Bán hàng trên Facebook không cần đăng ký, nhưng phải nộp thuế
Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin lên tiếng lý giải về Thông tư 47
Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) vừa chính thức lên tiếng trước những phản hồi của dư luận sau khi Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 47/2014 về quản lý website thương mại điện tử, trong đó có việc quản lý kinh doanh qua mạng xã hội.
Theo lý giải của cơ quan này, hiện nay, trào lưu kinh doanh thương mại điện tử trên các mạng xã hội đang nở rộ với quy mô thị trường ngày càng lớn. Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2013, cho thấy khoảng 73% người sử dụng Internet tại Việt Nam có truy cập vào các diễn đàn, mạng xã hội. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, 45% người sử dụng Internet có tham gia mua sắm qua các mạng xã hội.
Nắm bắt được trào lưu trên, ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương thức bán hàng thông qua mạng xã hội nhằm tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Trước thực tế đó, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 47/2014, có hiệu lực từ 20/1/2015, hướng dẫn các quy định về quản lý website thương mại điện tử, các mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử như website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; được lập website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ, thì phải đăng ký với Bộ Công Thương.
Đối tượng áp dụng của Nghị định 52/2013 của Chính phủ và Thông tư 47 của Bộ là tất cả các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam, kể cả cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam và tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam.
Cục Thương mại điện tử lý giải, về mặt bản chất và phương thức tổ chức, hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội cũng giống với hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Do vậy, Thông tư số 47 làm rõ hơn quy định của Nghị định số 52/2013 về thương mại điện tử, yêu cầu các mạng xã hội có hoạt động theo hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử phải tiến hành đăng ký với Bộ Công Thương và tuân thủ các quy định liên quan tới sàn giao dịch thương mại điện tử.
Quy định này nhằm thiết lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho thương mại điện tử phát triển, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Trước thông tin gây nhiều tranh cãi về việc người bán hàng trên mạng xã hội như Facebook… liệu có phải đăng ký với cơ quan thẩm quyền, Cục Thương mại điện tử khẳng định: “Theo Thông tư 47 thì người bán trên mạng xã hội không phải đăng ký với Bộ Công Thương”.
Tuy nhiên, người bán hàng trên mạng xã hội phải có trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử như: cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin như tên, địa chỉ, số điện thoại của người bán, mã số thuế cá nhân… cho chủ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ; cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định khi bán hàng hóa…
Bên cạnh đó, cũng phải tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mãi, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch.
Đặc biệt, mặc dù Thông tư số 47 không quy định về việc nộp thuế của người bán hàng trên mạng xã hội, nhưng theo nguyên tắc Luật Quản lý thuế, cá nhân tổ chức kinh doanh dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
Hơn nữa, theo Nghị định số 52/2013 thì “người bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật”.
Theo Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, điều đó có nghĩa rằng, nếu mạng xã hội có hoạt động dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử thì người bán hàng trên đó cũng phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Việc kê khai thuế, cách thức thu thuế, mức thuế, loại thuế… được áp dụng theo các quy định pháp luật hiện hành về thuế và quản lý thuế.
Cũng theo cơ quan này, Thông tư 47 có hiệu lực từ 20/1/2015.
Theo lý giải của cơ quan này, hiện nay, trào lưu kinh doanh thương mại điện tử trên các mạng xã hội đang nở rộ với quy mô thị trường ngày càng lớn. Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2013, cho thấy khoảng 73% người sử dụng Internet tại Việt Nam có truy cập vào các diễn đàn, mạng xã hội. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, 45% người sử dụng Internet có tham gia mua sắm qua các mạng xã hội.
Nắm bắt được trào lưu trên, ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương thức bán hàng thông qua mạng xã hội nhằm tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Trước thực tế đó, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 47/2014, có hiệu lực từ 20/1/2015, hướng dẫn các quy định về quản lý website thương mại điện tử, các mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử như website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; được lập website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ, thì phải đăng ký với Bộ Công Thương.
Đối tượng áp dụng của Nghị định 52/2013 của Chính phủ và Thông tư 47 của Bộ là tất cả các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam, kể cả cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam và tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam.
Cục Thương mại điện tử lý giải, về mặt bản chất và phương thức tổ chức, hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội cũng giống với hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Do vậy, Thông tư số 47 làm rõ hơn quy định của Nghị định số 52/2013 về thương mại điện tử, yêu cầu các mạng xã hội có hoạt động theo hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử phải tiến hành đăng ký với Bộ Công Thương và tuân thủ các quy định liên quan tới sàn giao dịch thương mại điện tử.
Quy định này nhằm thiết lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho thương mại điện tử phát triển, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Trước thông tin gây nhiều tranh cãi về việc người bán hàng trên mạng xã hội như Facebook… liệu có phải đăng ký với cơ quan thẩm quyền, Cục Thương mại điện tử khẳng định: “Theo Thông tư 47 thì người bán trên mạng xã hội không phải đăng ký với Bộ Công Thương”.
Tuy nhiên, người bán hàng trên mạng xã hội phải có trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử như: cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin như tên, địa chỉ, số điện thoại của người bán, mã số thuế cá nhân… cho chủ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ; cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định khi bán hàng hóa…
Bên cạnh đó, cũng phải tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mãi, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch.
Đặc biệt, mặc dù Thông tư số 47 không quy định về việc nộp thuế của người bán hàng trên mạng xã hội, nhưng theo nguyên tắc Luật Quản lý thuế, cá nhân tổ chức kinh doanh dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
Hơn nữa, theo Nghị định số 52/2013 thì “người bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật”.
Theo Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, điều đó có nghĩa rằng, nếu mạng xã hội có hoạt động dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử thì người bán hàng trên đó cũng phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Việc kê khai thuế, cách thức thu thuế, mức thuế, loại thuế… được áp dụng theo các quy định pháp luật hiện hành về thuế và quản lý thuế.
Cũng theo cơ quan này, Thông tư 47 có hiệu lực từ 20/1/2015.