Áp đặt kiểm soát tiền vốn, có hay không?
Hiện đang xuất hiện tin đồn Việt Nam có thể áp đặt các biện pháp kiểm soát tiền vốn đổ vào thị trường chứng khoán
Hiện đang xuất hiện tin đồn Việt Nam có thể áp đặt các biện pháp kiểm soát tiền vốn đổ vào thị trường chứng khoán.
Những tin đồn này cũng đã xuất hiện trên bản tin của một số hãng thông tấn nước ngoài. Bản tin mới đây của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) dẫn lại tin của hãng AFP cho biết hiện đang có những “phỏng đoán” rằng Việt Nam sẽ áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn vào ngày 1/3 tới.
Nguyên nhân được bản tin trên đưa ra là “các biện pháp này có thể được áp dụng với kết quả mong đợi là sẽ làm giảm áp lực đối với giá trị tiền tệ của Việt Nam và để chống lạm phát”.
Những thông tin trên được đưa ra sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành một số quy định mới về hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán; trong đó nghiêm cấm các ngân hàng không cho công ty chứng khoán trực thuộc vay vốn để đầu tư vào thị trường chứng khoán. Ngân hàng Nhà nước cũng vừa tiến hành rà soát số liệu về dư nợ của các ngân hàng thương mại trong hoạt động cho vay này.
Mặt khác, Thủ tướng Chính phủ cũng vừa chỉ đạo Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước phối hợp trong quản lý, giám sát các hoạt động trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, những chủ trương nói trên được các cơ quan quản lý khẳng định là nhằm giám sát tốt hơn hoạt động đầu tư, đặc biệt là môi trường đầu tư và tính minh bạch, công bằng trên thị trường.
Công văn số 20/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ mới đây dẫn ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng cũng nêu rõ: “Sự phát triển của thị trường chứng khoán hiện đang đặt ra một số vấn đề phải quan tâm xử lý như: giá một số cổ phiếu tăng liên tục ở mức cao; chất lượng dịch vụ của các tổ chức tài chính trung gian, hoạt động tư vấn, giám sát, định giá cổ phần để niêm yết, chất lượng và quản lý thông tin còn hạn chế; các quy định về quản lý, kiểm soát thị trường đảm bảo phát triển bền vững còn thiếu và chưa đồng bộ.
Vì vậy, việc phối hợp giám sát giữa các cơ quan quản lý là “Để tiếp tục tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển ổn định, bền vững, thực sự trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế; đồng thời, bảo đảm lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư, góp phần hoàn thiện và phát triển đồng bộ thị trường tài chính Việt Nam”.
Đối với thông tin mà những bản tin trên đề cập, đặc biệt là thời điểm có thể “áp đặt các biện pháp kiểm soát tiền vốn” từ ngày 1/3 tới, trao đổi với chúng tôi, ông Trương Văn Phước, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) khẳng định rằng, đến thời điểm này ông vẫn chưa biết có những chính sách liên quan có thể ban hành vào thời điểm đó.
Còn cơ chế kiểm soát các nguồn vốn, đặc biệt là các dòng tiền đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, ông Phước cho biết Pháp lệnh Ngoại hối đã được ban hành với những nội dung cụ thể, đã được áp dụng trong thời gian qua.
Riêng về khả năng “áp đặt các biện pháp kiểm soát tiền vốn”, theo ông Phước, Điều 41 về “Các biện pháp đảm bảo an toàn” trong Pháp lệnh Ngoại hối cũng đã ghi rõ rằng: “Khi xét thấy cần thiết, để bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia, Chính phủ được áp dụng các biện pháp sau đây: 1. Hạn chế việc mua, mang, chuyển, thanh toán đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai, tài khoản vốn; 2. Áp dụng các quy định về nghĩa vụ bán ngoại tệ của người cư trú là tổ chức; 3. Áp dụng các biện pháp kinh tế, tài chính, tiền tệ; 4. Các biện pháp khác".
Nhận định về sự phát triển của thị trường chứng khoán trong thời gian qua, đặc biệt là dòng chảy khá mạnh của vốn đầu tư nước ngoài, ông Phước cho rằng Việt Nam đã và đang tạo niềm tin và ấn tượng tốt đối với giới đầu tư quốc tế, nhất là sau khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tổ chức thành công APEC 2006.
Những tin đồn này cũng đã xuất hiện trên bản tin của một số hãng thông tấn nước ngoài. Bản tin mới đây của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) dẫn lại tin của hãng AFP cho biết hiện đang có những “phỏng đoán” rằng Việt Nam sẽ áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn vào ngày 1/3 tới.
Nguyên nhân được bản tin trên đưa ra là “các biện pháp này có thể được áp dụng với kết quả mong đợi là sẽ làm giảm áp lực đối với giá trị tiền tệ của Việt Nam và để chống lạm phát”.
Những thông tin trên được đưa ra sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành một số quy định mới về hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán; trong đó nghiêm cấm các ngân hàng không cho công ty chứng khoán trực thuộc vay vốn để đầu tư vào thị trường chứng khoán. Ngân hàng Nhà nước cũng vừa tiến hành rà soát số liệu về dư nợ của các ngân hàng thương mại trong hoạt động cho vay này.
Mặt khác, Thủ tướng Chính phủ cũng vừa chỉ đạo Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước phối hợp trong quản lý, giám sát các hoạt động trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, những chủ trương nói trên được các cơ quan quản lý khẳng định là nhằm giám sát tốt hơn hoạt động đầu tư, đặc biệt là môi trường đầu tư và tính minh bạch, công bằng trên thị trường.
Công văn số 20/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ mới đây dẫn ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng cũng nêu rõ: “Sự phát triển của thị trường chứng khoán hiện đang đặt ra một số vấn đề phải quan tâm xử lý như: giá một số cổ phiếu tăng liên tục ở mức cao; chất lượng dịch vụ của các tổ chức tài chính trung gian, hoạt động tư vấn, giám sát, định giá cổ phần để niêm yết, chất lượng và quản lý thông tin còn hạn chế; các quy định về quản lý, kiểm soát thị trường đảm bảo phát triển bền vững còn thiếu và chưa đồng bộ.
Vì vậy, việc phối hợp giám sát giữa các cơ quan quản lý là “Để tiếp tục tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển ổn định, bền vững, thực sự trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế; đồng thời, bảo đảm lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư, góp phần hoàn thiện và phát triển đồng bộ thị trường tài chính Việt Nam”.
Đối với thông tin mà những bản tin trên đề cập, đặc biệt là thời điểm có thể “áp đặt các biện pháp kiểm soát tiền vốn” từ ngày 1/3 tới, trao đổi với chúng tôi, ông Trương Văn Phước, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) khẳng định rằng, đến thời điểm này ông vẫn chưa biết có những chính sách liên quan có thể ban hành vào thời điểm đó.
Còn cơ chế kiểm soát các nguồn vốn, đặc biệt là các dòng tiền đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, ông Phước cho biết Pháp lệnh Ngoại hối đã được ban hành với những nội dung cụ thể, đã được áp dụng trong thời gian qua.
Riêng về khả năng “áp đặt các biện pháp kiểm soát tiền vốn”, theo ông Phước, Điều 41 về “Các biện pháp đảm bảo an toàn” trong Pháp lệnh Ngoại hối cũng đã ghi rõ rằng: “Khi xét thấy cần thiết, để bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia, Chính phủ được áp dụng các biện pháp sau đây: 1. Hạn chế việc mua, mang, chuyển, thanh toán đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai, tài khoản vốn; 2. Áp dụng các quy định về nghĩa vụ bán ngoại tệ của người cư trú là tổ chức; 3. Áp dụng các biện pháp kinh tế, tài chính, tiền tệ; 4. Các biện pháp khác".
Nhận định về sự phát triển của thị trường chứng khoán trong thời gian qua, đặc biệt là dòng chảy khá mạnh của vốn đầu tư nước ngoài, ông Phước cho rằng Việt Nam đã và đang tạo niềm tin và ấn tượng tốt đối với giới đầu tư quốc tế, nhất là sau khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tổ chức thành công APEC 2006.