Báo động hiện tượng lao động Việt Nam bỏ trốn tại Đài Loan
Bình quân mỗi tháng có khoảng 300 lao động Việt Nam bỏ trốn, chiếm 51% tổng số lao động nước ngoài bỏ trốn tại Đài Loan
Đài Loan là một trong những nước thu hút nhiều lao động Việt Nam. Tuy nhiên, tình trạng lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc tại thị trường này đang có chiều hướng gia tăng.
Theo danh sách Ủy ban Lao động Đài Loan gửi cho văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, từ tháng 12/2006 đến tháng 5/2007, bình quân mỗi tháng có khoảng 300 lao động Việt Nam bỏ trốn, chiếm 51% so với tổng số lao động nước ngoài bỏ trốn tại nước này.
Được biết, hiện có khoảng 75.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan, nhưng số lao động bỏ trốn tại đây đã lên tới gần 12.000 người.
Theo ông Nguyễn Thiện Mỹ, Giám đốc Công ty cổ phần Simco Sông Đà , một trong những doanh nghiệp đang khai thác thị trường Đài Loan, hiện tượng lao động bỏ trốn là nguyên nhân chính khiến cho phía Đài Loan thực hiện chính sách “đóng cửa” đối với lao động giúp việc gia đình của Việt Nam.
Ông Mỹ cũng cho biết, hiện Việt Nam đang chú trọng lao động tay nghề cao tại thị trường này. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không thực hiện các biện pháp chống lao động bỏ trốn một cách hiệu quả thì nguy cơ đóng cửa thị trường Đài Loan hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo danh sách Ủy ban Lao động Đài Loan gửi cho văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, từ tháng 12/2006 đến tháng 5/2007, bình quân mỗi tháng có khoảng 300 lao động Việt Nam bỏ trốn, chiếm 51% so với tổng số lao động nước ngoài bỏ trốn tại nước này.
Được biết, hiện có khoảng 75.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan, nhưng số lao động bỏ trốn tại đây đã lên tới gần 12.000 người.
Theo ông Nguyễn Thiện Mỹ, Giám đốc Công ty cổ phần Simco Sông Đà , một trong những doanh nghiệp đang khai thác thị trường Đài Loan, hiện tượng lao động bỏ trốn là nguyên nhân chính khiến cho phía Đài Loan thực hiện chính sách “đóng cửa” đối với lao động giúp việc gia đình của Việt Nam.
Ông Mỹ cũng cho biết, hiện Việt Nam đang chú trọng lao động tay nghề cao tại thị trường này. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không thực hiện các biện pháp chống lao động bỏ trốn một cách hiệu quả thì nguy cơ đóng cửa thị trường Đài Loan hoàn toàn có thể xảy ra.