Ban hành nghị định mới về cổ phần hóa
Các doanh nghiệp đã có quyết định phê duyệt cổ phần hóa trước đây tiếp tục thực hiện theo các phương án đã được phê duyệt
Thủ tướng vừa ban hành Nghị định 109/2007/NĐ-CP về việc chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, thay thế cho Nghị định 187/2004.
Nghị định bao gồm các quy định chung về điều kiện, phương thức, mục tiêu, yêu cầu của việc chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Bên cạnh đó là các vấn đề liên quan đến xử lý tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp, bán cổ phần lần đầu, quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp khi cổ phần hóa…
Đối tượng áp dụng theo nghị định mới bao gồm: công ty nhà nước độc lập thuộc các bộ, ngành, địa phương; công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con; công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty nhà nước độc lập, tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty và công ty TNHH do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Các doanh nghiệp trên nếu không thuộc diện nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và vẫn còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và định giá lại doanh nghiệp thì coi như đã đủ điều kiện cổ phần hóa.
Về cơ cấu vốn cổ phần sau khi bán cổ phần lần đầu ra công chúng, ngoài cổ phần nhà nước nắm giữ thì cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và các nhà đầu tư khác không thấp hơn 25% vốn điệu lệ... Cổ phần bán cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiêp không được quá 3% vốn điều lệ và người lao động trong doanh nghiệp được phép mua 100 cổ phiếu cho mỗi năm làm việc thực tế. Đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước trên 500 tỷ đồng hoặc kinh doanh đặc thù sẽ do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Về phương thức bán cổ phần lần đầu cũng đã có sự thay đổi. Các doanh nghiệp, ngoài việc được thực hiện đấu giá công khai sẽ được phép bảo lãnh phát hành, thỏa thuận trực tiếp và tùy theo đối tượng và điều kiện mua cổ phần lần đầu, cơ quan quyết định cổ phần hóa xác định phương thức bán cổ phần một cách phù hợp.
Các doanh nghiệp đã có quyết định phê duyệt cổ phần hóa trước đây tiếp tục thực hiện theo các phương án đã được phê duyệt. Việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước sẽ được tiến hành theo nghị định mới và các quy định có liên quan đã được phê duyệt.
Nghị định bao gồm các quy định chung về điều kiện, phương thức, mục tiêu, yêu cầu của việc chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Bên cạnh đó là các vấn đề liên quan đến xử lý tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp, bán cổ phần lần đầu, quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp khi cổ phần hóa…
Đối tượng áp dụng theo nghị định mới bao gồm: công ty nhà nước độc lập thuộc các bộ, ngành, địa phương; công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con; công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty nhà nước độc lập, tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty và công ty TNHH do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Các doanh nghiệp trên nếu không thuộc diện nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và vẫn còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và định giá lại doanh nghiệp thì coi như đã đủ điều kiện cổ phần hóa.
Về cơ cấu vốn cổ phần sau khi bán cổ phần lần đầu ra công chúng, ngoài cổ phần nhà nước nắm giữ thì cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và các nhà đầu tư khác không thấp hơn 25% vốn điệu lệ... Cổ phần bán cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiêp không được quá 3% vốn điều lệ và người lao động trong doanh nghiệp được phép mua 100 cổ phiếu cho mỗi năm làm việc thực tế. Đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước trên 500 tỷ đồng hoặc kinh doanh đặc thù sẽ do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Về phương thức bán cổ phần lần đầu cũng đã có sự thay đổi. Các doanh nghiệp, ngoài việc được thực hiện đấu giá công khai sẽ được phép bảo lãnh phát hành, thỏa thuận trực tiếp và tùy theo đối tượng và điều kiện mua cổ phần lần đầu, cơ quan quyết định cổ phần hóa xác định phương thức bán cổ phần một cách phù hợp.
Các doanh nghiệp đã có quyết định phê duyệt cổ phần hóa trước đây tiếp tục thực hiện theo các phương án đã được phê duyệt. Việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước sẽ được tiến hành theo nghị định mới và các quy định có liên quan đã được phê duyệt.