Argentina “hứa” sẽ tính lại CPI sau cáo buộc gian lận
Giống như Athens, Buenos Aires bị cáo buộc đã gian lận số liệu thống kê, đặc biệt là những số liệu về sự tăng trưởng và lạm phát
Sau hàng loạt cảnh báo mạnh mẽ, những nỗ lực của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dường như đã mang lại kết quả khi Argentina cuối cùng đã phải tuyên bố sẽ áp dụng phương pháp tính toán lạm phát mới kể từ quý 4/2013.
Phát biểu trên kênh truyền hình C5N ngày 2/2 vừa qua, Bộ trưởng Kinh tế Argentina Hernan Lozenzino tuyên bố “một phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mới sẽ thay thế phương pháp hiện thời”, sau khi nước này bị cáo buộc đã gian lận các số liệu thống kê kinh tế.
Trước đó, sau khi các nỗ lực kêu gọi Argentina hợp tác nhưng không có phản ứng tích cực, ngày 1/2 vừa qua, lần đầu tiên trong lịch sử, IMF đã ra thông cáo chính thức chống lại một quốc gia thành viên bằng việc tuyên bố rằng những số liệu về CPI và GDP của Argentina là “không đảm bảo tin cậy”, đồng thời yêu cầu nước này phải hiệu chỉnh và công bố lại số liệu trước ngày 29/9/2013.
Giống như Athens, Buenos Aires bị cáo buộc đã gian lận số liệu thống kê, đặc biệt là những số liệu về sự tăng trưởng và lạm phát, trong đó, số liệu lạm phát năm 2012 được công bố chính thức là 10,8% trong khi các viện nghiên cứu tư nhân cho rằng thực tế con số này phải cao khoảng 25,6%.
Theo các điều khoản của mình, IMF quy định các nước thành viên phải tuân thủ theo các quy chuẩn thống kê quốc tế và họ có quyền kiểm tra và đánh giá phương pháp tính của các nước thành viên. Gần đây, Hi Lạp cũng đã bị phát hiện gian lận các số liệu về tăng trưởng, thâm hụt ngân sách và cũng bị yêu cầu phải làm lại.
Cũng theo quy định hiện hành của IMF, nếu Argentina bỏ qua những yêu cầu chỉnh sửa số liệu thống kê, thì nước này sẽ phải nhận những hình phạt khác nhau, từ việc bị tước bỏ những khoản vay từ IMF đến việc bị loại trừ khỏi tổ chức này, thông qua việc thu hồi quyền biểu quyết.
Phát biểu trên kênh truyền hình C5N ngày 2/2 vừa qua, Bộ trưởng Kinh tế Argentina Hernan Lozenzino tuyên bố “một phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mới sẽ thay thế phương pháp hiện thời”, sau khi nước này bị cáo buộc đã gian lận các số liệu thống kê kinh tế.
Trước đó, sau khi các nỗ lực kêu gọi Argentina hợp tác nhưng không có phản ứng tích cực, ngày 1/2 vừa qua, lần đầu tiên trong lịch sử, IMF đã ra thông cáo chính thức chống lại một quốc gia thành viên bằng việc tuyên bố rằng những số liệu về CPI và GDP của Argentina là “không đảm bảo tin cậy”, đồng thời yêu cầu nước này phải hiệu chỉnh và công bố lại số liệu trước ngày 29/9/2013.
Giống như Athens, Buenos Aires bị cáo buộc đã gian lận số liệu thống kê, đặc biệt là những số liệu về sự tăng trưởng và lạm phát, trong đó, số liệu lạm phát năm 2012 được công bố chính thức là 10,8% trong khi các viện nghiên cứu tư nhân cho rằng thực tế con số này phải cao khoảng 25,6%.
Theo các điều khoản của mình, IMF quy định các nước thành viên phải tuân thủ theo các quy chuẩn thống kê quốc tế và họ có quyền kiểm tra và đánh giá phương pháp tính của các nước thành viên. Gần đây, Hi Lạp cũng đã bị phát hiện gian lận các số liệu về tăng trưởng, thâm hụt ngân sách và cũng bị yêu cầu phải làm lại.
Cũng theo quy định hiện hành của IMF, nếu Argentina bỏ qua những yêu cầu chỉnh sửa số liệu thống kê, thì nước này sẽ phải nhận những hình phạt khác nhau, từ việc bị tước bỏ những khoản vay từ IMF đến việc bị loại trừ khỏi tổ chức này, thông qua việc thu hồi quyền biểu quyết.