Australia mạnh tay nâng lãi suất
Tin ở tốc độ tăng trưởng hiện nay của nền kinh tế, Australia nâng lãi suất cơ bản lần thứ tư kể từ tháng 10/2009
Tin ở tốc độ tăng trưởng hiện nay của
nền kinh tế, Ngân hàng Trung ương Australia (RBA) nâng lãi suất cơ bản
đồng Đôla Australia (AUD) thêm 0,25%.
Đây là lần tăng lãi suất thứ tư của đồng AUD kể từ tháng 10/2009.
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, ngày 2/3, Thống đốc RBA, ông Glenn Stevens, ra quyết định tăng lãi suất AUD lên 4% từ mức 3,75% trước đó. Mức tăng này không nằm ngoài dự báo trước đó của giới quan sát. Các nhà phân tích nhận định, RBA sẽ còn tăng lãi suất thêm 0,75% nữa trước khi dừng lại.
Cơ sở cho việc RBA liên tục nâng lãi suất cơ bản trong thời gian gần đây là đánh giá cho rằng, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Australia hiện nay đã đủ để chống chọi với những lo ngại của giới đầu tư toàn cầu về những rủi ro khủng hoảng nợ ở nhiều quốc gia.
Theo Thống đốc Stevens, kinh tế Australia đang tạo việc làm với tốc độ mạnh nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, niềm tin của giới doanh nghiệp cũng tăng mạnh, cho thấy nền kinh tế này đã phục hồi gần như hoàn toàn từ khủng hoảng. Những con số thống kê gần đây đã xoa dịu mọi lo ngại của Australia về rủi ro bùng nổ khủng hoảng nợ công toàn cầu - lý do khiến RBA không nâng lãi suất trong tháng 2.
Việc Australia đi đầu trên thế trong việc tăng lãi suất hậu khủng hoảng đã khiến đồng AUD của nước này trở thành đồng tiền chủ chốt có mức tăng giá mạnh nhất thời gian qua. Trong vòng 1 năm trở lại đây, đồng tiền này đã tăng giá 42% so với USD. Trong thời kỳ suy thoái vừa qua, Australia đã hạ lãi suất cơ bản về mức 3%, thấp nhất trong vòng nửa thế kỷ.
Trong năm 2010 này, Australia là quốc gia đầu tiên trong nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới( G-20) có động thái tăng lãi suất. Nhiều nền kinh tế khác trên thế giới như Canada, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia đang chịu áp lực gia tăng đối với việc sớm điều chỉnh lãi suất.
Thống kê gần đây cho thấy, kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,5% trong quý 4/2009, cao hơn dự báo, lạm phát ở Indonesia hiện đang ở mức cao nhất trong 9 tháng, kinh tế Canada đang tăng trưởng với tốc độ cao nhất kể từ năm 2000.
Trong khi đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuần trước nhận định rằng, nền kinh tế nước này đang trong tình trạng phục hồi yếu ớt và đòi hỏi duy trì mức lãi suất thấp. FED đã duy trì lãi suất cơ bản đồng USD ở mức thấp kỷ lục 0-0,25% từ cuối năm 2008 tới nay. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đang giữ lãi suất đồng Euro ở mức thấp kỷ lục 1%.
Australia là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới tránh được suy thoái. RBA dự báo, GDP của nước này sẽ đạt mức tăng trưởng 3,25% vào cuối năm nay, từ mức 2% ở cuối năm ngoái. Tỷ lệ thất nghiệp của Australia trong tháng 1 là 5,3%, thấp nhất trong vòng 11 tháng. Lạm phát lõi (không tính tới giá thực phẩm và năng lượng) quý 4/2009 ở nước này là 3,6%.
Việc Australia chịu ảnh hưởng ít hơn từ khủng hoảng và suy thoái toàn cầu so với các nước khác là do Chính phủ đã mạnh tay kích cầu, đồng thời cũng nhờ nhu cầu lớn của Trung Quốc đối với các loại nguyên vật liệu cơ bản - vốn là các mặt hàng xuất khẩu chính của nước này.
Đây là lần tăng lãi suất thứ tư của đồng AUD kể từ tháng 10/2009.
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, ngày 2/3, Thống đốc RBA, ông Glenn Stevens, ra quyết định tăng lãi suất AUD lên 4% từ mức 3,75% trước đó. Mức tăng này không nằm ngoài dự báo trước đó của giới quan sát. Các nhà phân tích nhận định, RBA sẽ còn tăng lãi suất thêm 0,75% nữa trước khi dừng lại.
Cơ sở cho việc RBA liên tục nâng lãi suất cơ bản trong thời gian gần đây là đánh giá cho rằng, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Australia hiện nay đã đủ để chống chọi với những lo ngại của giới đầu tư toàn cầu về những rủi ro khủng hoảng nợ ở nhiều quốc gia.
Theo Thống đốc Stevens, kinh tế Australia đang tạo việc làm với tốc độ mạnh nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, niềm tin của giới doanh nghiệp cũng tăng mạnh, cho thấy nền kinh tế này đã phục hồi gần như hoàn toàn từ khủng hoảng. Những con số thống kê gần đây đã xoa dịu mọi lo ngại của Australia về rủi ro bùng nổ khủng hoảng nợ công toàn cầu - lý do khiến RBA không nâng lãi suất trong tháng 2.
Việc Australia đi đầu trên thế trong việc tăng lãi suất hậu khủng hoảng đã khiến đồng AUD của nước này trở thành đồng tiền chủ chốt có mức tăng giá mạnh nhất thời gian qua. Trong vòng 1 năm trở lại đây, đồng tiền này đã tăng giá 42% so với USD. Trong thời kỳ suy thoái vừa qua, Australia đã hạ lãi suất cơ bản về mức 3%, thấp nhất trong vòng nửa thế kỷ.
Trong năm 2010 này, Australia là quốc gia đầu tiên trong nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới( G-20) có động thái tăng lãi suất. Nhiều nền kinh tế khác trên thế giới như Canada, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia đang chịu áp lực gia tăng đối với việc sớm điều chỉnh lãi suất.
Thống kê gần đây cho thấy, kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,5% trong quý 4/2009, cao hơn dự báo, lạm phát ở Indonesia hiện đang ở mức cao nhất trong 9 tháng, kinh tế Canada đang tăng trưởng với tốc độ cao nhất kể từ năm 2000.
Trong khi đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuần trước nhận định rằng, nền kinh tế nước này đang trong tình trạng phục hồi yếu ớt và đòi hỏi duy trì mức lãi suất thấp. FED đã duy trì lãi suất cơ bản đồng USD ở mức thấp kỷ lục 0-0,25% từ cuối năm 2008 tới nay. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đang giữ lãi suất đồng Euro ở mức thấp kỷ lục 1%.
Australia là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới tránh được suy thoái. RBA dự báo, GDP của nước này sẽ đạt mức tăng trưởng 3,25% vào cuối năm nay, từ mức 2% ở cuối năm ngoái. Tỷ lệ thất nghiệp của Australia trong tháng 1 là 5,3%, thấp nhất trong vòng 11 tháng. Lạm phát lõi (không tính tới giá thực phẩm và năng lượng) quý 4/2009 ở nước này là 3,6%.
Việc Australia chịu ảnh hưởng ít hơn từ khủng hoảng và suy thoái toàn cầu so với các nước khác là do Chính phủ đã mạnh tay kích cầu, đồng thời cũng nhờ nhu cầu lớn của Trung Quốc đối với các loại nguyên vật liệu cơ bản - vốn là các mặt hàng xuất khẩu chính của nước này.