Ba lý do khiến Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp công nghệ Mỹ
Không ngạc nhiên khi Việt Nam đang trở thành một điểm đến hấp dẫn cho đầu tư công nghệ cao từ giới doanh nghiệp Mỹ
Không ngạc nhiên khi Việt Nam đang trở thành một điểm đến hấp dẫn cho đầu tư công nghệ cao từ giới doanh nghiệp Mỹ.
>>Đối thoại Việt - Mỹ về công nghệ thông tin và truyền thông
Hiện tại, lượng vốn đầu tư có quy mô lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông từ Mỹ, và từ các chi nhánh của công ty Mỹ tại châu Á vào Việt Nam đang gia tăng.
Có lẽ bước ngoặt cho điều này chính là sự hiện diện của của Tập đoàn Intel tại Khu công nghệ cao Tp.HCM thông qua dự án đầu tư trị giá 1 tỷ USD vào năm 2006. Nối gót Intel là hàng loạt các công ty khác của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng đã chọn Việt Nam là điểm dừng chân trong năm nay... Những "đại gia" như Microsoft, Unisys, Qualcom và Motorola cũng đang thúc đẩy các dự án hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam.
Vậy yếu tố nào của Việt Nam đang là “nam châm” hút các doanh nghiệp sản xuất thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông của Mỹ? Theo báo cáo của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ vừa công bố mới đây, thì đó chính là mức thuế quan thấp, môi trường đầu tư ngày càng tích cực, và các tiêu chuẩn đang được cải thiện.
Về thuế quan, theo cam kết thuế trong Hiệp định Công nghệ Thông tin (ITA) khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam sẽ loại bỏ thuế quan đối với các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông, như máy tính, thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông và phần mềm máy tính. Lộ trình giảm thuế quan dự kiến bắt đầu vào năm 2008 và miễn thuế toàn bộ vào năm 2014.
Theo đó, khoảng 45% sản phẩm trong Hiệp định ITA đã được miễn thuế, 45% được hưởng mức thuế quan 5 - 10%; và 10% các sản phẩm còn lại chịu thuế quan ở mức 30%.
Nhiều doanh nghiệp Mỹ cũng cho rằng, việc tăng cường bảo hộ các nhà đầu tư cũng làm tăng thêm lượng vốn đầu tư vào Việt Nam. Trong một số tiểu ngành công nghệ thông tin và truyền thông, các nhà đầu tư Mỹ cũng được hưởng các điều khoản ưu đãi tối huệ quốc và đối xử quốc gia theo Hiệp định Thương mại Song phương Việt - Mỹ (BTA) được ký vào 2001.
Và dưới góc nhìn của giới doanh nghiệp Mỹ, việc Việt Nam đang tiến hành sử dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế cũng sẽ làm giảm khả năng tồn tại của các hàng rào phi thuế quan đối với những sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông, đồng thời có thể thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng trong ngành này của Việt Nam.
Từ năm 2004, nhiều cơ quan chính phủ Hoa Kỳ cũng như doanh nghiệp của Mỹ đã hỗ trợ một số chương trình cho Việt Nam về các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Mỹ vẫn cho rằng môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn một số khó khăn như trong khía cạnh hệ thống pháp luật cũng như tài chính còn nhiều bất cập. Nhiều doanh nghiệp Mỹ lo ngại đến việc tốc độ truy cập Internet chưa cao, vấn đề an ninh mạng và các rủi ro liên quan, vi phạm bản quyền phần mềm...
Những cản trở trên, theo các doanh nghiệp Mỹ, sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và truyền thông, nên họ mong muốn Việt Nam cần giải quyết một cách đồng bộ chứ không chỉ giải quyết từng vấn đề tại một thời điểm.
>>Đối thoại Việt - Mỹ về công nghệ thông tin và truyền thông
Hiện tại, lượng vốn đầu tư có quy mô lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông từ Mỹ, và từ các chi nhánh của công ty Mỹ tại châu Á vào Việt Nam đang gia tăng.
Có lẽ bước ngoặt cho điều này chính là sự hiện diện của của Tập đoàn Intel tại Khu công nghệ cao Tp.HCM thông qua dự án đầu tư trị giá 1 tỷ USD vào năm 2006. Nối gót Intel là hàng loạt các công ty khác của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng đã chọn Việt Nam là điểm dừng chân trong năm nay... Những "đại gia" như Microsoft, Unisys, Qualcom và Motorola cũng đang thúc đẩy các dự án hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam.
Vậy yếu tố nào của Việt Nam đang là “nam châm” hút các doanh nghiệp sản xuất thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông của Mỹ? Theo báo cáo của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ vừa công bố mới đây, thì đó chính là mức thuế quan thấp, môi trường đầu tư ngày càng tích cực, và các tiêu chuẩn đang được cải thiện.
Về thuế quan, theo cam kết thuế trong Hiệp định Công nghệ Thông tin (ITA) khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam sẽ loại bỏ thuế quan đối với các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông, như máy tính, thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông và phần mềm máy tính. Lộ trình giảm thuế quan dự kiến bắt đầu vào năm 2008 và miễn thuế toàn bộ vào năm 2014.
Theo đó, khoảng 45% sản phẩm trong Hiệp định ITA đã được miễn thuế, 45% được hưởng mức thuế quan 5 - 10%; và 10% các sản phẩm còn lại chịu thuế quan ở mức 30%.
Nhiều doanh nghiệp Mỹ cũng cho rằng, việc tăng cường bảo hộ các nhà đầu tư cũng làm tăng thêm lượng vốn đầu tư vào Việt Nam. Trong một số tiểu ngành công nghệ thông tin và truyền thông, các nhà đầu tư Mỹ cũng được hưởng các điều khoản ưu đãi tối huệ quốc và đối xử quốc gia theo Hiệp định Thương mại Song phương Việt - Mỹ (BTA) được ký vào 2001.
Và dưới góc nhìn của giới doanh nghiệp Mỹ, việc Việt Nam đang tiến hành sử dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế cũng sẽ làm giảm khả năng tồn tại của các hàng rào phi thuế quan đối với những sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông, đồng thời có thể thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng trong ngành này của Việt Nam.
Từ năm 2004, nhiều cơ quan chính phủ Hoa Kỳ cũng như doanh nghiệp của Mỹ đã hỗ trợ một số chương trình cho Việt Nam về các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Mỹ vẫn cho rằng môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn một số khó khăn như trong khía cạnh hệ thống pháp luật cũng như tài chính còn nhiều bất cập. Nhiều doanh nghiệp Mỹ lo ngại đến việc tốc độ truy cập Internet chưa cao, vấn đề an ninh mạng và các rủi ro liên quan, vi phạm bản quyền phần mềm...
Những cản trở trên, theo các doanh nghiệp Mỹ, sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và truyền thông, nên họ mong muốn Việt Nam cần giải quyết một cách đồng bộ chứ không chỉ giải quyết từng vấn đề tại một thời điểm.