“Bảo hiểm hưu trí tự nguyện có nhiều tiềm năng”
Việc cung cấp bảo hiểm hưu trí tự nguyện bước đầu tương đối khả quan, với doanh thu phí bảo hiểm đạt 279 tỷ đồng trong năm 2015
Mặc dù được đánh giá khá tiềm năng nhưng sau gần 2 năm tham gia thị trường bảo hiểm, sự hiện hữu của bảo hiểm hưu trí tự nguyện vẫn chưa mở rộng so với sự thâm nhập của các sản phẩm bảo hiểm khác.
Ông Doãn Thanh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), cho biết việc cung cấp bảo hiểm hưu trí tự nguyện bước đầu tương đối khả quan, với doanh thu phí bảo hiểm đạt 279 tỷ đồng trong năm 2015.
Hiện nay Bộ Tài chính đã cấp phép cho bao nhiêu doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được triển khai bảo hiểm hưu trí tự nguyện, thưa ông?
Cho đến thời điểm này, Bảo Việt Nhân thọ là 1 trong 6 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép triển khai bảo hiểm hưu trí tự nguyên theo Thông tư 115/2013/TT-BTC hướng dẫn triển khai bảo hiểm hưu trí tự nguyện, công bố sản phẩm. 5 công ty khác đã triển khai gồm: Prudential, AIA, PVI-Sunlife, Manulife, Dai-ichi Life.
Về phía cơ quan quản lý, chúng tôi hoan nghênh và đánh giá cao việc 6 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ triển khai sản phẩm này theo đúng Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là đa dạng hóa các loại sản phẩm bảo hiểm, nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm.
Nếu tính cả sản phẩm hưu trí vững nghiệp của Bảo Việt Nhân thọ thì hiện nay các doanh nghiệp được Bộ Tài chính phê duyệt triển khai sản phẩm hưu trí tự nguyện đều đã đưa sản phẩm ra thị trường. Vậy ông đánh giá thế nào về tiềm năng của sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện?
Bảo hiểm hưu trí tự nguyện do các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ triển khai, bổ sung cho bảo hiểm hưu trí bắt buộc, tạo nên một hệ thống an sinh xã hội tương đối toàn diện, đầy đủ, đa dạng, đáp ứng cơ bản nhu cầu bảo hiểm hưu trí của người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế.
Ngoài ra, thông qua việc huy động nguồn phí bảo hiểm từ người lao động và chủ sử dụng lao động, các doanh nghiệp sẽ tập hợp được nguồn vốn lớn và dài hạn, góp phần thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế-xã hội.
Hiện nay, có 6 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ triển khai bảo hiểm hưu trí tự nguyện. Doanh thu phí bảo hiểm hưu trí tự nguyện năm 2015 đạt gần 279 tỷ đồng và 20.000 khách hàng.
So với tiềm năng phát triển, với khoảng 53 triệu người lao động làm việc thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề kinh tế tại gần 8.000 doanh nghiệp lớn, khoảng 16.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ,... có thể nói bảo hiểm hưu trí tự nguyện có cơ hội rất lớn để phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Việc Bảo Việt Nhân thọ cung cấp sản phẩm bảo hiểm hưu trí vững nghiệp vào thời điểm này là một hướng đi hoàn toàn đúng.
Tôi tin tưởng rằng Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ với tư cách là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hoạt động đầu tiên tại Việt Nam, có mạng lưới hoạt động khắp cả nước với hơn 70.000 tư vấn viên bảo hiểm, sẽ cùng với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác tiếp tục nghiên cứu, triển khai mở rộng các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mang tính chất an sinh xã hội, bảo vệ quyền lợi chăm sóc sức khỏe, y tế, quyền lợi tài chính cho người lao động đến tuổi nghỉ hưu ngày càng được tốt hơn.
Với doanh thu đạt 279 tỷ đồng trong năm 2015, ông đánh giá như thế nào về kết quả này của bảo hiểm hưu trí tự nguyện?
Theo ý kiến cá nhân của tôi, kết quả ban đầu của bảo hiểm hưu trí tự nguyện trong năm 2015 như đã nói là khả quan, bởi vì chúng tôi xác định ngay từ ban đầu khi đặt ra các tiêu chuẩn và yêu cầu đối với bảo hiểm hưu trí là rất cao, bao gồm tiêu chuẩn về vốn, công nghệ, quản trị… để lựa chọn doanh nghiệp mạnh nhất cung cấp sản phẩm, cách thức triển khai tốt nhất để cố gắng đem lại quyền lợi tốt nhất cho người lao động và cam kết lâu dài.
Hy vọng sản phẩm này sẽ từ từ phát triển. Và kết quả của năm thứ hai triển khai khả quan đã chứng minh điều đó.
Với tiềm năng như ông phân tích ở trên, liệu bảo hiểm hưu trí tự nguyện có tạo sự bất ngờ về tăng trưởng doanh thu cho thị trường bảo hiểm nhân thọ trong năm tới không, thưa ông?
Bảo hiểm hưu trí tự nguyện mới bắt đầu triển khai và được coi là một giải pháp cho người lao động, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trong dài hạn, nên không kỳ vọng quá cao trong việc giúp thị trường bảo hiểm nhân thọ tăng trưởng đột biến trong năm 2016.
Trong thời gian đầu triển khai, cơ quan quản lý mong muốn có bước tiến chậm nhưng chắc chắn để người lao động có quyền lợi tối ưu và bền vững.
Kết quả của năm 2015, năm đầu thứ hai triển khai, doanh thu phí bảo hiểm từ hưu trí tự nguyện chiếm chưa đầy 2% trong tổng phí khai thác mới của toàn thị trường. Với sự sẵn sàng của thị trường và các doanh nghiệp, tôi tin rằng phí bảo hiểm của nghiệp vụ này sẽ tăng trong thời gian tới.
Bộ Tài chính đã và sẽ ban hành chính sách nào để khuyến khích các doanh nghiệp mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp?
Từ trước đến nay, chính sách thuế của Nhà nước luôn dành nhiều ưu đãi nhất định cho chủ sử dụng lao động và người lao động trong việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong quá trình lao động và kể cả sau khi về hưu.
Đặc biệt trong 2 năm gần đây, Bộ Tài chính đã ban hành chính sách ưu đãi cho người chủ doanh nghiệp trong việc sử dụng chi phí để mua bảo hiểm hưu trí cho người lao động và cũng có chính sách riêng khuyến khích cho người lao động được khấu trừ thuế khi tham gia bảo hiểm hưu trí.
Đối với mỗi đối tượng này là quy định mức được khấu trừ thuế là 1 triệu đồng/tháng, 12 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, Nhà nước cũng có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cung cấp sản phẩm bảo hiểm hưu trí.
Bên cạnh việc doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn rất cao theo quy định, chúng tôi đã cải tiến thủ tục hành chính nhằm phục vụ doanh nghiệp tham gia cung cấp sản phẩm hưu trí; cũng như tháo gỡ khó khăn nhất định về hệ thống phân phối, để sản phẩm đến với người tham gia rộng nhất, gần nhất và đặt ra các quyền lợi hưu trí cao để sản phẩm được thiết kế bảo đảm quyền lợi nhất cho người lao động.
Gần đây, Bộ Tài chính ban hành thông tư sửa đổi quy định quyền lợi linh hoạt hơn cho người lao động trong việc có thể sử dụng một phần tiền tích luỹ đảm bảo điều kiện bất khả kháng xảy ra.
Ngoài ra, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm sẽ tiếp tục chủ trì phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm, các đơn vị trong Bộ Tài chính để nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy bảo hiểm hưu trí tự nguyện, như chính sách về thuế, đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa đạng của người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế-xã hội.
Trong thời gian tới sẽ có thêm bao nhiêu doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có khả năng tham gia cung cấp sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện, thưa ông?
Về nguyên tắc, cơ quan quản lý không hạn chế việc tham gia cung cấp sản phẩm hưu trí tự nguyện của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do đòi hỏi rất khó khăn nên để được cấp phép tham gia thị trường thì bản thân doanh nghiệp cần bổ sung và cần có thêm thời gian.
Trong số 11 doanh nghiệp còn lại, hiện chưa nhận thêm được hồ sơ nào của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có đột biến trong năm 2015 không, thưa ông?
Trong 10 tháng qua, hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đạt tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, nếu nói mức tăng trưởng này là đột biến thì không đúng vì mức tăng trưởng mạnh này đã được thị trường duy trì liên tục trong 3 năm nay.
Mức tăng khai thác mới hơn 50%, mức tăng chung là hơn 30%. Có thể nói đây là mức tăng rất mạnh, chủ yếu đến từ 2 nghiệp vụ chính: nghiệp vụ truyền thống bảo hiễm hỗn hợp và bảo hiểm liên kết đầu tư.
Ngoài ra còn có sự đóng góp nhất định của bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ và tai nạn.
Ông Doãn Thanh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), cho biết việc cung cấp bảo hiểm hưu trí tự nguyện bước đầu tương đối khả quan, với doanh thu phí bảo hiểm đạt 279 tỷ đồng trong năm 2015.
Hiện nay Bộ Tài chính đã cấp phép cho bao nhiêu doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được triển khai bảo hiểm hưu trí tự nguyện, thưa ông?
Cho đến thời điểm này, Bảo Việt Nhân thọ là 1 trong 6 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép triển khai bảo hiểm hưu trí tự nguyên theo Thông tư 115/2013/TT-BTC hướng dẫn triển khai bảo hiểm hưu trí tự nguyện, công bố sản phẩm. 5 công ty khác đã triển khai gồm: Prudential, AIA, PVI-Sunlife, Manulife, Dai-ichi Life.
Về phía cơ quan quản lý, chúng tôi hoan nghênh và đánh giá cao việc 6 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ triển khai sản phẩm này theo đúng Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là đa dạng hóa các loại sản phẩm bảo hiểm, nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm.
Nếu tính cả sản phẩm hưu trí vững nghiệp của Bảo Việt Nhân thọ thì hiện nay các doanh nghiệp được Bộ Tài chính phê duyệt triển khai sản phẩm hưu trí tự nguyện đều đã đưa sản phẩm ra thị trường. Vậy ông đánh giá thế nào về tiềm năng của sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện?
Bảo hiểm hưu trí tự nguyện do các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ triển khai, bổ sung cho bảo hiểm hưu trí bắt buộc, tạo nên một hệ thống an sinh xã hội tương đối toàn diện, đầy đủ, đa dạng, đáp ứng cơ bản nhu cầu bảo hiểm hưu trí của người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế.
Ngoài ra, thông qua việc huy động nguồn phí bảo hiểm từ người lao động và chủ sử dụng lao động, các doanh nghiệp sẽ tập hợp được nguồn vốn lớn và dài hạn, góp phần thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế-xã hội.
Hiện nay, có 6 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ triển khai bảo hiểm hưu trí tự nguyện. Doanh thu phí bảo hiểm hưu trí tự nguyện năm 2015 đạt gần 279 tỷ đồng và 20.000 khách hàng.
So với tiềm năng phát triển, với khoảng 53 triệu người lao động làm việc thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề kinh tế tại gần 8.000 doanh nghiệp lớn, khoảng 16.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ,... có thể nói bảo hiểm hưu trí tự nguyện có cơ hội rất lớn để phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Việc Bảo Việt Nhân thọ cung cấp sản phẩm bảo hiểm hưu trí vững nghiệp vào thời điểm này là một hướng đi hoàn toàn đúng.
Tôi tin tưởng rằng Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ với tư cách là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hoạt động đầu tiên tại Việt Nam, có mạng lưới hoạt động khắp cả nước với hơn 70.000 tư vấn viên bảo hiểm, sẽ cùng với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác tiếp tục nghiên cứu, triển khai mở rộng các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mang tính chất an sinh xã hội, bảo vệ quyền lợi chăm sóc sức khỏe, y tế, quyền lợi tài chính cho người lao động đến tuổi nghỉ hưu ngày càng được tốt hơn.
Với doanh thu đạt 279 tỷ đồng trong năm 2015, ông đánh giá như thế nào về kết quả này của bảo hiểm hưu trí tự nguyện?
Theo ý kiến cá nhân của tôi, kết quả ban đầu của bảo hiểm hưu trí tự nguyện trong năm 2015 như đã nói là khả quan, bởi vì chúng tôi xác định ngay từ ban đầu khi đặt ra các tiêu chuẩn và yêu cầu đối với bảo hiểm hưu trí là rất cao, bao gồm tiêu chuẩn về vốn, công nghệ, quản trị… để lựa chọn doanh nghiệp mạnh nhất cung cấp sản phẩm, cách thức triển khai tốt nhất để cố gắng đem lại quyền lợi tốt nhất cho người lao động và cam kết lâu dài.
Hy vọng sản phẩm này sẽ từ từ phát triển. Và kết quả của năm thứ hai triển khai khả quan đã chứng minh điều đó.
Với tiềm năng như ông phân tích ở trên, liệu bảo hiểm hưu trí tự nguyện có tạo sự bất ngờ về tăng trưởng doanh thu cho thị trường bảo hiểm nhân thọ trong năm tới không, thưa ông?
Bảo hiểm hưu trí tự nguyện mới bắt đầu triển khai và được coi là một giải pháp cho người lao động, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trong dài hạn, nên không kỳ vọng quá cao trong việc giúp thị trường bảo hiểm nhân thọ tăng trưởng đột biến trong năm 2016.
Trong thời gian đầu triển khai, cơ quan quản lý mong muốn có bước tiến chậm nhưng chắc chắn để người lao động có quyền lợi tối ưu và bền vững.
Kết quả của năm 2015, năm đầu thứ hai triển khai, doanh thu phí bảo hiểm từ hưu trí tự nguyện chiếm chưa đầy 2% trong tổng phí khai thác mới của toàn thị trường. Với sự sẵn sàng của thị trường và các doanh nghiệp, tôi tin rằng phí bảo hiểm của nghiệp vụ này sẽ tăng trong thời gian tới.
Bộ Tài chính đã và sẽ ban hành chính sách nào để khuyến khích các doanh nghiệp mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp?
Từ trước đến nay, chính sách thuế của Nhà nước luôn dành nhiều ưu đãi nhất định cho chủ sử dụng lao động và người lao động trong việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong quá trình lao động và kể cả sau khi về hưu.
Đặc biệt trong 2 năm gần đây, Bộ Tài chính đã ban hành chính sách ưu đãi cho người chủ doanh nghiệp trong việc sử dụng chi phí để mua bảo hiểm hưu trí cho người lao động và cũng có chính sách riêng khuyến khích cho người lao động được khấu trừ thuế khi tham gia bảo hiểm hưu trí.
Đối với mỗi đối tượng này là quy định mức được khấu trừ thuế là 1 triệu đồng/tháng, 12 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, Nhà nước cũng có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cung cấp sản phẩm bảo hiểm hưu trí.
Bên cạnh việc doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn rất cao theo quy định, chúng tôi đã cải tiến thủ tục hành chính nhằm phục vụ doanh nghiệp tham gia cung cấp sản phẩm hưu trí; cũng như tháo gỡ khó khăn nhất định về hệ thống phân phối, để sản phẩm đến với người tham gia rộng nhất, gần nhất và đặt ra các quyền lợi hưu trí cao để sản phẩm được thiết kế bảo đảm quyền lợi nhất cho người lao động.
Gần đây, Bộ Tài chính ban hành thông tư sửa đổi quy định quyền lợi linh hoạt hơn cho người lao động trong việc có thể sử dụng một phần tiền tích luỹ đảm bảo điều kiện bất khả kháng xảy ra.
Ngoài ra, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm sẽ tiếp tục chủ trì phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm, các đơn vị trong Bộ Tài chính để nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy bảo hiểm hưu trí tự nguyện, như chính sách về thuế, đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa đạng của người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế-xã hội.
Trong thời gian tới sẽ có thêm bao nhiêu doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có khả năng tham gia cung cấp sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện, thưa ông?
Về nguyên tắc, cơ quan quản lý không hạn chế việc tham gia cung cấp sản phẩm hưu trí tự nguyện của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do đòi hỏi rất khó khăn nên để được cấp phép tham gia thị trường thì bản thân doanh nghiệp cần bổ sung và cần có thêm thời gian.
Trong số 11 doanh nghiệp còn lại, hiện chưa nhận thêm được hồ sơ nào của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có đột biến trong năm 2015 không, thưa ông?
Trong 10 tháng qua, hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đạt tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, nếu nói mức tăng trưởng này là đột biến thì không đúng vì mức tăng trưởng mạnh này đã được thị trường duy trì liên tục trong 3 năm nay.
Mức tăng khai thác mới hơn 50%, mức tăng chung là hơn 30%. Có thể nói đây là mức tăng rất mạnh, chủ yếu đến từ 2 nghiệp vụ chính: nghiệp vụ truyền thống bảo hiễm hỗn hợp và bảo hiểm liên kết đầu tư.
Ngoài ra còn có sự đóng góp nhất định của bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ và tai nạn.