ANZ: Lãi suất điều hành của Việt Nam sẽ không giảm thêm
ANZ đánh giá, đợt giảm giá hàng hóa cơ bản gần đây là nguyên nhân lớn nhất khiến lạm phát của Việt Nam giảm
Trong một báo cáo vừa ra về tình hình lạm phát của Việt Nam, ngân hàng ANZ cho rằng, lạm phát có thể xuống dưới 5% trong thời gian tới, nhưng Ngân hàng Nhà nước sẽ không giảm thêm lãi suất.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam tiếp tục giảm tốc trong tháng 5. Trong tháng, CPI tăng 6,36% so với cùng kỳ năm trước, sau khi tăng 6,61% trong tháng 4. Mức tăng này thấp hơn mức dự báo đồng thuận 6,6% của giới quan sát nói chung, và mức dự báo tăng 6,21% mà ANZ đưa ra trước đó.
Nếu so với tháng trước, CPI tháng 5 giảm 0,06%, sau khi tăng 0,02% trong tháng 4.
Các chuyên gia của ANZ đánh giá, đợt giảm giá hàng hóa cơ bản gần đây là nguyên nhân lớn nhất khiến lạm phát của Việt Nam giảm.
Báo cáo nêu, trong những báo cáo ra trước đây, ANZ đã nhấn mạnh quan điểm cho rẳng, bức tranh lạm phát của Việt Nam sẽ là một trong những đối tượng hưởng lợi nhiều nhất khi hàng hóa cơ bản có sự giảm mạnh, thông qua những kênh trực tiếp như giao thông hay các kênh gián tiếp như chi phí năng lượng cho sản xuất công nghiệp và hộ gia đình, chi phí vận chuyển lương thực… Các kênh tác động gián tiếp này thường có độ trễ và tiếp tục có ảnh hưởng vài tháng sau khi sự giảm giá xảy ra. Điều này sẽ trở nên rõ nét trong những tháng sắp tới.
Áp lực tăng giá trong các nhóm hàng hóa thuộc rổ hàng hóa tính CPI hiện vẫn đang ở mức thấp hoặc suy giảm, ANZ nhận định. Lạm phát của nhóm lương thực-thực phẩm đang ở mức thấp 1,49% so với cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát của nhóm y tế là 1,58% so với tháng trước, sau khi tăng 3,6% trong tháng 4 và ở trên ngưỡng 5% trong thời gian từ tháng 8/2012-1/2013.
Trên cơ sở tình hình hiện nay, ANZ dự báo mức lạm phát trung bình của Việt Nam trong năm nay sẽ ở ngưỡng dưới của khoảng dự báo 6-8% mà ngân hàng này đưa ra. Mức tăng CPI có thể xuống dưới 5% vào cuối quý 3 hoặc đầu quý 4 trước khi kết thúc năm ở mức khoảng 5,5%, ANZ nhận xét.
Dự báo này cho thấy sự vắng mặt của những áp lực tăng giá lương thực-thực phẩm và yếu tố cầu kéo tại thị trường nội địa trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế ở dưới mức tiềm năng, cũng như tác động giảm lạm phát của việc giá hàng hóa cơ bản đi xuống.
Mặc dù vậy, kịch bản dự báo chính mà ANZ đưa ra là Ngân hàng Nhà nước sẽ không cắt giảm thêm lãi suất trong năm nay. ANZ giữ quan điểm cho rằng, những đợt cắt giảm lãi suất vừa qua có thể sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu tín dụng, nhưng sẽ không giải quyết được tình trạng thắt chặt nguồn cung vốn vay. Sự thắt chặt này cần được khắc phục thông qua tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và giải quyết nợ xấu - những nhân tố tiếp tục là rào cản chính đối với tăng trưởng tín dụng.
“Mặc dù những biện pháp để giải quyết các vấn đề này sẽ phải mất thời gian để tạo tác động lan tỏa trong nền kinh tế, điều quan trọng là không để những cải cách như vậy mất đà trong năm tới. Về phương diện này, việc công bố hôm 21/5 rằng, công ty quản lý tài sản nhà nước có thể đi vào hoạt động trong quý 2 tới đây là một bước đi hứa hẹn tiến tới hỗ trợ tín dụng và tăng trưởng”, báo cáo ANZ nhận định.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam tiếp tục giảm tốc trong tháng 5. Trong tháng, CPI tăng 6,36% so với cùng kỳ năm trước, sau khi tăng 6,61% trong tháng 4. Mức tăng này thấp hơn mức dự báo đồng thuận 6,6% của giới quan sát nói chung, và mức dự báo tăng 6,21% mà ANZ đưa ra trước đó.
Nếu so với tháng trước, CPI tháng 5 giảm 0,06%, sau khi tăng 0,02% trong tháng 4.
Các chuyên gia của ANZ đánh giá, đợt giảm giá hàng hóa cơ bản gần đây là nguyên nhân lớn nhất khiến lạm phát của Việt Nam giảm.
Báo cáo nêu, trong những báo cáo ra trước đây, ANZ đã nhấn mạnh quan điểm cho rẳng, bức tranh lạm phát của Việt Nam sẽ là một trong những đối tượng hưởng lợi nhiều nhất khi hàng hóa cơ bản có sự giảm mạnh, thông qua những kênh trực tiếp như giao thông hay các kênh gián tiếp như chi phí năng lượng cho sản xuất công nghiệp và hộ gia đình, chi phí vận chuyển lương thực… Các kênh tác động gián tiếp này thường có độ trễ và tiếp tục có ảnh hưởng vài tháng sau khi sự giảm giá xảy ra. Điều này sẽ trở nên rõ nét trong những tháng sắp tới.
Áp lực tăng giá trong các nhóm hàng hóa thuộc rổ hàng hóa tính CPI hiện vẫn đang ở mức thấp hoặc suy giảm, ANZ nhận định. Lạm phát của nhóm lương thực-thực phẩm đang ở mức thấp 1,49% so với cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát của nhóm y tế là 1,58% so với tháng trước, sau khi tăng 3,6% trong tháng 4 và ở trên ngưỡng 5% trong thời gian từ tháng 8/2012-1/2013.
Trên cơ sở tình hình hiện nay, ANZ dự báo mức lạm phát trung bình của Việt Nam trong năm nay sẽ ở ngưỡng dưới của khoảng dự báo 6-8% mà ngân hàng này đưa ra. Mức tăng CPI có thể xuống dưới 5% vào cuối quý 3 hoặc đầu quý 4 trước khi kết thúc năm ở mức khoảng 5,5%, ANZ nhận xét.
Dự báo này cho thấy sự vắng mặt của những áp lực tăng giá lương thực-thực phẩm và yếu tố cầu kéo tại thị trường nội địa trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế ở dưới mức tiềm năng, cũng như tác động giảm lạm phát của việc giá hàng hóa cơ bản đi xuống.
Mặc dù vậy, kịch bản dự báo chính mà ANZ đưa ra là Ngân hàng Nhà nước sẽ không cắt giảm thêm lãi suất trong năm nay. ANZ giữ quan điểm cho rằng, những đợt cắt giảm lãi suất vừa qua có thể sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu tín dụng, nhưng sẽ không giải quyết được tình trạng thắt chặt nguồn cung vốn vay. Sự thắt chặt này cần được khắc phục thông qua tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và giải quyết nợ xấu - những nhân tố tiếp tục là rào cản chính đối với tăng trưởng tín dụng.
“Mặc dù những biện pháp để giải quyết các vấn đề này sẽ phải mất thời gian để tạo tác động lan tỏa trong nền kinh tế, điều quan trọng là không để những cải cách như vậy mất đà trong năm tới. Về phương diện này, việc công bố hôm 21/5 rằng, công ty quản lý tài sản nhà nước có thể đi vào hoạt động trong quý 2 tới đây là một bước đi hứa hẹn tiến tới hỗ trợ tín dụng và tăng trưởng”, báo cáo ANZ nhận định.