Bảo hiểm y tế: Bộ Y tế sẽ "gỡ vướng"
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên nói về giải pháp tháo gỡ khó khăn khi thực hiện Luật Bảo hiểm y tế
Luật Bảo hiểm y tế chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2010. Tuy nhiên ngay trong những ngày đầu thực hiện, đã xuất hiện một số vướng mắc gây khó khăn cho người đi khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế.
Một trong những nguyên nhân chính, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên là do cơ sở y tế chưa nắm rõ quy định.
Thưa bà, Luật Bảo hiểm y tế đã có hiệu lực từ 1/1/2010 nhưng do chưa có sự thông suốt từ cơ sở khám chữa bệnh đến người đi khám nên đã xuất hiện nhiều vướng mắc ngay trong những ngày đầu triển khai?
Việc các cơ sở khám chữa bệnh bắt đầu triển khai khám chữa bệnh theo quy định mới đã nảy sinh một số vướng mắc, theo tôi là có ba nguyên nhân chính.
Thứ nhất, các cơ sở y tế chưa quán triệt hết những quy định hướng dẫn của ngành, liên ngành như Thông tư số 10/2009/TT- BYT, Nghị định 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ...
Thứ hai, công tác tuyên truyền pháp luật về bảo hiểm y tế mới chỉ đến được đội ngũ cán bộ lãnh đạo; một số cơ quan chức năng chưa thật sự vào cuộc, nhận thức của người dân về chính sách bảo hiểm y tế chưa đầy đủ. Thậm chí nhiều người dân, đến ngày hôm nay vẫn chưa biết có Luật Bảo hiểm y tế và càng không biết từ 1/1/2010 mọi người dân phải thực hiện cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế.
Thứ ba, đây là thời điểm chuyển giao từ năm mới sang năm cũ, nên nhiều người chưa kịp nhận thẻ bảo hiểm y tế mới, nhất là đối tượng chế độ chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi...Trong khi các cơ sở khám chữa bệnh thậm chí cả các tuyến trung ương vẫn chưa thực hiện đúng quy định nên đã dẫn đến hiện tượng “rối” cả cho người bệnh, cơ sở y tế lẫn cơ quan thanh toán bảo hiểm như mấy ngày qua.
Như vậy “hiện tượng rối” này chủ yếu là do cơ sở y tế chưa nắm rõ quy định, chưa hiểu đúng thông tư hướng dẫn, thưa bà?
Đúng vậy, ví dụ trong thực tế một số người đi khám theo bảo hiểm y tế bị từ chối vì chưa có thẻ mới nhưng tại Điều 13 Thông tư số 10/2009/TT trước đây đã ghi rất rõ: để tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế và tiết kiệm chi phí khi đổi thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế đã đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ghi tại cơ sở ghi trên thẻ Bảo hiểm y tế trước ngày thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở đó đến hết thời hạn sử dụng ghi trên thẻ.
Thưa bà, những vướng mắc cụ thể trong thời gian vừa qua là gì và Bộ Y tế có hướng xử lý thế nào?
Ngay sau khi áp dụng theo quy định mới, đã phát sinh một số vướng mắc, chủ yếu tập trung vào việc người bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế cũ còn hiệu lực nhưng không được thanh toán. Về vấn đề này, Bộ Y tế đã thống nhất với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và yêu cầu sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện, thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp thẻ bảo hiểm y tế cũ còn thời hạn sử dụng sau ngày 31/12/2009, nếu chưa được đổi thẻ mới thì vẫn có giá trị sử dụng cho đến hết thời hạn sử dụng của thẻ, đặc biệt quyền lợi của những đối tượng này được bảo đảm theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế .
Trường hợp thẻ bảo hiểm y tế hết hạn trước ngày 1/1/2010 chưa được cấp thẻ mới, nếu người bệnh đang điều trị nội trú, bảo hiểm xã hội thực hiện thanh toán bảo hiểm y tế cho đến hết đợt điều trị. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế liên tục, ổn định thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ mã thẻ để cho hưởng tiếp.
Các đối tượng khác thì cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo khi kiểm tra thủ tục vào viện để hướng dẫn người bệnh mua thẻ bảo hiểm y tế. Khi có giấy xác nhận là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đang đợi cấp thẻ sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế cho đến hết đợt điều trị.
Trường hợp thẻ bảo hiểm y tế hết hạn trước ngày 1/1/2010, nếu chưa được cấp thẻ mới mà có nhu cầu khám chữa bệnh thì giải quyết theo hướng: đối với những đối tượng có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế liên tục, ổn định như người hưu trí, mất sức lao động, hành chính sự nghiệp... căn cứ vào mã thẻ bảo hiểm y tế , cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
Với các đối tượng khác: người bệnh tự thanh toán chi phí khám chữa bệnh và mang chứng từ về cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán trong trường hợp người bệnh tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
Việc xuất trình thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh và thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với trường hợp cấp cứu được thực hiện theo điều 28 của Luật Bảo hiểm y tế. Trường hợp người bệnh vào khám chữa bệnh không trình thẻ thì người bệnh tự chi trả chi phí khám chữa bệnh, sau đó thanh toán trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế trước khi ra viện để được thanh toán theo chế độ bảo hiểm y tế.
Với cách giải quyết này, quyền lợi của mọi đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đều được bảo đảm tiết kiệm, thuận tiện và không làm gián đoạn quá trình điều trị.
Bộ Y tế đã có những biện pháp cụ thể nào để giải quyết những vưỡng mắc nảy sinh, thưa bà?
Trước mắt, Bộ Y tế quyết định thành lập sáu đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện bảo hiểm y tế mới tại 14 bệnh viện có đông người bệnh và dễ nảy sinh các vướng mắc. Bên cạnh việc tuyên truyền hướng dẫn các quy định mới của Luật Bảo hiểm y tế, các đoàn kiểm tra sẽ phát hiện những vướng mắc để có biện pháp xử lý ngay và hướng dẫn thực hiện, tránh thiệt thòi cho người bệnh.
Cũng nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bệnh, Bộ Y tế đang hoàn thiện danh mục thuốc, các kỹ thuật y tế được triển khai tại các cơ sở y tế được bảo hiểm y tế thanh toán. Dự kiến cuối tuần này danh mục thuốc cho các bệnh viện sẽ được Bộ Y tế công bố. Các vướng mắc không giải quyết ngay trong những ngày đầu này sẽ được các cơ quan phối hợp giải quyết dần dần. Nếu quá khả năng sẽ được tập hợp để kiến nghị Chính phủ có biện pháp tháp gỡ hoặc đề xuất sửa đổi chính sách cho phù hợp.
Một trong những nguyên nhân chính, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên là do cơ sở y tế chưa nắm rõ quy định.
Thưa bà, Luật Bảo hiểm y tế đã có hiệu lực từ 1/1/2010 nhưng do chưa có sự thông suốt từ cơ sở khám chữa bệnh đến người đi khám nên đã xuất hiện nhiều vướng mắc ngay trong những ngày đầu triển khai?
Việc các cơ sở khám chữa bệnh bắt đầu triển khai khám chữa bệnh theo quy định mới đã nảy sinh một số vướng mắc, theo tôi là có ba nguyên nhân chính.
Thứ nhất, các cơ sở y tế chưa quán triệt hết những quy định hướng dẫn của ngành, liên ngành như Thông tư số 10/2009/TT- BYT, Nghị định 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ...
Thứ hai, công tác tuyên truyền pháp luật về bảo hiểm y tế mới chỉ đến được đội ngũ cán bộ lãnh đạo; một số cơ quan chức năng chưa thật sự vào cuộc, nhận thức của người dân về chính sách bảo hiểm y tế chưa đầy đủ. Thậm chí nhiều người dân, đến ngày hôm nay vẫn chưa biết có Luật Bảo hiểm y tế và càng không biết từ 1/1/2010 mọi người dân phải thực hiện cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế.
Thứ ba, đây là thời điểm chuyển giao từ năm mới sang năm cũ, nên nhiều người chưa kịp nhận thẻ bảo hiểm y tế mới, nhất là đối tượng chế độ chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi...Trong khi các cơ sở khám chữa bệnh thậm chí cả các tuyến trung ương vẫn chưa thực hiện đúng quy định nên đã dẫn đến hiện tượng “rối” cả cho người bệnh, cơ sở y tế lẫn cơ quan thanh toán bảo hiểm như mấy ngày qua.
Như vậy “hiện tượng rối” này chủ yếu là do cơ sở y tế chưa nắm rõ quy định, chưa hiểu đúng thông tư hướng dẫn, thưa bà?
Đúng vậy, ví dụ trong thực tế một số người đi khám theo bảo hiểm y tế bị từ chối vì chưa có thẻ mới nhưng tại Điều 13 Thông tư số 10/2009/TT trước đây đã ghi rất rõ: để tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế và tiết kiệm chi phí khi đổi thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế đã đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ghi tại cơ sở ghi trên thẻ Bảo hiểm y tế trước ngày thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở đó đến hết thời hạn sử dụng ghi trên thẻ.
Thưa bà, những vướng mắc cụ thể trong thời gian vừa qua là gì và Bộ Y tế có hướng xử lý thế nào?
Ngay sau khi áp dụng theo quy định mới, đã phát sinh một số vướng mắc, chủ yếu tập trung vào việc người bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế cũ còn hiệu lực nhưng không được thanh toán. Về vấn đề này, Bộ Y tế đã thống nhất với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và yêu cầu sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện, thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp thẻ bảo hiểm y tế cũ còn thời hạn sử dụng sau ngày 31/12/2009, nếu chưa được đổi thẻ mới thì vẫn có giá trị sử dụng cho đến hết thời hạn sử dụng của thẻ, đặc biệt quyền lợi của những đối tượng này được bảo đảm theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế .
Trường hợp thẻ bảo hiểm y tế hết hạn trước ngày 1/1/2010 chưa được cấp thẻ mới, nếu người bệnh đang điều trị nội trú, bảo hiểm xã hội thực hiện thanh toán bảo hiểm y tế cho đến hết đợt điều trị. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế liên tục, ổn định thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ mã thẻ để cho hưởng tiếp.
Các đối tượng khác thì cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo khi kiểm tra thủ tục vào viện để hướng dẫn người bệnh mua thẻ bảo hiểm y tế. Khi có giấy xác nhận là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đang đợi cấp thẻ sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế cho đến hết đợt điều trị.
Trường hợp thẻ bảo hiểm y tế hết hạn trước ngày 1/1/2010, nếu chưa được cấp thẻ mới mà có nhu cầu khám chữa bệnh thì giải quyết theo hướng: đối với những đối tượng có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế liên tục, ổn định như người hưu trí, mất sức lao động, hành chính sự nghiệp... căn cứ vào mã thẻ bảo hiểm y tế , cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
Với các đối tượng khác: người bệnh tự thanh toán chi phí khám chữa bệnh và mang chứng từ về cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán trong trường hợp người bệnh tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
Việc xuất trình thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh và thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với trường hợp cấp cứu được thực hiện theo điều 28 của Luật Bảo hiểm y tế. Trường hợp người bệnh vào khám chữa bệnh không trình thẻ thì người bệnh tự chi trả chi phí khám chữa bệnh, sau đó thanh toán trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế trước khi ra viện để được thanh toán theo chế độ bảo hiểm y tế.
Với cách giải quyết này, quyền lợi của mọi đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đều được bảo đảm tiết kiệm, thuận tiện và không làm gián đoạn quá trình điều trị.
Bộ Y tế đã có những biện pháp cụ thể nào để giải quyết những vưỡng mắc nảy sinh, thưa bà?
Trước mắt, Bộ Y tế quyết định thành lập sáu đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện bảo hiểm y tế mới tại 14 bệnh viện có đông người bệnh và dễ nảy sinh các vướng mắc. Bên cạnh việc tuyên truyền hướng dẫn các quy định mới của Luật Bảo hiểm y tế, các đoàn kiểm tra sẽ phát hiện những vướng mắc để có biện pháp xử lý ngay và hướng dẫn thực hiện, tránh thiệt thòi cho người bệnh.
Cũng nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bệnh, Bộ Y tế đang hoàn thiện danh mục thuốc, các kỹ thuật y tế được triển khai tại các cơ sở y tế được bảo hiểm y tế thanh toán. Dự kiến cuối tuần này danh mục thuốc cho các bệnh viện sẽ được Bộ Y tế công bố. Các vướng mắc không giải quyết ngay trong những ngày đầu này sẽ được các cơ quan phối hợp giải quyết dần dần. Nếu quá khả năng sẽ được tập hợp để kiến nghị Chính phủ có biện pháp tháp gỡ hoặc đề xuất sửa đổi chính sách cho phù hợp.