Thị trường nước hoa toàn cầu đang thể hiện mức tăng trưởng ổn định do sự gia tăng về nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Một động lực quan trọng của thị trường nước hoa là xu hướng hướng tới những mùi hương được chế tác riêng biệt từ các nguyên liệu tự nhiên và thân thiện với môi trường...
Những dự án đường sắt trọng điểm đang mở ra một thị trường khổng lồ, tạo động lực thúc đẩy nền công nghiệp trong nước. Trong dòng chảy phát triển ấy, doanh nghiệp Việt đã không còn là những người đứng ngoài quan sát, mà từng bước khẳng định vị thế bằng bản lĩnh và tri thức...
Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng hơn 55% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách ở thị trường này cũng sẽ tác động rất lớn tới hoạt động đầu tư phát triển, sản xuất, kinh doanh cũng như kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam.
Trao đổi với Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy về tình hình thị trường dệt may năm 2025, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), cho rằng ngành dệt may đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, tập trung vào sản phẩm xanh và nâng cao chất lượng lao động, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu…
Cùng với sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam nổi lên như là một cứ điểm thu hút nhà đầu tư quốc tế. Trong giai đoạn phát triển mới, Việt Nam hướng tới những dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, xanh và phát triển bền vững. Việc ban hành một bộ tiêu chí để thẩm định, đánh giá và sàng lọc dự án được xem là cần thiết để đón những dự án chất lượng cao, cần thiết cho tăng trưởng của Việt Nam.
Chia sẻ với Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy nhân chuyến thăm và làm việc của 64 doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (từ ngày 18 đến 20/3/2025), ông Ted Osius, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho rằng trong bối cảnh có nhiều lo ngại về vấn đề thương mại, Việt Nam vẫn là điểm đến thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp Hoa Kỳ...
Trước thềm năm mới 2025, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, để nhìn lại kinh tế năm 2024 cũng như dự báo về triển vọng kinh tế năm 2025...
Mức tăng gần 30% và khoảng 40 kỷ lục được thiết lập là những con số phản ánh phần nào độ nóng của cơn sốt giá vàng trong năm 2024. Năm vừa qua đã đi vào lịch sử của thị trường kim loại quý thế giới như một trong những năm “hoàng kim” nhất...
Nghị quyết số 175/2024/QH15 của Quốc hội về Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Kể từ dấu mốc lịch sử này, Huế được mang sứ mệnh mới, thực hiện công cuộc xây dựng, phát triển thành đô thị hiện đại, văn minh, giàu bản sắc...
Trước thềm năm mới 2025, trả lời phỏng vấn Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy, bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, đã một lần nữa cam kết hỗ trợ Việt Nam biến nguyện vọng về môi trường thành các kết quả hữu hình và bền vững. UNDP tiếp tục hợp tác chặt chẽ với tất cả các bên liên quan để hỗ trợ Việt Nam trên hành trình hướng tới tương lai bền vững và kiên cường...
Trí tuệ nhân tạo đang ngày càng trở nên thông minh hơn và được áp dụng ngày càng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế. Trong khi các mô hình ngôn ngữ lớn (Large language models - LLM) đã thu hút được nhiều sự chú ý và đầu tư của các ông lớn công nghệ trên toàn cầu, thì mô hình ngôn ngữ nhỏ (Small language models - SLM) cũng đang dần khẳng định vị thế của mình. Với kích thước mini, SLM không chỉ hiệu quả hơn mà còn linh hoạt hơn, mở ra nhiều ứng dụng mới trong cuộc sống hàng ngày...
“Tư duy không quản được thì cấm đang khiến hệ thống luật pháp của Việt Nam chồng chéo, trùng lắp, cài răng lược với nhiều quy định bất hợp lý. Điều này khiến nhiều hoạt động kinh tế bị đình trệ và tắc nghẽn. Nếu không tự cởi trói thì chúng ta sẽ tiếp tục đánh mất cơ hội để tăng tốc và phát triển thịnh vượng”, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), chia sẻ quan điểm với Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc trước thềm Xuân Ất Tỵ 2025...
Đặt kỳ vọng vào các đề án tinh gọn bộ máy cơ quan quản lý đang soạn thảo, Tư lệnh ngành Kế hoạch và Đầu tư tin rằng đột phá tăng trưởng từ cải cách môi trường kinh doanh một lần nữa sẽ được “khơi dậy” khi những nút thắt về quản lý chồng chéo, đan xen, nhiều tầng nấc được tháo gỡ, các nguồn lực tăng trưởng được khơi thông và không còn ách tắc...
Năm 2024 đánh dấu nhiều bước tiến lớn của Việt Nam trong việc làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược trên toàn cầu, đặc biệt là chứng kiến những kết quả ấn tượng trong công tác ngoại giao kinh tế.
Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Vì vậy, người đứng đầu ngành Công Thương khẳng định: “Toàn ngành sẽ quyết tâm tăng tốc, bứt phá để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025, tạo nền tảng vững chắc cho đất nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”...
Trước thềm Xuân mới Ất Tỵ 2025, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã chia sẻ với Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy về những khát vọng kiến tạo ngành nông nghiệp, tạo ra những không gian phát triển mới, trên từng thửa ruộng, mảnh vườn...
Năm 2025 được dự báo kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với không ít thách thức trong bối cảnh lạm phát toàn cầu giảm nhưng chưa bền vững và độ mở của nền kinh tế Việt Nam rất lớn; ở trong nước, nhu cầu vốn cho tăng trưởng cao trong khi thị trường vốn vẫn đình trệ...
Cách thức thể chế được hình thành sẽ quyết định sự thịnh vượng của quốc gia. Quốc gia có nền thể chế bao trùm, khuyến khích sự tham gia rộng rãi của người dân vào hoạt động kinh tế và chính trị, bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người dân, khuyến khích đổi mới, sáng tạo sẽ tạo động lực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn.
Sự bùng nổ thông tin, đi kèm với đó là vấn nạn tin giả, đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư. Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy đã có những chuẩn bị và thiết kế ra “bộ lọc” nào để đối phó với tình trạng này? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Đào Quang Bính, Tổng giám đốc, Tổng thư ký Tòa soạn Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy...
Rất nhiều người dân đều có chung cảm nhận khi thấy được nhiệt huyết, nguồn năng lượng dồi dào, mạnh mẽ của Thủ tướng Phạm Minh Chính khi chứng kiến ông đặt chân tới những vùng đất sau cơn bão lịch sử Yagi và những nơi ông trực tiếp chỉ đạo công tác. Tất cả đều có dự cảm tốt lành về một Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ để hướng tới kỷ nguyên thịnh vượng. Trên hành trình bứt phá mạnh mẽ đó, họ tự hào, hãnh diện về vị Thủ tướng giàu năng lượng, luôn làm việc hết mình...
Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu...