Agribank khẳng định bản lĩnh và tầm nhìn
2008 là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc và tạo bước đột phá trong hiện đại hóa công nghệ của Agribank
Năm 2008, tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động phức tạp, khó lường, Agribank trở nên nổi bật với sự năng động, hiệu quả trong hoạt động. Ngân hàng cũng là điển hình thành công ở vị trí đầu tàu thực thi chính sách và ổn định thị trường tiền tệ.
Với thực lực về thanh khoản và sức mạnh tài chính của mình, năm 2008, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đã tiên phong và chủ động bổ sung hàng chục ngàn tỷ đồng cho nông nghiệp, nông thôn, nâng tổng dư nợ đầu tư cho khu vực này đạt gần 200.000 tỷ đồng chiếm trên 70% tổng dư nợ của mình; đã và đang trực tiếp hỗ trợ trên 10 triệu hộ gia đình và trên 3 vạn doanh nghiệp có đủ vốn với mức lãi suất hợp lý để phục hồi sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu…
2008 cũng là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc và tạo bước đột phá trong hiện đại hóa công nghệ của Agribank với việc hoàn thành kết nối trực tuyến toàn bộ 2.200 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Hệ thống công nghệ hiện đại đã mở ra thời kỳ mới trong việc ứng dụng và triển khai các dịch vụ tiện ích ngân hàng tiên tiến trên quy mô toàn quốc và tạo ưu thế cạnh tranh. Đồng thời phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến như Gửi một nơi, rút tất cả các nơi; Thẻ quốc tế, Mobile banking : SMS banking, VNTopup, chuyển tiền qua SMS (Dịch vụ A Transfer).
Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, nhiều doanh nghiệp phải giảm biên chế, năm 2008 Agribank vẫn tiếp tục tuyển dụng thêm 3.000 cán bộ vừa đóng góp giải quyết công ăn việc làm cho xã hội vừa bổ sung cho Agribank một nguồn nhân lực trẻ, tài năng, đầy nhiệt huyết. Và xác định trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội, Agribank không ngừng đẩy mạnh các công tác từ thiện như xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, ủng hộ đồng bào gặp thiên tai, lũ lụt, xây dựng nhà tình nghĩa, nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng… Đến cuối năm 2008, tổng quỹ đóng góp từ thiện xã hội của cán bộ toàn hệ thống đã lên tới 95 tỷ đồng.
Cùng với các hoạt động trong nước, Agribank chú trọng mở rộng và khai thác hiệu quả các mối quan hệ quốc tế: thu hút và triển khai hàng trăm dự án đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp, nông thôn với tổng số vốn gần 4 tỷ USD được các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, AFD,… đánh giá cao. Kinh doanh ngoại hối, Thanh toán quốc tế liên tục phát triển mạnh, doanh số thanh toán quốc tế đạt 10,7 tỷ USD, doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt 26,1 tỷ USD. Nhiều đại sứ, lãnh đạo cấp cao của các ngân hàng lớn trên thế giới, các tổ chức phi Chính phủ đến thăm và làm việc, ký kết hợp tác với Agribank.
Đặt trong khó khăn chung của nền kinh tế và hoạt động ngân hàng nói riêng, kết quả mà Agribank đạt được trong năm 2008 một lần nữa khẳng định vị thế của một ngân hàng lớn mạnh, hiệu quả và phát triển bền vững. Tính đến cuối năm 2008, vốn điều lệ của ngân hàng này đã tăng lên tới 10.350 tỷ đồng; nợ tồn đọng đến cuối năm 2000 khoảng trên 5.000 tỷ đồng đã được giải quyết xong; trích lập dự phòng rủi ro từ năm 1999 đến 2008 được 27.964 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2008 trích lập được 7.410 tỷ đồng. Đặc biệt, với tổng tài sản gần 18 tỷ USD, tỷ lệ vốn an toàn gần với tiêu chuẩn quốc tế, bảng cân đối tài chính khá lành mạnh, Agribank đã có thể tự tin để đối sánh với nhiều ngân hàng lớn trong khu vực.
Với những kết quả trên, cũng như những đóng góp cho nền kinh tế và thị trường tài chính tiền tệ nói riêng, năm 2008, Agribank đã được Chính phủ tặng Bằng khen về những thành tích trong việc thực hiện kiềm chế lạm phát và nhiều phần thưởng cao quý; Agribank được ghi nhận giá trị trong Top 10 thương hiệu Việt Nam uy tín nhất của giải Sao vàng Đất Việt, bên cạnh các giải thưởng Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, Top 5 Ngân hàng giao dịch tiện ích nhất, Thương hiệu nổi tiếng theo tín nhiệm của người tiêu dùng, Doanh nghiệp phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập…
Trong thời gian tới, phát huy sức mạnh hiện có, Agribank xác định một số mục tiêu quan trọng như tăng cường năng lực tài chính, tiếp tục đầu tư mạnh hoạt động công nghệ thông tin; tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng ngân hàng thương mại hiện đại; đổi mới mạnh hơn về vấn đề cán bộ và đào tạo; xác định rõ đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, khách hàng chính là hộ nông dân, doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhiệm vụ xuyên suốt lâu dài…
Những mục tiêu trên cùng hướng tới xây dựng và khẳng định vị thế của Tập đoàn Tài chính Agribank trong tương lai. Đáng chú ý là trong lộ trình phát triển, tập đoàn đó được kỳ vọng sẽ năng động hơn, quy mô phát triển nhanh hơn và hoạt động hiệu quả hơn.
Với thực lực về thanh khoản và sức mạnh tài chính của mình, năm 2008, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đã tiên phong và chủ động bổ sung hàng chục ngàn tỷ đồng cho nông nghiệp, nông thôn, nâng tổng dư nợ đầu tư cho khu vực này đạt gần 200.000 tỷ đồng chiếm trên 70% tổng dư nợ của mình; đã và đang trực tiếp hỗ trợ trên 10 triệu hộ gia đình và trên 3 vạn doanh nghiệp có đủ vốn với mức lãi suất hợp lý để phục hồi sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu…
2008 cũng là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc và tạo bước đột phá trong hiện đại hóa công nghệ của Agribank với việc hoàn thành kết nối trực tuyến toàn bộ 2.200 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Hệ thống công nghệ hiện đại đã mở ra thời kỳ mới trong việc ứng dụng và triển khai các dịch vụ tiện ích ngân hàng tiên tiến trên quy mô toàn quốc và tạo ưu thế cạnh tranh. Đồng thời phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến như Gửi một nơi, rút tất cả các nơi; Thẻ quốc tế, Mobile banking : SMS banking, VNTopup, chuyển tiền qua SMS (Dịch vụ A Transfer).
Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, nhiều doanh nghiệp phải giảm biên chế, năm 2008 Agribank vẫn tiếp tục tuyển dụng thêm 3.000 cán bộ vừa đóng góp giải quyết công ăn việc làm cho xã hội vừa bổ sung cho Agribank một nguồn nhân lực trẻ, tài năng, đầy nhiệt huyết. Và xác định trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội, Agribank không ngừng đẩy mạnh các công tác từ thiện như xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, ủng hộ đồng bào gặp thiên tai, lũ lụt, xây dựng nhà tình nghĩa, nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng… Đến cuối năm 2008, tổng quỹ đóng góp từ thiện xã hội của cán bộ toàn hệ thống đã lên tới 95 tỷ đồng.
Cùng với các hoạt động trong nước, Agribank chú trọng mở rộng và khai thác hiệu quả các mối quan hệ quốc tế: thu hút và triển khai hàng trăm dự án đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp, nông thôn với tổng số vốn gần 4 tỷ USD được các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, AFD,… đánh giá cao. Kinh doanh ngoại hối, Thanh toán quốc tế liên tục phát triển mạnh, doanh số thanh toán quốc tế đạt 10,7 tỷ USD, doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt 26,1 tỷ USD. Nhiều đại sứ, lãnh đạo cấp cao của các ngân hàng lớn trên thế giới, các tổ chức phi Chính phủ đến thăm và làm việc, ký kết hợp tác với Agribank.
Đặt trong khó khăn chung của nền kinh tế và hoạt động ngân hàng nói riêng, kết quả mà Agribank đạt được trong năm 2008 một lần nữa khẳng định vị thế của một ngân hàng lớn mạnh, hiệu quả và phát triển bền vững. Tính đến cuối năm 2008, vốn điều lệ của ngân hàng này đã tăng lên tới 10.350 tỷ đồng; nợ tồn đọng đến cuối năm 2000 khoảng trên 5.000 tỷ đồng đã được giải quyết xong; trích lập dự phòng rủi ro từ năm 1999 đến 2008 được 27.964 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2008 trích lập được 7.410 tỷ đồng. Đặc biệt, với tổng tài sản gần 18 tỷ USD, tỷ lệ vốn an toàn gần với tiêu chuẩn quốc tế, bảng cân đối tài chính khá lành mạnh, Agribank đã có thể tự tin để đối sánh với nhiều ngân hàng lớn trong khu vực.
Với những kết quả trên, cũng như những đóng góp cho nền kinh tế và thị trường tài chính tiền tệ nói riêng, năm 2008, Agribank đã được Chính phủ tặng Bằng khen về những thành tích trong việc thực hiện kiềm chế lạm phát và nhiều phần thưởng cao quý; Agribank được ghi nhận giá trị trong Top 10 thương hiệu Việt Nam uy tín nhất của giải Sao vàng Đất Việt, bên cạnh các giải thưởng Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, Top 5 Ngân hàng giao dịch tiện ích nhất, Thương hiệu nổi tiếng theo tín nhiệm của người tiêu dùng, Doanh nghiệp phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập…
Trong thời gian tới, phát huy sức mạnh hiện có, Agribank xác định một số mục tiêu quan trọng như tăng cường năng lực tài chính, tiếp tục đầu tư mạnh hoạt động công nghệ thông tin; tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng ngân hàng thương mại hiện đại; đổi mới mạnh hơn về vấn đề cán bộ và đào tạo; xác định rõ đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, khách hàng chính là hộ nông dân, doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhiệm vụ xuyên suốt lâu dài…
Những mục tiêu trên cùng hướng tới xây dựng và khẳng định vị thế của Tập đoàn Tài chính Agribank trong tương lai. Đáng chú ý là trong lộ trình phát triển, tập đoàn đó được kỳ vọng sẽ năng động hơn, quy mô phát triển nhanh hơn và hoạt động hiệu quả hơn.