APEC bất đồng về vấn đề biến đổi khí hậu
Các biện pháp đối phó với tình trạng thay đổi khí hậu là một trong những chủ đề chính của Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao và thương mại APEC
Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao và thương mại APEC với chủ đề chính tập trung thảo luận các biện pháp đối phó với tình trạng thay đổi khí hậu, tăng cường an toàn thực phẩm trong khu vực, đối phó với chủ nghĩa khủng bố và thúc đẩy việc nối lại các vòng đàm phán thương mại toàn cầu.
Hội nghị đã khai mạc tại Sydney ngày 5/9 và diễn ra trong 2 ngày. Trong diễn văn đọc tại Hội nghị, Ngoại trưởng Australia Alexander Downer cảnh báo vấn đề thay đổi khí hậu là mối đe dọa đối với các nền kinh tế đang phát triển mạnh trong khu vực và nước ông sẽ đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự tại Hội nghị cấp cao APEC.
Kế hoạch của Australia chưa được sự đồng thuận
Theo kế hoạch, tại Hội nghị cấp cao APEC, Thủ tướng Australia John Howard sẽ đề xuất một kế hoạch mà ông đánh giá là sẽ thiết lập cơ sở cho một khuôn khổ quốc tế giải quyết vấn đề khí hậu trái đất ấm dần. Kế hoạch này được Mỹ ủng hộ, sẽ mang tính tổng quát hơn với các mục tiêu dài hạn về giảm khí thải, khác hoàn toàn với Nghị định thư Kyoto đặt mục tiêu giảm khí thải cụ thể.
Tuy nhiên, Trung Quốc và một số nền kinh tế thành viên nghi ngờ kế hoạch của Australia có thể buộc họ phải chấp nhận các mục tiêu về cắt giảm khí thải. Thậm chí một số nước còn cho rằng không nên thảo luận toàn bộ các lĩnh vực liên quan đến thay đổi khí hậu tại APEC mà nên để trách nhiệm này cho Liên hợp quốc.
Nếu APEC ra được một tuyên bố mạnh mẽ về vấn đề thay đổi khí hậu thì điều này có thể tác động tích cực đến tiến trình đàm phán sắp tới nhằm đạt một thoả thuận mới thay thế Nghị định thư Kyoto dự kiến hết hạn vào năm 2012. Tuy nhiên, tất cả những bất đồng trên đã khiến Hội nghị Bộ trưởng APEC không đạt được nhất trí về nội dung tuyên bố chung liên quan đến vấn đề thay đổi khí hậu dự kiến công bố tại Hội nghị cấp cao APEC, diễn ra vào ngày 8 và 9/9 tới.
Tại hội nghị này, các Bộ trưởng thống nhất dự định thúc đẩy sáng kiến xây dựng một "diễn đàn hợp tác về an toàn thực phẩm" trong toàn APEC. Hội nghị cảnh báo nguy cơ APEC thiệt hại tới 137 tỷ USD tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và kim ngạch thương mại giảm tới 159 tỷ USD nếu như xảy ra tấn công khủng bố nhằm vào hệ thống cung cấp toàn cầu, làm gián đoạn hoạt động thương mại.
Nhất trí thúc đẩy vòng đàm phán Doha
Đối với vấn đề nối lại vòng đàm phán về tự do hóa thương mại toàn cầu, dự thảo tuyên bố của hội nghị khuyến nghị các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị cấp cao APEC ra tuyên bố kêu gọi 151 nền kinh tế thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tiến hành giai đoạn cuối của vòng đàm phán Doha trong năm nay. Dự thảo nêu rõ mong muốn của Hội nghị Bộ trưởng là cuối năm nay các thành viên WTO sẽ nhất trí đề cương của một thỏa thuận giảm bớt các rào cản thương mại đối với nông sản, sản phẩm chế tạo và dịch vụ.
Ngày 3/9, các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã khởi động lại các cuộc thương lượng trong khuôn khổ Vòng đàm phán thương mại toàn cầu Doha nhằm thu hẹp những bất đồng giữa các nước trong những tuần tới. Các cuộc thương lượng lần này chủ yếu tập trung vào các vấn đề cắt giảm trợ giá nông nghiệp và thuế nhập khẩu.
Theo ông Crawphot Falconer, người chủ trì các cuộc đàm phán, các nước đang cố gắng hết mình để thúc đẩy cuộc đàm phán ngay sau kỳ nghỉ hè. Các cuộc thương lượng dự định sẽ kéo dài từ nay đến 21/9 và được tiến hành với những hình thức khác nhau gồm các cuộc họp song phương, các cuộc họp nhóm gồm 30 nước đại diện cho các nước thành viên WTO và phiên họp toàn thể 151 thành viên WTO.
Việc các thành viên APEC nhất trí thúc đẩy vòng đàm phán Doha có ý nghĩa quan trọng góp phần tháo gỡ bế tắc. Bởi trong APEC có nhiều nền kinh tế lớn. 21 nền kinh tế thành viên APEC hiện chiếm 56% GDP thế giới và gần một nửa thương mại toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của các thành viên APEC đã liên tục gia tăng kể từ khi APEC được thành lập năm 1989, và đang ở mức cao nhất thế giới. Gần 2 thập kỷ qua, GDP của khu vực này đã tăng gấp 3 lần, lên 37,3 nghìn tỷ USD năm 2006.
Hội nghị đã khai mạc tại Sydney ngày 5/9 và diễn ra trong 2 ngày. Trong diễn văn đọc tại Hội nghị, Ngoại trưởng Australia Alexander Downer cảnh báo vấn đề thay đổi khí hậu là mối đe dọa đối với các nền kinh tế đang phát triển mạnh trong khu vực và nước ông sẽ đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự tại Hội nghị cấp cao APEC.
Kế hoạch của Australia chưa được sự đồng thuận
Theo kế hoạch, tại Hội nghị cấp cao APEC, Thủ tướng Australia John Howard sẽ đề xuất một kế hoạch mà ông đánh giá là sẽ thiết lập cơ sở cho một khuôn khổ quốc tế giải quyết vấn đề khí hậu trái đất ấm dần. Kế hoạch này được Mỹ ủng hộ, sẽ mang tính tổng quát hơn với các mục tiêu dài hạn về giảm khí thải, khác hoàn toàn với Nghị định thư Kyoto đặt mục tiêu giảm khí thải cụ thể.
Tuy nhiên, Trung Quốc và một số nền kinh tế thành viên nghi ngờ kế hoạch của Australia có thể buộc họ phải chấp nhận các mục tiêu về cắt giảm khí thải. Thậm chí một số nước còn cho rằng không nên thảo luận toàn bộ các lĩnh vực liên quan đến thay đổi khí hậu tại APEC mà nên để trách nhiệm này cho Liên hợp quốc.
Nếu APEC ra được một tuyên bố mạnh mẽ về vấn đề thay đổi khí hậu thì điều này có thể tác động tích cực đến tiến trình đàm phán sắp tới nhằm đạt một thoả thuận mới thay thế Nghị định thư Kyoto dự kiến hết hạn vào năm 2012. Tuy nhiên, tất cả những bất đồng trên đã khiến Hội nghị Bộ trưởng APEC không đạt được nhất trí về nội dung tuyên bố chung liên quan đến vấn đề thay đổi khí hậu dự kiến công bố tại Hội nghị cấp cao APEC, diễn ra vào ngày 8 và 9/9 tới.
Tại hội nghị này, các Bộ trưởng thống nhất dự định thúc đẩy sáng kiến xây dựng một "diễn đàn hợp tác về an toàn thực phẩm" trong toàn APEC. Hội nghị cảnh báo nguy cơ APEC thiệt hại tới 137 tỷ USD tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và kim ngạch thương mại giảm tới 159 tỷ USD nếu như xảy ra tấn công khủng bố nhằm vào hệ thống cung cấp toàn cầu, làm gián đoạn hoạt động thương mại.
Nhất trí thúc đẩy vòng đàm phán Doha
Đối với vấn đề nối lại vòng đàm phán về tự do hóa thương mại toàn cầu, dự thảo tuyên bố của hội nghị khuyến nghị các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị cấp cao APEC ra tuyên bố kêu gọi 151 nền kinh tế thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tiến hành giai đoạn cuối của vòng đàm phán Doha trong năm nay. Dự thảo nêu rõ mong muốn của Hội nghị Bộ trưởng là cuối năm nay các thành viên WTO sẽ nhất trí đề cương của một thỏa thuận giảm bớt các rào cản thương mại đối với nông sản, sản phẩm chế tạo và dịch vụ.
Ngày 3/9, các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã khởi động lại các cuộc thương lượng trong khuôn khổ Vòng đàm phán thương mại toàn cầu Doha nhằm thu hẹp những bất đồng giữa các nước trong những tuần tới. Các cuộc thương lượng lần này chủ yếu tập trung vào các vấn đề cắt giảm trợ giá nông nghiệp và thuế nhập khẩu.
Theo ông Crawphot Falconer, người chủ trì các cuộc đàm phán, các nước đang cố gắng hết mình để thúc đẩy cuộc đàm phán ngay sau kỳ nghỉ hè. Các cuộc thương lượng dự định sẽ kéo dài từ nay đến 21/9 và được tiến hành với những hình thức khác nhau gồm các cuộc họp song phương, các cuộc họp nhóm gồm 30 nước đại diện cho các nước thành viên WTO và phiên họp toàn thể 151 thành viên WTO.
Việc các thành viên APEC nhất trí thúc đẩy vòng đàm phán Doha có ý nghĩa quan trọng góp phần tháo gỡ bế tắc. Bởi trong APEC có nhiều nền kinh tế lớn. 21 nền kinh tế thành viên APEC hiện chiếm 56% GDP thế giới và gần một nửa thương mại toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của các thành viên APEC đã liên tục gia tăng kể từ khi APEC được thành lập năm 1989, và đang ở mức cao nhất thế giới. Gần 2 thập kỷ qua, GDP của khu vực này đã tăng gấp 3 lần, lên 37,3 nghìn tỷ USD năm 2006.