽ được xây dựng ở huyện Mông Dương vào giai đoạn 2 của dự án do các nhà đầu tư cá nhân thực hiện, về cơ bản sẽ tăng công suất điện lên 2.200 MW cho hệ thống điện Việt Nam.
Theo một số tính toán, nhu cầu về sử dụng năng lượng ở Việt Nam hàng năm có thể sẽ tăng 16% trong vài năm tới do mức tăng trưởng kinh tế cao. Các chuyên gia về năng lượng nói rằng Việt Nam cần đa dạng hóa các nguồn năng lượng để hỗ trợ các mục tiêu phát triển.
EVN cho biết, mỗi năm Tập đoàn cần đầu tư trung bình từ 3 đến 4 tỷ USD vào việc công suất điện mới để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Khoảng 60% trong công suất 12.000 MW điện của Việt Nam được sản xuất từ than đá, khí ga, dầu trong khi thủy điện chiếm tới 40% nhưng lại bị ảnh hưởng vào giai đoạn mùa khô kéo dài từ tháng 3 đế tháng 5, dễ gây tình trạng thiếu điện nghiêm trọng. Việt Nam cũng có kế hoạch khởi động xây dựng nhà máy điện hạt nhân vào năm 2015.
Tuyên bố của ADB cũng cho biết điều kiện quyết định cho việc hỗ trợ dự án ở Mông Dương là do một nghiên cứu chi tiết về ảnh hưởng của dự án này đối với môi trường đã được tiến hành và nhà máy sẽ sử dụng một công nghệ đặc biệt để giảm thiểu mức độ ô nhiễm.
Việt Nam đã ký và thông qua Nghị định Kyoto về việc tìm kiếm các phương án hạn chế sự ấm lên của trái đất. Nhưng bởi vì là một quốc gia đang phát triển với lượng carbon dioxide tính trên đầu người thải ra rất thấp, Việt Nam không bị hạn chế bởi những điều khoản được thiết kế để giảm ô nhiễm môi trường ở các nước phát triển.
Thậm chí với nhà máy ở Mông Dương, Việt Nam vẫn không nằm trong số 100 nước trên thế giới dẫn đầu về lượng khí carbon dioxide thải ra không khí..
Ông Woo Chong Um, Giám đốc phụ trách năng lượng của ADB nói rằng ngân hàng này đã tăng ngân sách dành cho các dự án năng lượng sạch. ADB cùng có kế hoạch cho vay 1 tỷ USD đối với các dự án bảo tồn và tái tạo năng lượng ở châu Á bắt đầu từ năm 2008.
(Theo Reuters)