ASEAN tăng tốc hội nhập
Các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký bản kế hoạch về việc thành lập một Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015
Tại Hội nghị cấp cao 13 đang diễn ra ở Singapore, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký bản kế hoạch về việc thành lập một Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015, với một thị trường đơn nhất gồm 570 triệu dân. Đồng thời, bản Hiến chương mới của Hiệp hội cũng đã được thông qua.
Phiên họp cấp cao ASEAN về kinh doanh và đầu tư (ABIS), do Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ABAC) tổ chức, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đề ra nhiều phương hướng và biện pháp hợp tác phù hợp, góp phần thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Đẩy nhanh hội nhập kinh tế nội khối
Các nhà lãnh đạo ASEAN nhận định rằng, trong 15 năm qua, một trong những nội dung hợp tác chủ yếu và đặc biệt quan trọng của ASEAN là thúc đẩy tự do hoá kinh tế-thương mại và liên kết kinh tế nội khối. Kết quả hợp tác kinh tế trong ASEAN tuy đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhưng chưa thực sự tạo ra sự phát triển đột biến trong quan hệ kinh tế - thương mại. Thị phần thương mại nội khối mới chỉ chiếm khoảng 25% tổng giá trị thương mại của cả khối. Từng nền kinh tế ASEAN chưa thực sự là những nền kinh tế lớn mạnh.
Vì vậy, trong phiên họp ngày 18/11, các bộ trưởng thương mại ASEAN đã kêu gọi đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế toàn khối. Bộ trưởng Thương mại Singapore cho rằng ASEAN cần phải tiến hành quá trình hội nhập kinh tế trong vòng từ 3-5 năm tới để cạnh tranh với các đối tác đang trỗi dậy. Bộ trưởng Thương mại Indonesia cũng khẳng định: "Chúng ta cần tăng khả năng cạnh tranh của chúng ta".
Sáng 19/11, các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã thông qua bản Hiến chương mới của ASEAN. Bản Hiến chương này được các nhà lãnh đạo cấp cao 10 nước thành viên ASEAN xem xét và ký trong ngày làm việc 20/11. Ngoại trưởng Singapore George Yeo khẳng định, Hiến chương mới sẽ tạo điều kiện cho tất cả các nước thành viên của khối hội nhập ở mức cao hơn hiện nay.
Tuy nhiên, trong hợp tác nội khối, ASEAN cũng đang đứng trước không ít khó khăn. Trong đó, nổi lên là vấn đề chênh lệch về trình độ phát triển giữa các thành viên. Nhân Hội nghị cấp cao lần thứ 13 của ASEAN, Liên hiệp quốc vừa công bố báo cáo của Uỷ ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP), nhấn mạnh các nước ASEAN cần đặc biệt quan tâm thu hẹp khoảng cách phát triển trong số 10 nước thành viên. Trong đó chênh lệch lớn nhất là vấn đề môi trường và chăm sóc sức khỏe. Khoảng cách trong lĩnh vực thương mại và đầu tư trong các nước ASEAN cũng khá lớn, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Hình thành các AFTA rộng lớn hơn
ESCAP nhấn mạnh để đảm bảo quá trình hội nhập thành công, tất cả các nước thành viên ASEAN phải đảm bảo phát triển kinh tế và xã hội, vì về lâu dài, sự phát triển không đồng đều có thể tạo ra sự không bền vững. Báo cáo của ESCAP đề xuất 8 giải pháp trên 3 lĩnh vực chủ chốt là lãnh đạo, kết cấu hoàn chỉnh của quá trình hoạch định chính sách và nâng cao liên kết nội khối.
Các nhà lãnh đạo ASEAN cho rằng, bên cạnh việc đẩy mạnh hội nhập kinh tế nội khối, ASEAN cũng cần mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại với các đối tác ngoại khối. Quan hệ ASEAN - Trung Quốc phát triển năng động. Năm 2006, kim ngạch thương mại hai chiều đạt khoảng 140 tỷ USD, đưa ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn thứ tư của Trung Quốcvà nước này trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Hiệp hội. Theo Ban Thư ký ASEAN, kim ngạch buôn bán ASEAN - Trung Quốc năm nay sẽ đạt 190 tỷ USD, triển vọng đạt 200 tỷ USD vào năm tới.
Quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Nhật Bản được thúc đẩy. Nhật Bản tích cực thực hiện cam kết dành 52 triệu USD hỗ trợ các dự án hợp tác kinh tế ASEAN - Nhật Bản; Chương trình trao đổi thanh niên ASEAN - Nhật Bản và đào tạo nguồn nhân lực trẻ của các nước ASEAN; hỗ trợ các nước thành viên mới: Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam phát triển. Hàn Quốc cũng tiếp tục là đối tác có viện trợ phát triển lớn nhất cho ASEAN. Hai bên đang thực hiện tốt Kế hoạch hành động triển khai Tuyên bố về đối tác toàn diện ASEAN-Hàn Quốc, đồng thời đẩy nhanh đàm phán về Hiệp định FTA song phương.
Trong khi đó, tăng cường chính sách Hướng đông, Ấn Độ hợp tác tốt với ASEAN thực hiện Tuyên bố ASEAN - Ấn Độ về Quan hệ đối tác vì hòa bình, phát triển và thịnh vượng chung thông qua các hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại, các dự án hợp tác chuyên ngành. Hai bên đang tích cực đàm phán để sớm ký Hiệp định FTA song phương. ASEAN và EU cũng đang thực hiện giai đoạn 2 Chương trình Hỗ trợ liên kết khu vực...
Phiên họp cấp cao ASEAN về kinh doanh và đầu tư (ABIS), do Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ABAC) tổ chức, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đề ra nhiều phương hướng và biện pháp hợp tác phù hợp, góp phần thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Đẩy nhanh hội nhập kinh tế nội khối
Các nhà lãnh đạo ASEAN nhận định rằng, trong 15 năm qua, một trong những nội dung hợp tác chủ yếu và đặc biệt quan trọng của ASEAN là thúc đẩy tự do hoá kinh tế-thương mại và liên kết kinh tế nội khối. Kết quả hợp tác kinh tế trong ASEAN tuy đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhưng chưa thực sự tạo ra sự phát triển đột biến trong quan hệ kinh tế - thương mại. Thị phần thương mại nội khối mới chỉ chiếm khoảng 25% tổng giá trị thương mại của cả khối. Từng nền kinh tế ASEAN chưa thực sự là những nền kinh tế lớn mạnh.
Vì vậy, trong phiên họp ngày 18/11, các bộ trưởng thương mại ASEAN đã kêu gọi đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế toàn khối. Bộ trưởng Thương mại Singapore cho rằng ASEAN cần phải tiến hành quá trình hội nhập kinh tế trong vòng từ 3-5 năm tới để cạnh tranh với các đối tác đang trỗi dậy. Bộ trưởng Thương mại Indonesia cũng khẳng định: "Chúng ta cần tăng khả năng cạnh tranh của chúng ta".
Sáng 19/11, các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã thông qua bản Hiến chương mới của ASEAN. Bản Hiến chương này được các nhà lãnh đạo cấp cao 10 nước thành viên ASEAN xem xét và ký trong ngày làm việc 20/11. Ngoại trưởng Singapore George Yeo khẳng định, Hiến chương mới sẽ tạo điều kiện cho tất cả các nước thành viên của khối hội nhập ở mức cao hơn hiện nay.
Tuy nhiên, trong hợp tác nội khối, ASEAN cũng đang đứng trước không ít khó khăn. Trong đó, nổi lên là vấn đề chênh lệch về trình độ phát triển giữa các thành viên. Nhân Hội nghị cấp cao lần thứ 13 của ASEAN, Liên hiệp quốc vừa công bố báo cáo của Uỷ ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP), nhấn mạnh các nước ASEAN cần đặc biệt quan tâm thu hẹp khoảng cách phát triển trong số 10 nước thành viên. Trong đó chênh lệch lớn nhất là vấn đề môi trường và chăm sóc sức khỏe. Khoảng cách trong lĩnh vực thương mại và đầu tư trong các nước ASEAN cũng khá lớn, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Hình thành các AFTA rộng lớn hơn
ESCAP nhấn mạnh để đảm bảo quá trình hội nhập thành công, tất cả các nước thành viên ASEAN phải đảm bảo phát triển kinh tế và xã hội, vì về lâu dài, sự phát triển không đồng đều có thể tạo ra sự không bền vững. Báo cáo của ESCAP đề xuất 8 giải pháp trên 3 lĩnh vực chủ chốt là lãnh đạo, kết cấu hoàn chỉnh của quá trình hoạch định chính sách và nâng cao liên kết nội khối.
Các nhà lãnh đạo ASEAN cho rằng, bên cạnh việc đẩy mạnh hội nhập kinh tế nội khối, ASEAN cũng cần mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại với các đối tác ngoại khối. Quan hệ ASEAN - Trung Quốc phát triển năng động. Năm 2006, kim ngạch thương mại hai chiều đạt khoảng 140 tỷ USD, đưa ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn thứ tư của Trung Quốcvà nước này trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Hiệp hội. Theo Ban Thư ký ASEAN, kim ngạch buôn bán ASEAN - Trung Quốc năm nay sẽ đạt 190 tỷ USD, triển vọng đạt 200 tỷ USD vào năm tới.
Quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Nhật Bản được thúc đẩy. Nhật Bản tích cực thực hiện cam kết dành 52 triệu USD hỗ trợ các dự án hợp tác kinh tế ASEAN - Nhật Bản; Chương trình trao đổi thanh niên ASEAN - Nhật Bản và đào tạo nguồn nhân lực trẻ của các nước ASEAN; hỗ trợ các nước thành viên mới: Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam phát triển. Hàn Quốc cũng tiếp tục là đối tác có viện trợ phát triển lớn nhất cho ASEAN. Hai bên đang thực hiện tốt Kế hoạch hành động triển khai Tuyên bố về đối tác toàn diện ASEAN-Hàn Quốc, đồng thời đẩy nhanh đàm phán về Hiệp định FTA song phương.
Trong khi đó, tăng cường chính sách Hướng đông, Ấn Độ hợp tác tốt với ASEAN thực hiện Tuyên bố ASEAN - Ấn Độ về Quan hệ đối tác vì hòa bình, phát triển và thịnh vượng chung thông qua các hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại, các dự án hợp tác chuyên ngành. Hai bên đang tích cực đàm phán để sớm ký Hiệp định FTA song phương. ASEAN và EU cũng đang thực hiện giai đoạn 2 Chương trình Hỗ trợ liên kết khu vực...