Bằng chứng suy giảm nghiêm trọng của kinh tế Trung Quốc
Hãng tin tài chính Bloomberg vừa công bố thêm một bằng chứng về sự suy giảm nghiêm trọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
Các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc có khả năng không đạt được mục tiêu tín dụng lần đầu tiên trong vòng 7 năm qua, do kinh tế nước này tăng trưởng chậm dẫn tới nhu cầu vay vốn giảm sút, hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời ba quan chức ngân hàng giấu tên cho biết.
Cụ thể, mức suy giảm tín dụng trong hai tháng 4 và 5 vừa qua có thể khiến cho tổng lượng các khoản vay mới của những "đại gia" ngân hàng Trung Quốc trong năm 2012 chỉ đạt khoảng 7.000 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 1.100 tỷ USD), thấp hơn nhiều so với mục tiêu mà chính phủ nước này đã đề ra cho cả năm, là từ 8.000 - 8.500 tỷ Nhân dân tệ.
Quan chức giấu tên cho biết thông tin trên bổ sung rằng, các ngân hàng Trung Quốc hiện đang phải dựa vào các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ để đảm bảo tín dụng tăng trưởng, bởi lẽ nhu cầu vay vốn từ các doanh nghiệp nhà nước cỡ lớn đã giảm mạnh.
Nhu cầu tín dụng suy giảm là một bằng chứng nữa cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang suy giảm nghiêm trọng tới mức nào. Điều này dự kiến cũng sẽ làm tăng thêm áp lực đối với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trong việc cắt giảm lãi suất cơ bản và mở rộng các biện pháp kích thích kinh tế tăng trưởng.
Theo kết quả cuộc điều tra dư luận hồi tuần trước do hãng tin Bloomberg tiến hành, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể sẽ tăng trưởng với nhịp độ chậm nhất trong vòng 13 năm, do cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu làm kim ngạch xuất khẩu của nước này giảm sút, hoạt động sản xuất tại các nhà máy bị ngưng trệ và nhu cầu tiêu thụ nhà mới suy yếu.
Xung quanh vấn đề tín dụng nêu trên, các quan chức truyền thông của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Ngân hàng Trung Quốc đã từ chối đưa ra lời bình luận.
Tháng trước, tổng lượng các khoản vay mới của các ngân hàng lớn Trung Quốc đã giảm tới 33% so với tháng 3 xuống còn 681,8 tỷ Nhân dân tệ, thấp hơn nhiều so với con số dự báo 780 tỷ Nhân dân tệ của các chuyên gia tài chính trong cuộc điều tra dư luận của hãng tin tài chính Bloomberg.
Mới đây, hôm 22/5, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra báo cáo nhận định, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại ở mức 8,2% trong năm nay, tốc độ thấp nhất trong hơn một thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên, với các biện pháp hỗ trợ của chính phủ, mức tăng trưởng của Trung Quốc sẽ trở lại mức 9,3% trong năm 2013.
Theo OECD, các hỗ trợ chính sách và sự phục hồi của kinh tế thế giới sẽ giúp kinh tế Trung Quốc phục hồi từ nửa sau năm 2012. Tổ chức này cũng dự báo, Chính phủ Trung Quốc sẽ tăng cường đầu tư vào các dự án hạ tầng trọng điểm nếu đà tăng trưởng chững lại trong quý này. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có thể nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ.
Cũng nhận định kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức 8,2% trong năm nay, ngân hàng Morgan Stanley hôm 21/5 cho rằng, nếu có nhiều hơn nữa sự hỗ trợ, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng tốc trong quý 3 và 4. Morgan hy vọng có nhiều chính sách tích cực hơn được thực hiện để thúc đẩy lượng cầu, đặc biệt là khi tăng trưởng yếu đi và các điều kiện bên ngoài tiêu cực.
Theo Morgan Stanley, ngân hàng trung ương nên cắt giảm cả lãi suất cho vay và lãi suất huy động 2 lần, mỗi lần 25 điểm cơ bản. Ngân hàng này đồng thời cho rằng, Bắc Kinh có thể sẽ thực hiện đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và các dự án đầu tư vào sản xuất được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp nhà nước trước khi dần dần thả lỏng quản lý thị trường bất động sản.
Cuối tuần trước, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố, “Bắc Kinh đã lên kế hoạch thay đổi chính sách để thúc đẩy kinh tế”. Theo ông, Trung Quốc cần tiếp tục thực thi chính sách tài chính và tiền tệ thận trọng, ưu tiên nhiều hơn duy trì tăng trưởng. Đây được coi là động thái mở đường cho một chương trình thúc đẩy tăng trưởng mà nền kinh tế thứ 2 sẽ sớm thực hiện.
Cụ thể, mức suy giảm tín dụng trong hai tháng 4 và 5 vừa qua có thể khiến cho tổng lượng các khoản vay mới của những "đại gia" ngân hàng Trung Quốc trong năm 2012 chỉ đạt khoảng 7.000 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 1.100 tỷ USD), thấp hơn nhiều so với mục tiêu mà chính phủ nước này đã đề ra cho cả năm, là từ 8.000 - 8.500 tỷ Nhân dân tệ.
Quan chức giấu tên cho biết thông tin trên bổ sung rằng, các ngân hàng Trung Quốc hiện đang phải dựa vào các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ để đảm bảo tín dụng tăng trưởng, bởi lẽ nhu cầu vay vốn từ các doanh nghiệp nhà nước cỡ lớn đã giảm mạnh.
Nhu cầu tín dụng suy giảm là một bằng chứng nữa cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang suy giảm nghiêm trọng tới mức nào. Điều này dự kiến cũng sẽ làm tăng thêm áp lực đối với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trong việc cắt giảm lãi suất cơ bản và mở rộng các biện pháp kích thích kinh tế tăng trưởng.
Theo kết quả cuộc điều tra dư luận hồi tuần trước do hãng tin Bloomberg tiến hành, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể sẽ tăng trưởng với nhịp độ chậm nhất trong vòng 13 năm, do cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu làm kim ngạch xuất khẩu của nước này giảm sút, hoạt động sản xuất tại các nhà máy bị ngưng trệ và nhu cầu tiêu thụ nhà mới suy yếu.
Xung quanh vấn đề tín dụng nêu trên, các quan chức truyền thông của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Ngân hàng Trung Quốc đã từ chối đưa ra lời bình luận.
Tháng trước, tổng lượng các khoản vay mới của các ngân hàng lớn Trung Quốc đã giảm tới 33% so với tháng 3 xuống còn 681,8 tỷ Nhân dân tệ, thấp hơn nhiều so với con số dự báo 780 tỷ Nhân dân tệ của các chuyên gia tài chính trong cuộc điều tra dư luận của hãng tin tài chính Bloomberg.
Mới đây, hôm 22/5, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra báo cáo nhận định, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại ở mức 8,2% trong năm nay, tốc độ thấp nhất trong hơn một thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên, với các biện pháp hỗ trợ của chính phủ, mức tăng trưởng của Trung Quốc sẽ trở lại mức 9,3% trong năm 2013.
Theo OECD, các hỗ trợ chính sách và sự phục hồi của kinh tế thế giới sẽ giúp kinh tế Trung Quốc phục hồi từ nửa sau năm 2012. Tổ chức này cũng dự báo, Chính phủ Trung Quốc sẽ tăng cường đầu tư vào các dự án hạ tầng trọng điểm nếu đà tăng trưởng chững lại trong quý này. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có thể nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ.
Cũng nhận định kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức 8,2% trong năm nay, ngân hàng Morgan Stanley hôm 21/5 cho rằng, nếu có nhiều hơn nữa sự hỗ trợ, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng tốc trong quý 3 và 4. Morgan hy vọng có nhiều chính sách tích cực hơn được thực hiện để thúc đẩy lượng cầu, đặc biệt là khi tăng trưởng yếu đi và các điều kiện bên ngoài tiêu cực.
Theo Morgan Stanley, ngân hàng trung ương nên cắt giảm cả lãi suất cho vay và lãi suất huy động 2 lần, mỗi lần 25 điểm cơ bản. Ngân hàng này đồng thời cho rằng, Bắc Kinh có thể sẽ thực hiện đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và các dự án đầu tư vào sản xuất được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp nhà nước trước khi dần dần thả lỏng quản lý thị trường bất động sản.
Cuối tuần trước, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố, “Bắc Kinh đã lên kế hoạch thay đổi chính sách để thúc đẩy kinh tế”. Theo ông, Trung Quốc cần tiếp tục thực thi chính sách tài chính và tiền tệ thận trọng, ưu tiên nhiều hơn duy trì tăng trưởng. Đây được coi là động thái mở đường cho một chương trình thúc đẩy tăng trưởng mà nền kinh tế thứ 2 sẽ sớm thực hiện.