Áp lực giảm giá đang đeo bám vàng
Giá vàng thế giới và trong nước cùng giảm nhẹ sáng đầu tuần hôm nay, khi giới đầu tư vẫn chưa cảm thấy yên tâm
Giá vàng thế giới và trong nước cùng giảm nhẹ sáng đầu tuần hôm nay, khi giới đầu tư vẫn chưa cảm thấy yên tâm về cuộc khủng hoảng nợ của khu vực châu Âu. Nhiều chuyên gia cho rằng, áp lực giảm giá vẫn chưa “buông tha” thị trường vàng.
Mở cửa sáng nay, vàng SJC tại thị trường Tp.HCM được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) báo giá ở mức 44,69 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,89 triệu đồng/lượng (bán ra), hạ 30.000 đồng mỗi lượng ở cả hai chiều mua và bán so với cuối tuần. Đến 9h35, SJC tiếp tục hạ giá vàng thêm 30.000 đồng mỗi lượng, còn 44,66 triệu đồng/lượng và 44,86 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua vào và bán ra.
Tại Hà Nội lúc 9h35, vàng SJC được Công ty Phú Quý giao dịch ở mức 44,7 triệu đồng/lượng và 44,9 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra).
Đối các loại vàng Rồng Thăng Long và AAA, Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá ở mức 43,8 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44-44,05 triệu đồng/lượng (bán ra), thấp hơn 800.000-900.000 đồng/lượng so với vàng SJC. Trong khi đó, các thương hiệu vàng PNJ và SBJ vẫn được giữ ngang giá với vàng SJC.
Nhiều doanh nghiệp kim hoàn cho biết, khối lượng giao dịch vàng miếng hàng ngày tiếp tục đi xuống trong mấy ngày gần đây. Như tại Công ty Sacombank-SBJ, khối lượng vàng miếng mua bán mấy ngày qua chỉ còn dưới 1.000 lượng/ngày.
“Thị trường đang chờ nghị định mới về quản lý thị trường vàng được chính thức bán hành. Yếu tố giá hiện nay cũng không mấy hấp dẫn cho cả khách mua và khách bán”, một nhà kinh doanh vàng tại Hà Nội lý giải về tình trạng trầm lắng hiện nay của thị trường.
Một số doanh nghiệp có thương hiệu vàng miếng “phi SJC” cho biết, người dân cũng không còn bán mạnh các loại vàng này như trong thời gian đầu khi dự thảo nghị định mới về quản lý thị trường vàng được ban hành, cho dù vàng “phi SJC” đã tạm ngưng sản xuất.
Những người còn nắm giữ vàng không phải SJC tới thời điểm này gần như đã yên tâm vì các loại vàng này tiếp tục được lưu hành sau khi nghị định mới được ban hành. Mặt khác, cũng có thể vì giá của một số loại vàng như AAA hay Rồng Thăng Long đang thấp hơn nhiều so giá vàng SJC, khiến nhiều người ngại chịu thiệt nếu bán ra.
Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 21.100 đồng (mua vào) và 21.140 đồng (bán ra), hầu như không thay đổi so với cuối tuần. Trên thị trường ngân hàng, tỷ giá USD/VND tiếp tục duy trì trạng thái đứng yên suốt khoảng 1 tháng rưỡi qua.
Trên thị trường quốc tế, giảm nhẹ là xu hướng chính của giá vàng trong phiên giao dịch tại châu Á sáng nay. Lúc 9h55 giờ Việt Nam, giá vàng giảm 2,1 USD/oz so với giá đóng cửa phiên liền trước tại New York, còn 1.710,2 USD/oz, tương đương khoảng 43,55 triệu đồng/lượng.
Trong cuộc họp thượng đỉnh kết thúc vào ngày thứ Sáu tuần trước, các nhà chức trách châu Âu vẫn chưa thể đưa ra được một kế hoạch có đủ sức thuyết phục với giới đầu tư về khả năng giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng. Một dự thảo hiệp ước mới đã được soạn ra, nhưng vẫn ở mức chung chung, và nước Anh - nền kinh tế lớn thứ ba của châu Âu - từ chối tham gia liên minh tài khóa gồm 26 thành viên quốc gia khác.
Thị trường vàng đã có phản ứng tích cực, nhưng còn rất thận trọng, trước những diễn biến mới này. Vàng đang có diễn biến giá như một tài sản rủi ro, thay vì một “vịnh tránh bão” như truyền thống, nên những bất ổn còn tồn tại ở châu Âu đồng nghĩa với việc áp lực giảm giá vẫn bám đuổi vàng.
Tuần trước, giá vàng giảm 2%, chủ yếu do giới đầu tư thất vọng trước việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) không tăng cường mua tài sản trên thị trường mở.
Ngoài ra, theo ông James Steel, chiến lược gia thị trường hàng hóa cơ bản của ngân hàng HSBC, vàng đang chịu áp lực giảm giá do nhiều ngân hàng thiếu vốn ở khu vực châu Âu phải hoán đổi vàng lấy USD. “Chừng nào những khó khăn về huy động vốn tại các ngân hàng châu Âu còn chưa được giải quyết, hoạt động hoán đổi này sẽ khó dừng lại và khiến giá vàng chịu áp lực giảm”, ông Steel nhận định trên Reuters.
Ngoài ra, vàng còn chịu áp lực giảm giá trên phương diện kỹ thuật. Nhà phân tích cấp cao Darin Newsom thuộc công ty DTN cho trang Kitco News biết, áp lực kỹ thuật có thể khiến vàng giảm giá trong tuần này. Theo ông Newsom, vàng có thể rớt giá về vùng 1.670,5 USD/oz nếu ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1.700 USD/oz bị phá.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, giá vàng đang chứng minh mối quan hệ tỷ lệ thuận với thị trường chứng khoán Mỹ. Với luồng quan điểm này, vàng có thể tăng giá trong tuần này nếu Phố Wall tiếp tục đi lên. Mặc dù vậy, diễn biến ở Phố Wall tuần này sẽ phụ thuộc nhiều vào các thống kê quan trọng về kinh tế Mỹ, bao gồm các dữ liệu về bán lẻ và lạm phát.
Trong tuần này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ họp chính sách định kỳ vào ngày thứ Ba, nhưng ít có khả năng tung ra một động thái chính sách mới.
Mở cửa sáng nay, vàng SJC tại thị trường Tp.HCM được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) báo giá ở mức 44,69 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,89 triệu đồng/lượng (bán ra), hạ 30.000 đồng mỗi lượng ở cả hai chiều mua và bán so với cuối tuần. Đến 9h35, SJC tiếp tục hạ giá vàng thêm 30.000 đồng mỗi lượng, còn 44,66 triệu đồng/lượng và 44,86 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua vào và bán ra.
Tại Hà Nội lúc 9h35, vàng SJC được Công ty Phú Quý giao dịch ở mức 44,7 triệu đồng/lượng và 44,9 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra).
Đối các loại vàng Rồng Thăng Long và AAA, Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá ở mức 43,8 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44-44,05 triệu đồng/lượng (bán ra), thấp hơn 800.000-900.000 đồng/lượng so với vàng SJC. Trong khi đó, các thương hiệu vàng PNJ và SBJ vẫn được giữ ngang giá với vàng SJC.
Nhiều doanh nghiệp kim hoàn cho biết, khối lượng giao dịch vàng miếng hàng ngày tiếp tục đi xuống trong mấy ngày gần đây. Như tại Công ty Sacombank-SBJ, khối lượng vàng miếng mua bán mấy ngày qua chỉ còn dưới 1.000 lượng/ngày.
“Thị trường đang chờ nghị định mới về quản lý thị trường vàng được chính thức bán hành. Yếu tố giá hiện nay cũng không mấy hấp dẫn cho cả khách mua và khách bán”, một nhà kinh doanh vàng tại Hà Nội lý giải về tình trạng trầm lắng hiện nay của thị trường.
Một số doanh nghiệp có thương hiệu vàng miếng “phi SJC” cho biết, người dân cũng không còn bán mạnh các loại vàng này như trong thời gian đầu khi dự thảo nghị định mới về quản lý thị trường vàng được ban hành, cho dù vàng “phi SJC” đã tạm ngưng sản xuất.
Những người còn nắm giữ vàng không phải SJC tới thời điểm này gần như đã yên tâm vì các loại vàng này tiếp tục được lưu hành sau khi nghị định mới được ban hành. Mặt khác, cũng có thể vì giá của một số loại vàng như AAA hay Rồng Thăng Long đang thấp hơn nhiều so giá vàng SJC, khiến nhiều người ngại chịu thiệt nếu bán ra.
Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 21.100 đồng (mua vào) và 21.140 đồng (bán ra), hầu như không thay đổi so với cuối tuần. Trên thị trường ngân hàng, tỷ giá USD/VND tiếp tục duy trì trạng thái đứng yên suốt khoảng 1 tháng rưỡi qua.
Trên thị trường quốc tế, giảm nhẹ là xu hướng chính của giá vàng trong phiên giao dịch tại châu Á sáng nay. Lúc 9h55 giờ Việt Nam, giá vàng giảm 2,1 USD/oz so với giá đóng cửa phiên liền trước tại New York, còn 1.710,2 USD/oz, tương đương khoảng 43,55 triệu đồng/lượng.
Trong cuộc họp thượng đỉnh kết thúc vào ngày thứ Sáu tuần trước, các nhà chức trách châu Âu vẫn chưa thể đưa ra được một kế hoạch có đủ sức thuyết phục với giới đầu tư về khả năng giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng. Một dự thảo hiệp ước mới đã được soạn ra, nhưng vẫn ở mức chung chung, và nước Anh - nền kinh tế lớn thứ ba của châu Âu - từ chối tham gia liên minh tài khóa gồm 26 thành viên quốc gia khác.
Thị trường vàng đã có phản ứng tích cực, nhưng còn rất thận trọng, trước những diễn biến mới này. Vàng đang có diễn biến giá như một tài sản rủi ro, thay vì một “vịnh tránh bão” như truyền thống, nên những bất ổn còn tồn tại ở châu Âu đồng nghĩa với việc áp lực giảm giá vẫn bám đuổi vàng.
Tuần trước, giá vàng giảm 2%, chủ yếu do giới đầu tư thất vọng trước việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) không tăng cường mua tài sản trên thị trường mở.
Ngoài ra, theo ông James Steel, chiến lược gia thị trường hàng hóa cơ bản của ngân hàng HSBC, vàng đang chịu áp lực giảm giá do nhiều ngân hàng thiếu vốn ở khu vực châu Âu phải hoán đổi vàng lấy USD. “Chừng nào những khó khăn về huy động vốn tại các ngân hàng châu Âu còn chưa được giải quyết, hoạt động hoán đổi này sẽ khó dừng lại và khiến giá vàng chịu áp lực giảm”, ông Steel nhận định trên Reuters.
Ngoài ra, vàng còn chịu áp lực giảm giá trên phương diện kỹ thuật. Nhà phân tích cấp cao Darin Newsom thuộc công ty DTN cho trang Kitco News biết, áp lực kỹ thuật có thể khiến vàng giảm giá trong tuần này. Theo ông Newsom, vàng có thể rớt giá về vùng 1.670,5 USD/oz nếu ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1.700 USD/oz bị phá.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, giá vàng đang chứng minh mối quan hệ tỷ lệ thuận với thị trường chứng khoán Mỹ. Với luồng quan điểm này, vàng có thể tăng giá trong tuần này nếu Phố Wall tiếp tục đi lên. Mặc dù vậy, diễn biến ở Phố Wall tuần này sẽ phụ thuộc nhiều vào các thống kê quan trọng về kinh tế Mỹ, bao gồm các dữ liệu về bán lẻ và lạm phát.
Trong tuần này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ họp chính sách định kỳ vào ngày thứ Ba, nhưng ít có khả năng tung ra một động thái chính sách mới.