Ba kiến nghị lớn tại Diễn đàn Doanh nghiệp
Cộng đồng doanh nghiệp mong muốn Chính phủ tiếp tục có những nỗ lực để giảm bớt thủ tục giấy tờ quan liêu
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) đã kết thúc ngày 4/12 tại Hà Nội. Những kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tại diễn đàn này sẽ được nêu tại Hội nghị Nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) diễn ra trong ngày 6 và 7/12.
Điểm mới của diễn đàn năm nay là có sự tham gia ngày càng đông đảo hơn của cộng đồng doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, sự quan tâm của các doanh nghiệp lại khác nhau. Các doanh nghiệp nước ngoài tập trung vào những cải cách luật pháp và việc thực hiện các văn bản luật pháp. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước lại quan tâm đến cải cách thuế, các dịch vụ công.
Theo ông Ajay Chhibber, Giám đốc WB tại Việt Nam, thách thức hiện nay của Việt Nam là không chỉ duy trì đà phát triển mà làm sao đảm bảo Việt Nam vẫn là địa chỉ "mơ ước" của các nhà đầu tư. Ông Sin Foong Wong, Giám đốc IFC Việt Nam tin tưởng tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam sẽ rất lớn.
Dẫn kết quả điều tra cảm nhận của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh được cơ quan này thực hiện, ông cho biết 90% doanh nghiệp trả lời có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong vòng 3 năm tới, chỉ 10% nói sẽ giữ nguyên quy mô.
Lí do khiến các doanh nghiệp này quyết định tăng hiện diện của họ tại Việt Nam chính là triển vọng kinh tế và những cải cách về mở cửa thị trường theo khuôn khổ cam kết WTO cũng như mở rộng thị trường trong nước.
Tại diễn đàn, các doanh nghiệp đã đề cập đến những hạn chế mà Việt Nam cần phải xử lí, trong đó phải kể đến vấn đề cơ sở hạ tầng, nhất là về giao thông và điện. Theo đó, đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước và ODA sẽ có vai trò quan trọng đáp ứng yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng.
Một trở ngại nữa là nạn quan liêu. Cộng đồng doanh nghiệp mong muốn Chính phủ tiếp tục có những nỗ lực để giảm bớt thủ tục giấy tờ quan liêu đối với doanh nghiệp.
Thực tế của tỉnh Đồng Nai đã để lại ấn tượng tốt đẹp cho các nhà tài trợ khi thu hút được 2,36 tỉ USD vốn FDI 7 tháng đầu năm nay, gấp đôi mục tiêu tỉnh đề ra. Thành công đó là nhờ tỉnh Đồng Nai đã áp dụng cơ chế một cửa, giảm thời gian công sức của doanh nghiệp để đăng ký kinh doanh và có được giấy phép đầu tư.
Hạn chế thứ ba là lao động có kỹ năng. Việt Nam cần đầu tư hơn nữa vào các cơ sở đào tạo cấp cao. Ông Alain Cany, Chủ tịch Eurocham tại Việt Nam cho rằng: khó khăn lớn mà các doanh nghiệp tư nhân phải đương đầu là lôi cuốn và níu giữ các nhân viên có tay nghề cao.
Việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao và sự gia tăng nhanh chóng về mức lương đã trở thành vấn đề gây ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài.
Điểm mới của diễn đàn năm nay là có sự tham gia ngày càng đông đảo hơn của cộng đồng doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, sự quan tâm của các doanh nghiệp lại khác nhau. Các doanh nghiệp nước ngoài tập trung vào những cải cách luật pháp và việc thực hiện các văn bản luật pháp. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước lại quan tâm đến cải cách thuế, các dịch vụ công.
Theo ông Ajay Chhibber, Giám đốc WB tại Việt Nam, thách thức hiện nay của Việt Nam là không chỉ duy trì đà phát triển mà làm sao đảm bảo Việt Nam vẫn là địa chỉ "mơ ước" của các nhà đầu tư. Ông Sin Foong Wong, Giám đốc IFC Việt Nam tin tưởng tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam sẽ rất lớn.
Dẫn kết quả điều tra cảm nhận của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh được cơ quan này thực hiện, ông cho biết 90% doanh nghiệp trả lời có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong vòng 3 năm tới, chỉ 10% nói sẽ giữ nguyên quy mô.
Lí do khiến các doanh nghiệp này quyết định tăng hiện diện của họ tại Việt Nam chính là triển vọng kinh tế và những cải cách về mở cửa thị trường theo khuôn khổ cam kết WTO cũng như mở rộng thị trường trong nước.
Tại diễn đàn, các doanh nghiệp đã đề cập đến những hạn chế mà Việt Nam cần phải xử lí, trong đó phải kể đến vấn đề cơ sở hạ tầng, nhất là về giao thông và điện. Theo đó, đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước và ODA sẽ có vai trò quan trọng đáp ứng yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng.
Một trở ngại nữa là nạn quan liêu. Cộng đồng doanh nghiệp mong muốn Chính phủ tiếp tục có những nỗ lực để giảm bớt thủ tục giấy tờ quan liêu đối với doanh nghiệp.
Thực tế của tỉnh Đồng Nai đã để lại ấn tượng tốt đẹp cho các nhà tài trợ khi thu hút được 2,36 tỉ USD vốn FDI 7 tháng đầu năm nay, gấp đôi mục tiêu tỉnh đề ra. Thành công đó là nhờ tỉnh Đồng Nai đã áp dụng cơ chế một cửa, giảm thời gian công sức của doanh nghiệp để đăng ký kinh doanh và có được giấy phép đầu tư.
Hạn chế thứ ba là lao động có kỹ năng. Việt Nam cần đầu tư hơn nữa vào các cơ sở đào tạo cấp cao. Ông Alain Cany, Chủ tịch Eurocham tại Việt Nam cho rằng: khó khăn lớn mà các doanh nghiệp tư nhân phải đương đầu là lôi cuốn và níu giữ các nhân viên có tay nghề cao.
Việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao và sự gia tăng nhanh chóng về mức lương đã trở thành vấn đề gây ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài.