Bán cổ phần Citigoup, Chính phủ Mỹ “thắng” lớn
Với kế hoạch bán lại toàn bộ số cổ phần sở hữu đang nắm giữ trong Citigroup, Chính phủ Mỹ có thể thu khoản lãi hơn 8 tỷ USD
Gần 18 tháng sau khi rót vốn cứu trợ Citigroup khỏi sự sụp đổ, Chính phủ Mỹ tuyên bố kế hoạch bán lại toàn bộ số cổ phần sở hữu đang nắm giữ trong ngân hàng này. Ước tính, khoản lãi mà Washington thu được từ vụ đầu tư này có thể lên tới hơn 8 tỷ USD.
Theo New York Times, Bộ Tài chính Mỹ ngày 29/2 cho hay họ sẽ bán lại 7,7 tỷ cổ phiếu phổ thông trong Citigroup trong năm 2010. Theo đó, mức cổ phần sở hữu của Chính phủ Mỹ trong Citigroup sẽ giảm dần thông qua các vụ bán cổ phiếu ngân hàng này ra thị trường.
Tờ báo này cho hay, Chính phủ Mỹ có thể lãi trên 8 tỷ USD nếu tính theo giá cổ phiếu của Citigroup ngày 29/3. Đó là còn chưa kể tới 8,1 tỷ USD tiền lãi và các khoản phí khác mà Washington đã thu từ việc bơm tiền cho Citigroup để ngân hàng thoát khỏi bờ vực sụp đổ. Với mức lợi nhuận lớn như vậy, vụ cứu Citigroup là một trong những khoản đầu tư có lãi nhất trong chương trình giải cứu tài chính mang tên Giải trừ nợ xấu (TARP) của Chính phủ Mỹ.
Một số nguồn tin thân cận tiết lộ với New York Times, Washington sẽ đợi cho tới khi Citigroup công bố kết quả kinh doanh quý 1 vào tháng 4 tới đây mới bắt đầu việc bán ra cổ phiếu của ngân hàng này. Với 7,7 tỷ cổ phiếu được bán ra, đây sẽ là một trong những vụ bán cổ phiếu lớn nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Phố Wall. Phản ứng trước thông tin này, giá cổ phiếu của Citigroup đã giảm mất 3% trong phiên giao dịch ngày 29/3.
Mới chỉ một năm rưỡi trước đây, Citigroup bị khủng hoảng tài chính đẩy tới bờ vực sụp đổ. Để tránh sự đổ vỡ dây chuyền, Chính phủ Mỹ đã vội vã đầu tư 45 tỷ USD tiền thuế của dân vào Citigroup và nhất trí bảo lãnh cho 300 tỷ USD tài sản của ngân hàng này.
Hiện tại, dù còn chưa phục hồi hoàn toàn, tình hình của Citigroup đã cải thiện nhiều. Tháng 12 năm ngoái, Citigroup được các nhà chức trách Mỹ cho phép hoàn trả 20 tỷ USD tiền giải cứu và kết thúc chương trình bảo lãnh của Chính phủ liên bang. Nhờ đó, các quan chức hàng đầu của Citigroup không còn nằm dưới sự kiềm tỏa gắt gao của các quy định về tiền thưởng áp dụng cho các ngân hàng được cứu trợ.
Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ hiện vẫn nắm giữ cổ phần trị giá 25 tỷ USD trong Citigroup, tương đương với 7,7 tỷ cổ phiếu phổ thông. Cuối năm ngoái, Washington trì hoãn kế hoạch bán ra số cổ phiếu này vì Citigroup khi đó gặp khó khăn trong việc huy động vốn.
Một khi Chính phủ Mỹ bán nốt số cổ phiếu này, mối liên hệ chặt chẽ giữa Washington và Citigroup thời gian qua sẽ gần như bị cắt đứt. Tuy nhiên, Citigroup vẫn chưa hoàn toàn được “tự do”.
Mới đây, Ủy ban Điều tra khủng hoảng tài chính của Quốc hội Mỹ dự định sẽ tổ chức một phiên điều trần kéo dài hai ngày để tìm hiểu lý do vì sao Citigroup thiếu chút nữa thì sụp đổ hồi năm 2008 cũng như những rủi ro mà ngân hàng này gây ra cho hệ thống tài chính.
Trong số những nhân vật phải ra điều trần sẽ là cựu Giám đốc điều hành của Citigroup, ông Charles Prince; cựu Giám đốc quản lý rủi ro của Citigroup, ông David Bushnell; và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ đồng thời là một nhân vật có ảnh hưởng trong đội ngũ lãnh đạo của ngân hàng này trước đây, ông Robert Rubin.
Bên cạnh đó, dù bán hết cổ phiếu của Citigroup, Chính phủ Mỹ vẫn nắm giữ một số khoản đầu tư khác vào ngân hàng này. Cả Bộ Tài chính và Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) đều sở hữu cổ phiếu ưu đãi và chứng quyền trong Citigroup. Cả hai cơ quan này đều chưa có tuyên bố gì về việc bán lại các tài sản trên.
Theo New York Times, Bộ Tài chính Mỹ ngày 29/2 cho hay họ sẽ bán lại 7,7 tỷ cổ phiếu phổ thông trong Citigroup trong năm 2010. Theo đó, mức cổ phần sở hữu của Chính phủ Mỹ trong Citigroup sẽ giảm dần thông qua các vụ bán cổ phiếu ngân hàng này ra thị trường.
Tờ báo này cho hay, Chính phủ Mỹ có thể lãi trên 8 tỷ USD nếu tính theo giá cổ phiếu của Citigroup ngày 29/3. Đó là còn chưa kể tới 8,1 tỷ USD tiền lãi và các khoản phí khác mà Washington đã thu từ việc bơm tiền cho Citigroup để ngân hàng thoát khỏi bờ vực sụp đổ. Với mức lợi nhuận lớn như vậy, vụ cứu Citigroup là một trong những khoản đầu tư có lãi nhất trong chương trình giải cứu tài chính mang tên Giải trừ nợ xấu (TARP) của Chính phủ Mỹ.
Một số nguồn tin thân cận tiết lộ với New York Times, Washington sẽ đợi cho tới khi Citigroup công bố kết quả kinh doanh quý 1 vào tháng 4 tới đây mới bắt đầu việc bán ra cổ phiếu của ngân hàng này. Với 7,7 tỷ cổ phiếu được bán ra, đây sẽ là một trong những vụ bán cổ phiếu lớn nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Phố Wall. Phản ứng trước thông tin này, giá cổ phiếu của Citigroup đã giảm mất 3% trong phiên giao dịch ngày 29/3.
Mới chỉ một năm rưỡi trước đây, Citigroup bị khủng hoảng tài chính đẩy tới bờ vực sụp đổ. Để tránh sự đổ vỡ dây chuyền, Chính phủ Mỹ đã vội vã đầu tư 45 tỷ USD tiền thuế của dân vào Citigroup và nhất trí bảo lãnh cho 300 tỷ USD tài sản của ngân hàng này.
Hiện tại, dù còn chưa phục hồi hoàn toàn, tình hình của Citigroup đã cải thiện nhiều. Tháng 12 năm ngoái, Citigroup được các nhà chức trách Mỹ cho phép hoàn trả 20 tỷ USD tiền giải cứu và kết thúc chương trình bảo lãnh của Chính phủ liên bang. Nhờ đó, các quan chức hàng đầu của Citigroup không còn nằm dưới sự kiềm tỏa gắt gao của các quy định về tiền thưởng áp dụng cho các ngân hàng được cứu trợ.
Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ hiện vẫn nắm giữ cổ phần trị giá 25 tỷ USD trong Citigroup, tương đương với 7,7 tỷ cổ phiếu phổ thông. Cuối năm ngoái, Washington trì hoãn kế hoạch bán ra số cổ phiếu này vì Citigroup khi đó gặp khó khăn trong việc huy động vốn.
Một khi Chính phủ Mỹ bán nốt số cổ phiếu này, mối liên hệ chặt chẽ giữa Washington và Citigroup thời gian qua sẽ gần như bị cắt đứt. Tuy nhiên, Citigroup vẫn chưa hoàn toàn được “tự do”.
Mới đây, Ủy ban Điều tra khủng hoảng tài chính của Quốc hội Mỹ dự định sẽ tổ chức một phiên điều trần kéo dài hai ngày để tìm hiểu lý do vì sao Citigroup thiếu chút nữa thì sụp đổ hồi năm 2008 cũng như những rủi ro mà ngân hàng này gây ra cho hệ thống tài chính.
Trong số những nhân vật phải ra điều trần sẽ là cựu Giám đốc điều hành của Citigroup, ông Charles Prince; cựu Giám đốc quản lý rủi ro của Citigroup, ông David Bushnell; và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ đồng thời là một nhân vật có ảnh hưởng trong đội ngũ lãnh đạo của ngân hàng này trước đây, ông Robert Rubin.
Bên cạnh đó, dù bán hết cổ phiếu của Citigroup, Chính phủ Mỹ vẫn nắm giữ một số khoản đầu tư khác vào ngân hàng này. Cả Bộ Tài chính và Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) đều sở hữu cổ phiếu ưu đãi và chứng quyền trong Citigroup. Cả hai cơ quan này đều chưa có tuyên bố gì về việc bán lại các tài sản trên.