BASF Việt Nam khánh thành văn phòng mới tại TP.HCM
BASF Việt Nam vừa khai trương văn phòng trụ sở công ty mới tại tòa nhà đạt chứng nhận quốc tế cho công trình bền vững Ngôi nhà Đức Thành phố Hồ Chí Minh (Deutsches Haus Ho Chi Minh City)…
Bước tiến này nằm trong chiến lược toàn cầu của BASF về ‘Tương lai của công việc’ (Future of Work - FOW), phát triển bền vững và sáng tạo đổi mới, đồng thời ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho nhân viên.
Được giới thiệu trên toàn cầu năm 2020, sáng kiến ‘Tương lai của công việc’ (Future of Work - FOW) của tập đoàn BASF giúp nhân viên làm việc linh hoạt, tăng cường giao tiếp và hợp tác hiệu quả. Bố cục văn phòng với không gian làm việc mở, tập trung vào trải nghiệm cho người dùng, giúp nâng cao sức khỏe, tinh thần và năng suất làm việc, đồng thời khuyến khích văn hóa an toàn trong công ty.
“Việc chuyển trụ sở đến tòa nhà Ngôi nhà Đức Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu một cột mốc quan trọng trên chặng đường phát triển của chúng tôi, và phù hợp với xu hướng ‘Tương lai của công việc’ của tập đoàn BASF trên thế giới. Đặc biệt, nó còn có ý nghĩa hơn nữa khi diễn ra cùng với thời điểm BASF kỷ niệm 30 năm hoạt động tại Việt Nam. Văn phòng mới có thiết kế hiện đại và ứng dụng nhiều giải pháp bền vững của BASF, thể hiện nỗ lực của chúng tôi trong việc thúc đẩy một môi trường làm việc lành mạnh và linh hoạt, chăm sóc sức khỏe cho nhân viên, đồng thời khuyến khích tinh thần hợp tác, ứng dụng tính bền vững và công nghệ số hóa”, ông Erick Contreras, Tổng Giám đốc BASF Việt Nam, chia sẻ.
Văn phòng kết hợp các tính năng hiện đại như thiết kế ứng dụng công thái học nhằm tạo sự thoải mái cho người dùng, chỗ ngồi linh hoạt mỗi ngày tùy thuộc vào sở thích và công việc, sử dụng ánh sáng tự nhiên và hệ thống giám sát chất lượng không khí và tiếng ồn.
Văn phòng mới còn cung cấp các khu vực làm việc tiện nghi, được thiết kế chuyên biệt phù hợp đặc thù công việc như các phòng họp kích thước đa dạng, buồng điện thoại và khu vực café cho phép nhân viên thư giãn và làm việc thoải mái tại đây, tạo sự hứng thú trong công việc và khuyến khích hợp tác.
“Nhìn về tương lai, văn phòng mới này không chỉ là nơi làm việc mà còn là nơi nhân viên chúng tôi sáng tạo và đổi mới, cùng tạo ra các giá trị và nâng quan hệ với khách hàng và đối tác lên một tầm cao mới. Thay đổi này cho phép BASF phục vụ khách hàng hiệu quả hơn với các sản phẩm và giải pháp có tính bền vững, cung cấp dịch vụ chất lượng cao, đồng thời củng cố vai trò đứng đầu trong phát triển bền vững và sáng tạo đổi mới trên thị trường. Cùng nhân viên, khách hàng và đối tác, chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng bền vững và hỗ trợ cộng đồng tại Việt Nam trong nhiều thập kỷ tới”, ông Marcelo Lu, Chủ tịch Tập đoàn BASF tại khu vực Châu Á -Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc), chia sẻ thêm.
Ngôi nhà Đức Thành phố Hồ Chí Minh là tòa nhà đầu tiên tại Việt Nam đạt hai chứng nhận bền vững ở mức xếp hạng cao nhất LEED* Platinum cho Vận hành và Bảo trì (O+M) và Thiết kế và Thi công (BD+C). Công trình thể hiện cam kết về tính bền vững, năng suất làm việc, chất lượng sức khỏe và giảm thiểu tác động môi trường.
Là công ty hóa chất toàn cầu có trụ sở chính tại Đức, BASF cho biết đây là địa điểm rất thích hợp để kết nối với các khách hàng và đối tác cùng chí hướng, trao đổi cơ hội kinh doanh và thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam.
Việc chuyển đến tòa nhà LEED Platinum và thiết kế văn phòng đáp ứng các tiêu chí LEED, BASF thể hiện vai trò lãnh đạo và quyết tâm thực hiện cam kết phát triển bền vững. Một trong những điểm nổi bật của văn phòng mới là sử dụng các sản phẩm nội thất và trang trí được sản xuất từ một số nguyên liệu bền vững của BASF, an toàn cho sức khỏe và môi trường. Ví dụ: Các vách chống cháy và cách âm được làm từ xốp melamine Basotect®; sơn trang trí nội thất, gần như không có hàm lượng chất hữu cơ bay hơi (low VOC), nhẹ mùi, sử dụng dòng nhựa phân tán hệ nước Acronal® ECO; và thảm làm bằng vật liệu Hexamoll® DINCH, chất hóa dẻo không phthalate.
Cuối cùng và không kém quan trọng, BASF tiếp tục phát huy phong cách 'sống xanh' cùng đội ngũ nhân viên thông qua thực hành phân loại rác thải, hạn chế dùng sản phẩm nhựa sử dụng một lần và ứng dụng số hóa để giảm thiểu tiêu thụ giấy.