Thủ tướng gợi ý Quảng Nam lấy đường ven biển làm hành lang phát triển mới, quy hoạch phía đông đường ven biển phải dành quỹ đất cho phát triển dịch vụ, sản xuất kinh doanh, còn phát triển công nghiệp và đô thị tại phía tây tuyến đường, các khu đô thị, bất động sản càng sát núi càng tốt...
Theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, việc tổ chức đấu thầu theo phương thức đối tác công tư (PPP) phải bảo đảm cạnh tranh, công bằng và minh bạch, không hình thức, không để xảy ra tình trạng "quân xanh, quân đỏ" …
Theo dự thảo Nghị định quy định về quản lý, sử dụng không gian ngầm trên địa bàn TP. Hà Nội, không gian ngầm đô thị phải được phân vùng chức năng theo mục đích sử dụng và theo chiều thẳng đứng; phân vùng không gian gắn với không gian trên mặt đất để quản lý, khai thác, sử dụng…
Theo tính toán sơ bộ, sau khi hợp nhất Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam sẽ giảm khoảng 3.600 đầu mối đơn vị, tổ chức tương ứng 37,7% so với hiện nay...
Tại Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 1/2025, một số đại biểu đề nghị nên coi dạy thêm, học thêm là hoạt động có điều kiện, tổ chức dạy học có nơi, có chỗ, có đăng ký để quản lý chặt chẽ, giảm trục lợi, tiêu cực...
Việc quy định đối tượng nhà giáo có trình độ, học hàm, học vị cao, nhà giáo làm việc trong các ngành, lĩnh vực chuyên sâu đặc thù có thể được kéo dài thời gian làm việc và nghỉ hưu ở tuổi cao hơn là cần thiết và hợp lý nhằm tận dụng, khai thác nguồn nhân lực chất lượng cao…
Công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương hoàn thành việc công bố phương án tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông năm học 2025 - 2026 trong tháng 02 năm 2025 để học sinh, giáo viên và các nhà trường, các cơ sở giáo dục phổ thông chủ động chuẩn bị cho công tác tuyển sinh...
Việc xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân của nước ta, tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân, nâng cao năng lực bảo vệ dữ liệu cá nhân cho các tổ chức, cá nhân trong nước tiếp cận trình độ quốc tế, khu vực...
Ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ và phát triển điện hạt nhân có đóng góp quan trọng và hiệu quả cho phát triển kinh tế- xã hội, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân...
Nguồn vốn này sẽ tập trung cho một số dự án lớn trong một số lĩnh vực trọng điểm như chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long; các dự án hạ tầng quy mô lớn, bền vững,...
Đa số ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử tại phiên tòa, phiên họp phải được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa. Việc ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định...
Ưu tiên đẩy mạnh đột phá về kết cấu hạ tầng, Bộ Chính trị lưu ý Hà Nội cần triển khai sớm phát triển hệ thống đường sắt đô thị, phấn đấu trước năm 2035 hoàn thành xây dựng 14 tuyến metro cùng các tuyến đường vành đai và hệ thống cầu qua sông Hồng...
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) quy định người lao động ở các doanh nghiệp nợ bảo hiểm không còn khả năng đóng, được lựa chọn nộp số tiền chậm đóng, trốn đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất để đủ điều kiện hưởng lương hưu, và các chế độ bảo hiểm khác. Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội lo ngại trường hợp này người lao động có thể phải gánh trách nhiệm và khó khả thi để thực hiện...
Sáng 28/5, tại tỉnh Ninh Bình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có mục tiêu đến năm 2035, tỉnh Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương...
Theo đại biểu Quốc hội, không nên chuyển nhóm đối tượng này sang bảo hiểm xã hội bắt buộc mà vẫn giữ nhóm đối tượng này thuộc đối tượng bảo hiểm xã hội tự nguyện...
Thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), vấn đề điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần thu hút đa số đại biểu Quốc hội góp ý kiến. Trong 2 phương án Chính phủ trình Quốc hội, bên cạnh một số đại biểu lựa chọn phương án 1, có không ít đại biểu lựa chọn phương án 2; một số đại biểu góp ý tích hợp 2 phương án...
Các đại biểu Quốc hội góp ý về quy định mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi, người lao động bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu 2% là quá cao, chưa bảo vệ quyền lợi thiết thực của người lao động trong bối cảnh cần động viên họ ở lại hệ thống bảo hiểm xã hội...
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh điều này tại cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc về dự thảo Nghị định quản lý và phát triển nhà ở xã hội ngày 27/5...
Cùng với thời điểm thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7 tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh mức hưởng lương hưu "cao nhất có thể", để đảm bảo quyền lợi cho người hưu trí...
Đại biểu cho rằng quy định đủ 75 tuổi trở lên mới được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội là quá cao so với tuổi thọ trung bình của người Việt, nên đề nghị xem xét hạ tiếp độ tuổi và bổ sung thêm điều kiện được hưởng chính sách này…
Đại biểu Quốc hội đề nghị chưa thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tại kỳ họp này, do chưa đánh giá đầy đủ tác động của việc bỏ lương cơ sở khi cải cách tiền lương, từ đó chưa có đủ căn cứ để tính hưởng lương hưu và các chế độ bảo hiểm xã hội...
Mặc dù hai phương án Chính phủ trình Quốc hội kỳ này đều chưa phải là những phương án tối ưu, có thể chưa giải quyết triệt để tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần, chưa dự kiến phòng ngừa được phản ứng tập thể người lao động, song đây đang là các phương án chiếm ưu thế...