Báo động nạn hàng giả, nhái
Điều đáng lo ngại là hầu hết các mặt hàng giả đều là những mặt hàng trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh mệnh của người dân
Theo báo cáo của công an 43/64 tỉnh, thành, tính từ năm 2002 đến tháng 6/2007, có tới 1.092 vụ và 1.486 đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả bị phát hiện gây hại và đe dọa nghiêm trọng thị trường trong nước
Tuy nhiên, cơ quan chức năng chỉ xử lý hình sự 162 vụ, 189 đối tượng; xử lý hành chính 818 vụ, 1.273 đối tượng; chuyển cơ quan chức năng xử lý 80 vụ, 105 đối tượng...
Các mặt hàng bị làm giả nhiều nhất vẫn là rượu, mỹ phẩm, thuốc lá, nước giải khát, vật liệu xây dựng... Đây là những con số và những đánh giá được đưa ra tại hội thảo “Công tác phối hợp giữa lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế với các cơ quan chức năng trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ” vừa được tổ chức ngày 8/7 tại Hà Nội .
Thống kê sơ bộ về hàng giả bị bắt giữ trong gần 5 năm qua được công bố đã khiến nhiều người giật mình. Cụ thể, 8 tấn bột ngọt; 85.000 tấn xi măng; 25 tấn mỹ phẩm; 35 triệu cơ số tân dược; 25.450 chai rượu các loại; 50.000 chai bia, nước giải khát; 50.000 tấn sắt, thép xây dựng; 15.000 tấn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Theo nhận định của Thượng tá Hoàng Văn Trực, Trưởng phòng Tham mưu đơn vị Chống tội phạm công nghệ cao (C15, Bộ Công an), số vụ chưa bị phát hiện có thể còn lớn gấp nhiều lần bởi ngoài số hàng giả nói trên, cơ quan chức năng còn bắt giữ được tới gần 5 tấn vỏ hộp bao bì, nhãn mác giả.
Điều đáng lo ngại là hầu hết các mặt hàng giả đều là thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, thuốc men trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh mệnh của người dân. Chẳng hạn về rượu, bọn tội phạm dùng rượu ngoại thật pha theo tỉ lệ thấp hoặc dùng cồn có nồng độ cao pha thêm phẩm màu công nghiệp, hóa chất, các chất phụ gia, hương liệu đóng vào vỏ rượu ngoại đã sử dụng, dán tem giả và tuồn vào các quán bar, vũ trường, cửa hàng thực phẩm để bán.
Điển hình như vụ Trần Thị Bạch Linh, chủ doanh nghiệp tư nhân linh sâm Nghệ An, sản xuất rượu ngoại giả các loại vừa bị phát hiện. Thủ thuật pha chế rượu ngoại giả của doanh nghiệp này là dùng 50% rượu Brandy ISC pha với 50% rượu ngoại thật, sau đó đóng chai, dập nút và dán tem nhập khẩu đưa đi tiêu thụ.
Trước đó vào tháng 8/2006, cơ quan công an cũng khám phá vụ sản xuất, buôn bán rượu ngoại giả của “trùm rượu giả” Nguyễn Văn Hữu tại phường 3, quận 8. Thủ đoạn là pha rượu lúa mới với nước màu rồi đem trộn với rượu ngoại thật.
Vụ mới đây, ngày 30/8/2007, công an huyện Thuận An (Bình Dương) đã khám xét khẩn cấp kho hàng tại ấp Đông, xã Vĩnh Phú, Thuận An, phát hiện một số đối tượng đang tổ chức sản xuất phân bón giả qui mô lớn.
Tại “dây chuyền” sản xuất chính, các đối tượng đang dùng máy pha trộn nguyên liệu gồm... cát, muối và bột màu để cho ra “sản phẩm” phân bón, sau đó đóng vào bao (loại 50kg) giả nhãn hiệu phân kali, lân... Có 190 bao phân “thành phẩm” (tương đương 9.500kg) đã được đưa lên hai xe tải để chở đi Bình Phước tiêu thụ.
Bên trong kho, hàng tấn nguyên liệu cát, muối và bột màu đang trong giai đoạn chuẩn bị pha trộn. Theo lời khai của các đối tượng, cơ sở sản xuất này hoạt động trong thời gian khá lâu. Trong vài giờ “sản xuất”, cơ sở này có thể cho ra lò hàng tấn phân bón giả các loại. Nguồn hàng tiêu thụ chủ yếu các tỉnh Bình Phước, Đắc Nông, Đắc Lắc... Hiện Công an Thuận An đang mở rộng điều tra để làm rõ các đối tượng cầm đầu.
Hàng giả hiện nay không chỉ được làm giả rất tinh vi về chất lượng khiến người tiêu dùng khi sử dụng cũng rất khó phân biệt thật-giả, như mặt hàng rượu ngoại, bia, bột ngọt,... mà hàng giả còn giả mạo về cả nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Với hàng giả sản xuất trong nước thì thường được làm giả về nhãn hiệu, kiểu dáng tương tự, giống hàng thật hoặc sản xuất hàng giả dùng nhãn mác hàng thật có cả chỉ dẫn địa lý hẳn hoi khiến người tiêu dùng khó phân biệt.
Với hàng giả sản xuất tại nước ngoài, phần lớn đây là những loại hàng trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất phải chi phí cao như: hàng điện tử, điện lạnh, phụ tùng ôtô, thiết bị viễn thông,... Các loại hàng dỏm này thường được gắn nhãn hiệu của các nhà sản xuất lớn có uy tín trong nước và thế giới.
Thủ đoạn thường là buôn bán nhỏ lẻ, phân tán đi nhiều nơi, khi nào tiêu thụ hết sản phẩm mới sản xuất tiếp nhằm trốn tránh việc phát hiện của cơ quan chức năng. Tâm lý ham rẻ của nhiều người dân, cùng với siêu lợi nhuận chính là động lực thúc đẩy, lôi kéo các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả.
Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ còn nhẹ, chủ yếu là xử lý hành chính. Theo đại tá Phạm Hùng Chiến, Cục phó Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C15) Bộ Công an, việc thực thi luật pháp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã được triển khai bước đầu và thu được một số kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, so với mục tiêu bảo vệ và thúc đẩy các hoạt động đầu tư sáng tạo, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh thì hiệu quả của cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn thấp. Còn nhiều vướng mắc trong việc phát hiện, xử lý.
Cụ thể, các hành vi xâm phạm quyền tác giả, sở hữu trí tuệ có qui định trong Bộ luật hình sự nhưng chưa có hướng dẫn xử lý hình sự nên khó thực thi. Vả lại, qui định người nào sản xuất hàng giả có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên mới bị xử lý hình sự theo luật như hiện nay là chưa đủ sức răn đe tội phạm.
Tuy nhiên, cơ quan chức năng chỉ xử lý hình sự 162 vụ, 189 đối tượng; xử lý hành chính 818 vụ, 1.273 đối tượng; chuyển cơ quan chức năng xử lý 80 vụ, 105 đối tượng...
Các mặt hàng bị làm giả nhiều nhất vẫn là rượu, mỹ phẩm, thuốc lá, nước giải khát, vật liệu xây dựng... Đây là những con số và những đánh giá được đưa ra tại hội thảo “Công tác phối hợp giữa lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế với các cơ quan chức năng trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ” vừa được tổ chức ngày 8/7 tại Hà Nội .
Thống kê sơ bộ về hàng giả bị bắt giữ trong gần 5 năm qua được công bố đã khiến nhiều người giật mình. Cụ thể, 8 tấn bột ngọt; 85.000 tấn xi măng; 25 tấn mỹ phẩm; 35 triệu cơ số tân dược; 25.450 chai rượu các loại; 50.000 chai bia, nước giải khát; 50.000 tấn sắt, thép xây dựng; 15.000 tấn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Theo nhận định của Thượng tá Hoàng Văn Trực, Trưởng phòng Tham mưu đơn vị Chống tội phạm công nghệ cao (C15, Bộ Công an), số vụ chưa bị phát hiện có thể còn lớn gấp nhiều lần bởi ngoài số hàng giả nói trên, cơ quan chức năng còn bắt giữ được tới gần 5 tấn vỏ hộp bao bì, nhãn mác giả.
Điều đáng lo ngại là hầu hết các mặt hàng giả đều là thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, thuốc men trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh mệnh của người dân. Chẳng hạn về rượu, bọn tội phạm dùng rượu ngoại thật pha theo tỉ lệ thấp hoặc dùng cồn có nồng độ cao pha thêm phẩm màu công nghiệp, hóa chất, các chất phụ gia, hương liệu đóng vào vỏ rượu ngoại đã sử dụng, dán tem giả và tuồn vào các quán bar, vũ trường, cửa hàng thực phẩm để bán.
Điển hình như vụ Trần Thị Bạch Linh, chủ doanh nghiệp tư nhân linh sâm Nghệ An, sản xuất rượu ngoại giả các loại vừa bị phát hiện. Thủ thuật pha chế rượu ngoại giả của doanh nghiệp này là dùng 50% rượu Brandy ISC pha với 50% rượu ngoại thật, sau đó đóng chai, dập nút và dán tem nhập khẩu đưa đi tiêu thụ.
Trước đó vào tháng 8/2006, cơ quan công an cũng khám phá vụ sản xuất, buôn bán rượu ngoại giả của “trùm rượu giả” Nguyễn Văn Hữu tại phường 3, quận 8. Thủ đoạn là pha rượu lúa mới với nước màu rồi đem trộn với rượu ngoại thật.
Vụ mới đây, ngày 30/8/2007, công an huyện Thuận An (Bình Dương) đã khám xét khẩn cấp kho hàng tại ấp Đông, xã Vĩnh Phú, Thuận An, phát hiện một số đối tượng đang tổ chức sản xuất phân bón giả qui mô lớn.
Tại “dây chuyền” sản xuất chính, các đối tượng đang dùng máy pha trộn nguyên liệu gồm... cát, muối và bột màu để cho ra “sản phẩm” phân bón, sau đó đóng vào bao (loại 50kg) giả nhãn hiệu phân kali, lân... Có 190 bao phân “thành phẩm” (tương đương 9.500kg) đã được đưa lên hai xe tải để chở đi Bình Phước tiêu thụ.
Bên trong kho, hàng tấn nguyên liệu cát, muối và bột màu đang trong giai đoạn chuẩn bị pha trộn. Theo lời khai của các đối tượng, cơ sở sản xuất này hoạt động trong thời gian khá lâu. Trong vài giờ “sản xuất”, cơ sở này có thể cho ra lò hàng tấn phân bón giả các loại. Nguồn hàng tiêu thụ chủ yếu các tỉnh Bình Phước, Đắc Nông, Đắc Lắc... Hiện Công an Thuận An đang mở rộng điều tra để làm rõ các đối tượng cầm đầu.
Hàng giả hiện nay không chỉ được làm giả rất tinh vi về chất lượng khiến người tiêu dùng khi sử dụng cũng rất khó phân biệt thật-giả, như mặt hàng rượu ngoại, bia, bột ngọt,... mà hàng giả còn giả mạo về cả nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Với hàng giả sản xuất trong nước thì thường được làm giả về nhãn hiệu, kiểu dáng tương tự, giống hàng thật hoặc sản xuất hàng giả dùng nhãn mác hàng thật có cả chỉ dẫn địa lý hẳn hoi khiến người tiêu dùng khó phân biệt.
Với hàng giả sản xuất tại nước ngoài, phần lớn đây là những loại hàng trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất phải chi phí cao như: hàng điện tử, điện lạnh, phụ tùng ôtô, thiết bị viễn thông,... Các loại hàng dỏm này thường được gắn nhãn hiệu của các nhà sản xuất lớn có uy tín trong nước và thế giới.
Thủ đoạn thường là buôn bán nhỏ lẻ, phân tán đi nhiều nơi, khi nào tiêu thụ hết sản phẩm mới sản xuất tiếp nhằm trốn tránh việc phát hiện của cơ quan chức năng. Tâm lý ham rẻ của nhiều người dân, cùng với siêu lợi nhuận chính là động lực thúc đẩy, lôi kéo các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả.
Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ còn nhẹ, chủ yếu là xử lý hành chính. Theo đại tá Phạm Hùng Chiến, Cục phó Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C15) Bộ Công an, việc thực thi luật pháp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã được triển khai bước đầu và thu được một số kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, so với mục tiêu bảo vệ và thúc đẩy các hoạt động đầu tư sáng tạo, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh thì hiệu quả của cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn thấp. Còn nhiều vướng mắc trong việc phát hiện, xử lý.
Cụ thể, các hành vi xâm phạm quyền tác giả, sở hữu trí tuệ có qui định trong Bộ luật hình sự nhưng chưa có hướng dẫn xử lý hình sự nên khó thực thi. Vả lại, qui định người nào sản xuất hàng giả có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên mới bị xử lý hình sự theo luật như hiện nay là chưa đủ sức răn đe tội phạm.