Ba ngân hàng lớn nhất Mỹ “kiếm đậm” nhờ phí ATM
Ngoài phí ATM, các ngân hàng Mỹ còn “kiếm đậm” nhờ phí duy trì tài khoản và phí thấu chi
Ba ngân hàng lớn nhất của Mỹ gồm JPMorgan Chase, Bank of America, và Wells Fargo thu hơn 6,4 tỷ USD trong năm 2016 từ phí ATM và phí thấu chi - một phân tích của trang CNN Money cho thấy.
Số phí này tương đương 25 USD/năm tính trên mỗi người Mỹ trưởng thành. Mỗi lần rút tiền từ một cây ATM không thuộc ngân hàng đăng ký tài khoản, khách hàng ở Mỹ phải chịu mức phí ít nhất khoảng 3 USD.
Bất chấp sự phản đối của người tiêu dùng, các ngân hàng Mỹ vẫn không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ cắt giảm các loại phí trên. So với năm 2015, tổng số phí ATM và phí thấu chi mà 3 ngân hàng lớn nhất của Mỹ thu trong năm 2016 đã tăng gần 300 triệu USD.
Riêng tại JPMorgan, doanh thu từ phí ATM đã tăng 22% trong năm ngoái. Ngân hàng này nói rằng đó là do việc tăng phí ATM thêm 0,5 USD vào cuối năm 2015. Khách hàng phải trả phí này bất kỳ khi nào họ sử dụng một máy ATM không thuộc JPMorgan.
Cục Bảo vệ tài chính tiêu dùng Mỹ (CFPB) và các cơ quan giám sát khác đã cố gắng cảnh báo người dân hãy thận trọng với phí ngân hàng.
“Những khoản phí này có ảnh hưởng lớn đến những gia đình thu nhập thấp và trung bình phải chi tiêu dè sẻn”, bà Pamela Banks, luật sư chính sách cấp cao thuộc Liên đoàn Người tiêu dùng, một nhóm bảo vệ người tiêu dùng Mỹ, phát biểu.
Theo Bankrate, phí trung bình của việc sử dụng máy ATM khác ngân hàng ở Mỹ hiện vào khoảng 4,57 USD/lần rút. Năm 2016 là năm thứ 10 liên tiếp mức phí này tăng lên.
Ngoài phí ATM, các ngân hàng Mỹ còn “kiếm đậm” nhờ phí duy trì tài khoản và phí thấu chi.
Để giữ tài khoản của mình trong trạng thái mở, mỗi khách hàng phải trả phí hàng tháng cho ngân hàng. Một số ngân hàng thậm chí còn thu của khách hàng vài USD mỗi tháng nếu số dư tài khoản giảm dưới một mức nhất định, chẳng hạn 5.000 USD.
Phí thấu chi phát sinh khi số dư tài khoản của một khách hàng giảm dưới 0 USD và người đó vẫn rút tiền từ ATM hoặc sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm. Về bản chất, ngân hàng cho khách hàng đó vay tiền, nhưng với mức phí “cắt cổ”. Nhiều ngân hàng áp phí 35 USD cho mỗi lần thấu chi.
Nhờ đó mà các ngân hàng thu được những khoản tiền khổng lồ. JPMorgan thu gần 2 tỷ USD phí thấu chi trong năm 2016, Wells Fargo thu 1,8 tỷ USD, còn Bank of America thu 1,7 tỷ USD.
Về lý thuyết, người tiêu dùng không thể thấu chi tài khoản trừ phi họ chủ động dùng dịch vụ này. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Pew hồi năm 2014 cho thấy hơn một nửa số người Mỹ thấu chi tài khoản ngân hàng trong năm trước đó không nhớ là họ có chủ động thấu chi hay không.
Đáng báo động hơn là chỉ 8% số khách hàng gánh 75% toàn bộ phí thấu chi, theo CFPB. Những khách hàng này thường là những người trẻ và nghèo, và họ thấu chi từ 10 lần trở lên mỗi năm.
Nghiên cứu của CFPB nhấn mạnh rằng nếu một khách hàng thấu chi chỉ 24 USD trong vòng 3 ngày và trả khoản phí 34 USD, thì “khoản vay” đó có lãi suất hàng năm là 17.000%.
Số phí này tương đương 25 USD/năm tính trên mỗi người Mỹ trưởng thành. Mỗi lần rút tiền từ một cây ATM không thuộc ngân hàng đăng ký tài khoản, khách hàng ở Mỹ phải chịu mức phí ít nhất khoảng 3 USD.
Bất chấp sự phản đối của người tiêu dùng, các ngân hàng Mỹ vẫn không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ cắt giảm các loại phí trên. So với năm 2015, tổng số phí ATM và phí thấu chi mà 3 ngân hàng lớn nhất của Mỹ thu trong năm 2016 đã tăng gần 300 triệu USD.
Riêng tại JPMorgan, doanh thu từ phí ATM đã tăng 22% trong năm ngoái. Ngân hàng này nói rằng đó là do việc tăng phí ATM thêm 0,5 USD vào cuối năm 2015. Khách hàng phải trả phí này bất kỳ khi nào họ sử dụng một máy ATM không thuộc JPMorgan.
Cục Bảo vệ tài chính tiêu dùng Mỹ (CFPB) và các cơ quan giám sát khác đã cố gắng cảnh báo người dân hãy thận trọng với phí ngân hàng.
“Những khoản phí này có ảnh hưởng lớn đến những gia đình thu nhập thấp và trung bình phải chi tiêu dè sẻn”, bà Pamela Banks, luật sư chính sách cấp cao thuộc Liên đoàn Người tiêu dùng, một nhóm bảo vệ người tiêu dùng Mỹ, phát biểu.
Theo Bankrate, phí trung bình của việc sử dụng máy ATM khác ngân hàng ở Mỹ hiện vào khoảng 4,57 USD/lần rút. Năm 2016 là năm thứ 10 liên tiếp mức phí này tăng lên.
Ngoài phí ATM, các ngân hàng Mỹ còn “kiếm đậm” nhờ phí duy trì tài khoản và phí thấu chi.
Để giữ tài khoản của mình trong trạng thái mở, mỗi khách hàng phải trả phí hàng tháng cho ngân hàng. Một số ngân hàng thậm chí còn thu của khách hàng vài USD mỗi tháng nếu số dư tài khoản giảm dưới một mức nhất định, chẳng hạn 5.000 USD.
Phí thấu chi phát sinh khi số dư tài khoản của một khách hàng giảm dưới 0 USD và người đó vẫn rút tiền từ ATM hoặc sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm. Về bản chất, ngân hàng cho khách hàng đó vay tiền, nhưng với mức phí “cắt cổ”. Nhiều ngân hàng áp phí 35 USD cho mỗi lần thấu chi.
Nhờ đó mà các ngân hàng thu được những khoản tiền khổng lồ. JPMorgan thu gần 2 tỷ USD phí thấu chi trong năm 2016, Wells Fargo thu 1,8 tỷ USD, còn Bank of America thu 1,7 tỷ USD.
Về lý thuyết, người tiêu dùng không thể thấu chi tài khoản trừ phi họ chủ động dùng dịch vụ này. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Pew hồi năm 2014 cho thấy hơn một nửa số người Mỹ thấu chi tài khoản ngân hàng trong năm trước đó không nhớ là họ có chủ động thấu chi hay không.
Đáng báo động hơn là chỉ 8% số khách hàng gánh 75% toàn bộ phí thấu chi, theo CFPB. Những khách hàng này thường là những người trẻ và nghèo, và họ thấu chi từ 10 lần trở lên mỗi năm.
Nghiên cứu của CFPB nhấn mạnh rằng nếu một khách hàng thấu chi chỉ 24 USD trong vòng 3 ngày và trả khoản phí 34 USD, thì “khoản vay” đó có lãi suất hàng năm là 17.000%.