Bác sỹ ở New York nhiễm Ebola đã ra viện
Một tuyên bố từ cơ quan y tế của New York khẳng định, bác sỹ Spencer đã hoàn toàn sạch virus Ebola
Bác sỹ người Mỹ Craig Spencer, ca nhiễm Ebola đầu tiên được chẩn đoán ở New York, đã ra viện hôm qua sau khi hoàn toàn khỏi bệnh, hãng tin BBC cho biết.
Một tuyên bố từ cơ quan y tế của New York khẳng định, bác sỹ Spencer đã hoàn toàn sạch virus Ebola.
Trước khi nhiễm loại virus chết người, bác sỹ Spencer làm việc cho tổ chức Bác sỹ không biên giới (MFS) và tới Guinea để tham gia điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Ebola ở nước này. Sau khi quay về Mỹ, ông được chẩn đoán nhiễm Ebola ở New York hôm 23/10.
Trước khi được chẩn đoán nhiễm Ebola, bác sỹ Spencer đã đi tàu điện ngầm và đi chơi bowling. Thông tin này khiến giới chức New York lo ngại sự lây lan của virus và khoanh vùng những người đã có tiếp xúc với vị bác sỹ.
Bác sỹ Spencer là một trong số vài người Mỹ đã thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” Ebola sau khi được điều trị đặc biệt ở nước này. Một công dân Liberia có tên Thomas Eric Duncan đã chết vì Ebola sau khi nhập cảnh vào Mỹ và trở thành ca Ebola đầu tiên được chẩn đoán trên đất Mỹ.
Hai nữ y tá điều trị cho Duncan, trong đó có một người gốc Việt là Nina Phạm, cũng đã nhiễm Ebola. Tuy nhiên, hai y tá này đều đã được điều trị kịp thời, khỏi bệnh và ra viện.
Hãng tin BBC cho biết, ở ba nước Tây Phi nơi dịch Ebola tập trung là Sierra Leone, Guinea và Liberia, tỷ lệ tử vong vì Ebola cao hơn nhiều. Đến nay, đã có 5.000 người chết vì Ebola trong trận dịch này, chủ yếu tập trung ở ba quốc gia trên.
Trong quá trình điều trị, bác sỹ Spencer được cho dùng một loại thuốc chữa Ebola thử nghiệm và chất kháng thể chiết xuất từ máu của một người Mỹ khác từng bị Ebola và khỏi bệnh. Theo tờ New York Times, người hiến máu để điều trị cho bác sỹ Spencer có tên là Nancy Writebol, một người đã nhiễm Ebola nhưng may mắn được chữa khỏi.
“Sau một quá trình điều trị tích cực, bác sỹ Craig Spencer đã thoát khỏi virus Ebola”, một tuyên bố của Sở Y tế thành phố New York cho biết.
Di chuyển của bác sỹ Spencer trước khi ông được chẩn đoán nhiễm Ebola đã khiến hai bang New York và New Jersey hoảng hốt, áp dụng các biện pháp cách ly ngặt nghèo gây tranh cãi đối với các nhân viên cứu trợ trở về Mỹ sau khi tới Tây Phi làm nhiệm vụ.
Một y tá có tên Kaci Hickox đã kháng lệnh cách ly Ebola sau khi trở về từ Tây Phi.
Hickox không có triệu chứng nhiễm Ebola và cho kết quả xét nghiệm âm tính với loại virus này những vẫn bị nhà chức trách New York bắt phải ở trong nhà. Tuy nhiên, cô đã không chấp nhận và thậm chí còn dọa đâm đơn kiện.
Một tuyên bố từ cơ quan y tế của New York khẳng định, bác sỹ Spencer đã hoàn toàn sạch virus Ebola.
Trước khi nhiễm loại virus chết người, bác sỹ Spencer làm việc cho tổ chức Bác sỹ không biên giới (MFS) và tới Guinea để tham gia điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Ebola ở nước này. Sau khi quay về Mỹ, ông được chẩn đoán nhiễm Ebola ở New York hôm 23/10.
Trước khi được chẩn đoán nhiễm Ebola, bác sỹ Spencer đã đi tàu điện ngầm và đi chơi bowling. Thông tin này khiến giới chức New York lo ngại sự lây lan của virus và khoanh vùng những người đã có tiếp xúc với vị bác sỹ.
Bác sỹ Spencer là một trong số vài người Mỹ đã thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” Ebola sau khi được điều trị đặc biệt ở nước này. Một công dân Liberia có tên Thomas Eric Duncan đã chết vì Ebola sau khi nhập cảnh vào Mỹ và trở thành ca Ebola đầu tiên được chẩn đoán trên đất Mỹ.
Hai nữ y tá điều trị cho Duncan, trong đó có một người gốc Việt là Nina Phạm, cũng đã nhiễm Ebola. Tuy nhiên, hai y tá này đều đã được điều trị kịp thời, khỏi bệnh và ra viện.
Hãng tin BBC cho biết, ở ba nước Tây Phi nơi dịch Ebola tập trung là Sierra Leone, Guinea và Liberia, tỷ lệ tử vong vì Ebola cao hơn nhiều. Đến nay, đã có 5.000 người chết vì Ebola trong trận dịch này, chủ yếu tập trung ở ba quốc gia trên.
Trong quá trình điều trị, bác sỹ Spencer được cho dùng một loại thuốc chữa Ebola thử nghiệm và chất kháng thể chiết xuất từ máu của một người Mỹ khác từng bị Ebola và khỏi bệnh. Theo tờ New York Times, người hiến máu để điều trị cho bác sỹ Spencer có tên là Nancy Writebol, một người đã nhiễm Ebola nhưng may mắn được chữa khỏi.
“Sau một quá trình điều trị tích cực, bác sỹ Craig Spencer đã thoát khỏi virus Ebola”, một tuyên bố của Sở Y tế thành phố New York cho biết.
Di chuyển của bác sỹ Spencer trước khi ông được chẩn đoán nhiễm Ebola đã khiến hai bang New York và New Jersey hoảng hốt, áp dụng các biện pháp cách ly ngặt nghèo gây tranh cãi đối với các nhân viên cứu trợ trở về Mỹ sau khi tới Tây Phi làm nhiệm vụ.
Một y tá có tên Kaci Hickox đã kháng lệnh cách ly Ebola sau khi trở về từ Tây Phi.
Hickox không có triệu chứng nhiễm Ebola và cho kết quả xét nghiệm âm tính với loại virus này những vẫn bị nhà chức trách New York bắt phải ở trong nhà. Tuy nhiên, cô đã không chấp nhận và thậm chí còn dọa đâm đơn kiện.