Baidu vững ngôi “vua” tìm kiếm ở Trung Quốc
Với sự ra đi của Google, Baidu hưởng vị trí gần như độc tôn trên thị trường tìm kiếm trực tuyến bằng tiếng Trung Quốc
Thời gian qua, sự đối đầu của Google với Chính phủ Trung Quốc đã là một nguồn hỗ trợ không chê vào đâu được đối với công cụ tìm kiếm “made in China” Baidu.com.
Trong tương lai, chắc chắn Baidu sẽ vấp phải sự cạnh tranh của nhiều đối thủ, nhưng với việc Google.cn bị “khai tử”, Baidu đang chiếm thế gần như độc quyền trên thị trường tìm kiếm trực tuyến ở Trung Quốc.
Tờ BusinessWeek cho biết, kể từ ngày 12/1 khi Google lần đầu tiên công bố dự định rời Trung Quốc tới nay, giá cổ phiếu của Baidu niêm yết trên sàn giao dịch Nasdaq của Mỹ đã tăng hơn gấp rưỡi.
Sau khi Google thực hiện chuyển hướng người truy cập vào trang Google.cn sang trang web của mình tại Hồng Kông Google.com.hk, chấm dứt các hình thức kiểm duyệt nội dung kết quả tìm kiếm từ ngày 23/2, giới phân tích cho rằng, “người khổng lồ” Mỹ này có khả năng sẽ chỉ còn là một gương mặt nhỏ bé trên thị trường tìm kiếm trực tuyến tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
“Chúng tôi dự báo việc truy cập vào trang Google.com.hk từ Trung Quốc, nếu thực hiện được, sẽ rất chậm, còn nếu không sẽ là không thể thực hiện được”, nhà phân tích James Mitchell thuộc ngân hàng Goldman Sachs dự báo trong một báo cáo mà Business Week thu thập được.
Sự ra đi của Google càng tô sáng thêm bức tranh triển vọng trước đó vốn dĩ đã rất sáng sủa của Baidu. Giờ đây, Baidu hưởng vị trí gần như độc tôn trên thị trường tìm kiếm trực tuyến bằng tiếng Trung Quốc. Theo các nhà phân tích, trong số những đối thủ còn lại của Baidu, không một công cụ tìm kiếm nào có thị phần trên 1%. Điều này đặt Baidu vào “ngôi vương” của thị trường tìm kiếm tiếng Trung đang tăng trưởng với tốc độ chóng mặt.
Ước tính của công ty Samsung Securities ở Hồng Kông cho thấy, doanh thu thị trường quảng cáo trên kết quả tìm kiếm ở Trung Quốc mới chỉ đạt 1 tỷ USD vào năm 2009, nhưng sẽ lên tới 4,9 tỷ USD trong thời gian từ nay tới năm 2015. Cũng theo công ty này, phần của Baidu trong “chiếc bánh” hấp dẫn này sẽ tăng từ mức 65% hiện nay lên mức hơn 90% trong vòng hai năm tới.
Bà Arlene Ang, Giám đốc của công ty quảng cáo Publicis Modem có trụ sở ở Singapore, cho rằng, ở thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp muốn quảng cáo trên kết quả tìm kiếm ở Trung Quốc hầu như không có lựa chọn nào khác ngoài Baidu. “Tôi không thấy đối thủ nào đủ lớn để giành được vị trí hiện nay của Baidu. Nhiều công cụ tìm kiếm nhỏ hơn không có đủ khả năng để cạnh tranh nổi với Baidu”, bà Ang nhận xét.
Nhưng không phải ai cũng cho rằng cánh cửa đã khóa lại với các công cụ tìm kiếm khác ở Trung Quốc. “Việc Google rời đi là một cơ hội cho mọi công cụ tìm kiếm tăng thị phần ở đây”, nhà phân tích Elinor Leung thuộc công ty CLSA ở Hồng Kông nhận xét. Ông Chrus Reitermann, Chủ tịch công ty Ogilvy One ở Bắc Kinh, cũng đồng quan điểm này khi nhận định, theo thời gian, các công cụ tìm kiếm khác ngoài Baidu sẽ giành được phần đáng kể trong thị phần mà Google bỏ lại.
Các nhà phân tích đã chỉ ra nhiều trang tìm kiếm có thể làm được điều này, trong số đó có Bing của Microsoft. Công cụ tìm kiếm trẻ tuổi này chưa gây được ấn tượng ở thị trường Trung Quốc, và cũng giống như các trang web khác hoạt động ở Trung Quốc, Bing tuân thủ chặt chẽ chế độ tự kiểm duyệt nội dung.
Bên cạnh đó, những công cụ tìm kiếm khác phải kể tới là SoGou của Sohu hay SoSo của Tencent. Đây đều là các trang của Trung Quốc. BusinessWeek cho biết, giá cổ phiếu của Tencent tại thị trường Hồng Kông đã tăng gấp 3 lần trong vòng một năm qua, đưa giá trị vốn hóa thị trường của công ty này lên mức 37,4 tỷ USD, cao hơn giá trị vốn hóa của Baidu trên Nasdaq tới 85%.
Một gương mặt nữa có thể thách thức Baidu là Alibaba, chủ sở hữu của hai trang thương mại điện tử mang tên Alibaba và Taobao. Đại diện của Alibaba, công ty có 44% cổ phần nằm trong tay Yahoo, không tiết lộ xem họ có kế hoạch thúc đẩy lĩnh vực tìm kiếm sau khi Google rời đi hay không. Tuy nhiên, Alibaba tuyên bố, họ có lợi thế hơn Baidu trong việc thu hút khách hàng quảng cáo trực tuyến.
Chắc chắn, các công ty nói trên và cả nhiều công cụ tìm kiếm khác nhỏ con hơn đều sẽ tìm cách lấp đầy chỗ trống mà Google để lại. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển một công cụ tìm kiếm không phải là một việc dễ, nhất là để cạnh tranh với một đối thủ quá to con như Baidu.
“Tôi tin là một hoặc hai công cụ tìm kiếm sẽ nổi lên, nhưng sẽ phải mất thời gian để họ vươn lên ngang tầm với Baidu”, ông Vincent Kobler, Giám đốc điều hành công ty tư vấn EmporioAsia Leo Burnett ở Thượng Hải, nhận định. Theo ông Kobler, để đạt tới quy mô ngang với Baidu, các công cụ tìm kiếm ở Trung Quốc phải mất ít nhất 5 năm.
Trong tương lai, chắc chắn Baidu sẽ vấp phải sự cạnh tranh của nhiều đối thủ, nhưng với việc Google.cn bị “khai tử”, Baidu đang chiếm thế gần như độc quyền trên thị trường tìm kiếm trực tuyến ở Trung Quốc.
Tờ BusinessWeek cho biết, kể từ ngày 12/1 khi Google lần đầu tiên công bố dự định rời Trung Quốc tới nay, giá cổ phiếu của Baidu niêm yết trên sàn giao dịch Nasdaq của Mỹ đã tăng hơn gấp rưỡi.
Sau khi Google thực hiện chuyển hướng người truy cập vào trang Google.cn sang trang web của mình tại Hồng Kông Google.com.hk, chấm dứt các hình thức kiểm duyệt nội dung kết quả tìm kiếm từ ngày 23/2, giới phân tích cho rằng, “người khổng lồ” Mỹ này có khả năng sẽ chỉ còn là một gương mặt nhỏ bé trên thị trường tìm kiếm trực tuyến tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
“Chúng tôi dự báo việc truy cập vào trang Google.com.hk từ Trung Quốc, nếu thực hiện được, sẽ rất chậm, còn nếu không sẽ là không thể thực hiện được”, nhà phân tích James Mitchell thuộc ngân hàng Goldman Sachs dự báo trong một báo cáo mà Business Week thu thập được.
Sự ra đi của Google càng tô sáng thêm bức tranh triển vọng trước đó vốn dĩ đã rất sáng sủa của Baidu. Giờ đây, Baidu hưởng vị trí gần như độc tôn trên thị trường tìm kiếm trực tuyến bằng tiếng Trung Quốc. Theo các nhà phân tích, trong số những đối thủ còn lại của Baidu, không một công cụ tìm kiếm nào có thị phần trên 1%. Điều này đặt Baidu vào “ngôi vương” của thị trường tìm kiếm tiếng Trung đang tăng trưởng với tốc độ chóng mặt.
Ước tính của công ty Samsung Securities ở Hồng Kông cho thấy, doanh thu thị trường quảng cáo trên kết quả tìm kiếm ở Trung Quốc mới chỉ đạt 1 tỷ USD vào năm 2009, nhưng sẽ lên tới 4,9 tỷ USD trong thời gian từ nay tới năm 2015. Cũng theo công ty này, phần của Baidu trong “chiếc bánh” hấp dẫn này sẽ tăng từ mức 65% hiện nay lên mức hơn 90% trong vòng hai năm tới.
Bà Arlene Ang, Giám đốc của công ty quảng cáo Publicis Modem có trụ sở ở Singapore, cho rằng, ở thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp muốn quảng cáo trên kết quả tìm kiếm ở Trung Quốc hầu như không có lựa chọn nào khác ngoài Baidu. “Tôi không thấy đối thủ nào đủ lớn để giành được vị trí hiện nay của Baidu. Nhiều công cụ tìm kiếm nhỏ hơn không có đủ khả năng để cạnh tranh nổi với Baidu”, bà Ang nhận xét.
Nhưng không phải ai cũng cho rằng cánh cửa đã khóa lại với các công cụ tìm kiếm khác ở Trung Quốc. “Việc Google rời đi là một cơ hội cho mọi công cụ tìm kiếm tăng thị phần ở đây”, nhà phân tích Elinor Leung thuộc công ty CLSA ở Hồng Kông nhận xét. Ông Chrus Reitermann, Chủ tịch công ty Ogilvy One ở Bắc Kinh, cũng đồng quan điểm này khi nhận định, theo thời gian, các công cụ tìm kiếm khác ngoài Baidu sẽ giành được phần đáng kể trong thị phần mà Google bỏ lại.
Các nhà phân tích đã chỉ ra nhiều trang tìm kiếm có thể làm được điều này, trong số đó có Bing của Microsoft. Công cụ tìm kiếm trẻ tuổi này chưa gây được ấn tượng ở thị trường Trung Quốc, và cũng giống như các trang web khác hoạt động ở Trung Quốc, Bing tuân thủ chặt chẽ chế độ tự kiểm duyệt nội dung.
Bên cạnh đó, những công cụ tìm kiếm khác phải kể tới là SoGou của Sohu hay SoSo của Tencent. Đây đều là các trang của Trung Quốc. BusinessWeek cho biết, giá cổ phiếu của Tencent tại thị trường Hồng Kông đã tăng gấp 3 lần trong vòng một năm qua, đưa giá trị vốn hóa thị trường của công ty này lên mức 37,4 tỷ USD, cao hơn giá trị vốn hóa của Baidu trên Nasdaq tới 85%.
Một gương mặt nữa có thể thách thức Baidu là Alibaba, chủ sở hữu của hai trang thương mại điện tử mang tên Alibaba và Taobao. Đại diện của Alibaba, công ty có 44% cổ phần nằm trong tay Yahoo, không tiết lộ xem họ có kế hoạch thúc đẩy lĩnh vực tìm kiếm sau khi Google rời đi hay không. Tuy nhiên, Alibaba tuyên bố, họ có lợi thế hơn Baidu trong việc thu hút khách hàng quảng cáo trực tuyến.
Chắc chắn, các công ty nói trên và cả nhiều công cụ tìm kiếm khác nhỏ con hơn đều sẽ tìm cách lấp đầy chỗ trống mà Google để lại. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển một công cụ tìm kiếm không phải là một việc dễ, nhất là để cạnh tranh với một đối thủ quá to con như Baidu.
“Tôi tin là một hoặc hai công cụ tìm kiếm sẽ nổi lên, nhưng sẽ phải mất thời gian để họ vươn lên ngang tầm với Baidu”, ông Vincent Kobler, Giám đốc điều hành công ty tư vấn EmporioAsia Leo Burnett ở Thượng Hải, nhận định. Theo ông Kobler, để đạt tới quy mô ngang với Baidu, các công cụ tìm kiếm ở Trung Quốc phải mất ít nhất 5 năm.