Adidas có thể đóng cửa nhà máy duy nhất tại Trung Quốc
Adidas có khả năng đang cân nhắc đóng cửa nhà máy duy nhất tại Trung Quốc và tăng cường sản xuất tại các nước Đông Nam Á
Nhà sản xuất đồ thể thao Adidas có khả năng đang cân nhắc đóng cửa nhà máy duy nhất tại Trung Quốc và tăng cường sản xuất tại các nước Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam.
Báo Want China Times dẫn thông tin từ tờ First Financial Daily của Thượng Hải cho biết, theo tiết lộ của nhân viên nhà máy Adidas ở Tô Châu, nhà máy này đã ngừng tuyển người, nhưng nhân viên chưa được thông báo đến bao giờ thì nhà máy sẽ ngừng hoạt động.
Ở Trung Quốc, Adidas có một nhà máy ở Tô Châu, thuộc tỉnh Giang Tô, trụ sở ở Thượng Hải, cùng chi nhánh ở Bắc Kinh và Quảng Châu. Hiện Adidas chưa có bình luận gì về tin đồn đóng cửa nhà máy này.
Một số nguồn tin cho rằng, công nhân trong nhà máy của Adidas được nhận lương cao hơn nhiều so với mức trung bình ở Trung Quốc. Tuy nhiên, do chi phí nhân công và thuê đất tăng mà Adidas cùng nhiều công ty đa quốc gia khác đang phải tính chuyện chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc.
Trong quý 1 năm nay, doanh thu toàn cầu của Adidas tăng 14%, đạt mức 47 tỷ USD. Trong đó, doanh thu của hãng tại Trung Quốc, bao gồm thị trường đại lục, Đài Loan và Hồng Kông tăng 26% lên mức 4,7 tỷ USD.
Hãng dự báo, doanh thu có thể tăng 10% trong năm nay nhờ các sự kiện lớn như Thế vận hội. Tuy nhiên, doanh thu tăng không đủ bù chi phí tăng ở Trung Quốc. Tỷ suất lợi nhuận của Adidas đã giảm 0,7 điểm phần trăm, còn 47,7% trong quý 1 năm nay.
Dù có khả năng sẽ chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc, Adidas vẫn đẩy mạnh mở thêm hệ thống cửa hàng ở thị trường này. Năm ngoái, Adidas đã có 1.175 cửa hàng lớn và 6.700 cửa hiệu nhỏ ở Trung Quốc, đồng thời dự kiến sẽ tăng số cửa hàng lớn tại nước này lên con số 2.500 vào năm 2015.
Vào năm 2010, cũng do chi phí tăng mà công ty Yue Yuen Industrial Holdings, nhà gia công lớn nhất các sản phẩm Adidas đã tăng cường sản xuất ở Việt Nam và Indonesia thêm tương ứng 54% và 124%, trong khi chỉ tăng sản lượng ở Trung Quốc thêm 41%.
Phát biểu với báo chí Đức, ông Herbert Hainer, Giám đốc điều hành (CEO) của Adidas, cho biết hãng muốn chuyển một phần hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Lào, Campuchia và Việt Nam.
Nhiều nhà sản xuất ở Trung Quốc đã buộc phải chuyển địa điểm sản xuất từ khu vực bờ biển của Trung Quốc vào sâu trong nội địa, hoặc tới các nước châu Á khác để tiết giảm chi phí. Việt Nam và Bangladesh đã được nhiều doanh nghiệp Mỹ và châu Âu lựa chọn để thay thế Trung Quốc nhờ mức lương thấp hơn.
Ngoài ra, xu hướng dịch chuyển này còn diễn ra trong bối cảnh đồng Nhân dân tệ tăng giá, khiến tỷ suất lợi nhuận của các công ty làm ăn ở Trung Quốc suy giảm. Theo giáo sư Liu Gang thuộc trường Quản lý, Đại học Fudan ở Thượng Hải, xu hướng này diễn ra phổ biến nhất ở ngành dệt may và các công ty công nghệ cao.
Báo Want China Times dẫn thông tin từ tờ First Financial Daily của Thượng Hải cho biết, theo tiết lộ của nhân viên nhà máy Adidas ở Tô Châu, nhà máy này đã ngừng tuyển người, nhưng nhân viên chưa được thông báo đến bao giờ thì nhà máy sẽ ngừng hoạt động.
Ở Trung Quốc, Adidas có một nhà máy ở Tô Châu, thuộc tỉnh Giang Tô, trụ sở ở Thượng Hải, cùng chi nhánh ở Bắc Kinh và Quảng Châu. Hiện Adidas chưa có bình luận gì về tin đồn đóng cửa nhà máy này.
Một số nguồn tin cho rằng, công nhân trong nhà máy của Adidas được nhận lương cao hơn nhiều so với mức trung bình ở Trung Quốc. Tuy nhiên, do chi phí nhân công và thuê đất tăng mà Adidas cùng nhiều công ty đa quốc gia khác đang phải tính chuyện chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc.
Trong quý 1 năm nay, doanh thu toàn cầu của Adidas tăng 14%, đạt mức 47 tỷ USD. Trong đó, doanh thu của hãng tại Trung Quốc, bao gồm thị trường đại lục, Đài Loan và Hồng Kông tăng 26% lên mức 4,7 tỷ USD.
Hãng dự báo, doanh thu có thể tăng 10% trong năm nay nhờ các sự kiện lớn như Thế vận hội. Tuy nhiên, doanh thu tăng không đủ bù chi phí tăng ở Trung Quốc. Tỷ suất lợi nhuận của Adidas đã giảm 0,7 điểm phần trăm, còn 47,7% trong quý 1 năm nay.
Dù có khả năng sẽ chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc, Adidas vẫn đẩy mạnh mở thêm hệ thống cửa hàng ở thị trường này. Năm ngoái, Adidas đã có 1.175 cửa hàng lớn và 6.700 cửa hiệu nhỏ ở Trung Quốc, đồng thời dự kiến sẽ tăng số cửa hàng lớn tại nước này lên con số 2.500 vào năm 2015.
Vào năm 2010, cũng do chi phí tăng mà công ty Yue Yuen Industrial Holdings, nhà gia công lớn nhất các sản phẩm Adidas đã tăng cường sản xuất ở Việt Nam và Indonesia thêm tương ứng 54% và 124%, trong khi chỉ tăng sản lượng ở Trung Quốc thêm 41%.
Phát biểu với báo chí Đức, ông Herbert Hainer, Giám đốc điều hành (CEO) của Adidas, cho biết hãng muốn chuyển một phần hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Lào, Campuchia và Việt Nam.
Nhiều nhà sản xuất ở Trung Quốc đã buộc phải chuyển địa điểm sản xuất từ khu vực bờ biển của Trung Quốc vào sâu trong nội địa, hoặc tới các nước châu Á khác để tiết giảm chi phí. Việt Nam và Bangladesh đã được nhiều doanh nghiệp Mỹ và châu Âu lựa chọn để thay thế Trung Quốc nhờ mức lương thấp hơn.
Ngoài ra, xu hướng dịch chuyển này còn diễn ra trong bối cảnh đồng Nhân dân tệ tăng giá, khiến tỷ suất lợi nhuận của các công ty làm ăn ở Trung Quốc suy giảm. Theo giáo sư Liu Gang thuộc trường Quản lý, Đại học Fudan ở Thượng Hải, xu hướng này diễn ra phổ biến nhất ở ngành dệt may và các công ty công nghệ cao.