Bắt buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung là “không khả thi”
Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự được cho là có nhiều nội dung mới và tiến bộ
Cơ quan soạn thảo đề xuất song cơ quan thẩm tra dự án Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) cho rằng quy định “bắt buộc phải ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can” trong mọi trường hợp là không cần thiết và không khả thi.
Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án luật vào chiều 7/4, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cho biết dự thảo bộ luật có nhiều nội dung mới và tiến bộ.
Theo dự thảo, mọi biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong quá trình giải quyết vụ án phải được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Đồng thời, việc sửa đổi cũng theo hướng quy định chặt chẽ căn cứ tạm giam. Theo đó, chỉ áp dụng tạm giam khi có căn cứ xác định bị can, bị cáo có thể bỏ trốn; cản trở điều tra, truy tố, xét xử; tiếp tục phạm tội hoặc không có nơi cư trú rõ ràng, mà không phụ thuộc vào sự phân loại tội phạm như hiện hành nhằm tránh lạm dụng.
Điểm mới nữa là dự thảo đã mở rộng các trường hợp bắt buộc cơ quan tố tụng phải mời người bào chữa, quy định thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng sớm hơn, kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt.
Dự thảo luật cũng quy định bị can có quyền đọc, ghi chép tài liệu trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra để thực hiện quyền tự bào chữa đã được Hiến định.
Đáng chú ý, về các biện pháp chống bức cung, nhục hình, ban soạn thảo đề xuất bắt buộc phải ghi âm hoặc ghi hình khi hỏi cung bị can và quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan tố tụng phải thông báo trước cho người bào chữa thời gian và địa điểm tiến hành các hoạt động tố tụng để họ tham dự.
Tuy nhiên, đa số thành viên Ủy ban Tư pháp - cơ quan thẩm tra dự án bộ luật - cho rằng, dự thảo quy định “bắt buộc phải ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can” trong mọi trường hợp là không cần thiết, không khả thi.
Cơ quan thẩm tra cho rằng, để góp phần khắc phục việc bức cung, nhục hình cần quy định chặt chẽ theo hướng: trong mọi trường hợp hỏi cung bị can đều phải lập biên bản và mọi biên bản hỏi cung đều phải được đưa vào hồ sơ vụ án, trong trường hợp cần thiết có thể ghi âm hoặc ghi hình.
Trường hợp cần thiết, như lý giải của Ủy ban Tư pháp, là trường hợp bị can không nhận tội, bị can trong các vụ án giết người không quả tang, bị can tố cáo bị bức cung, nhục hình hoặc bị can về tội mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt chung thân, tử hình.
Không phải số đông, nhưng cũng có ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng “bắt buộc phải ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can” sẽ phản ánh trung thực quá trình hỏi cung, hạn chế tối đa các trường hợp bức cung, nhục hình.
Tại báo cáo thẩm tra, Ủy ban Tư pháp cũng thể hiện quan điểm về những vấn đề lớn của dự án bộ luật còn có ý kiến khác nhau, trong đó có quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.
Cơ quan thẩm tra cho rằng, theo quy định hiện hành thì việc khai hoặc không khai và khai báo như thế nào được coi là quyền, không phải là nghĩa vụ của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, do đó họ có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền này.
Để tăng cường tính minh bạch, dễ hiểu, tạo nhận thức thống nhất trong hoạt động lấy lời khai, góp phần chống bức cung, nhục hình, Ủy ban Tư pháp đề nghị cần quy định theo hướng: người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự do trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không bị ép buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình, không bị ép buộc phải nhận mình có tội.
Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án luật vào chiều 7/4, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cho biết dự thảo bộ luật có nhiều nội dung mới và tiến bộ.
Theo dự thảo, mọi biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong quá trình giải quyết vụ án phải được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Đồng thời, việc sửa đổi cũng theo hướng quy định chặt chẽ căn cứ tạm giam. Theo đó, chỉ áp dụng tạm giam khi có căn cứ xác định bị can, bị cáo có thể bỏ trốn; cản trở điều tra, truy tố, xét xử; tiếp tục phạm tội hoặc không có nơi cư trú rõ ràng, mà không phụ thuộc vào sự phân loại tội phạm như hiện hành nhằm tránh lạm dụng.
Điểm mới nữa là dự thảo đã mở rộng các trường hợp bắt buộc cơ quan tố tụng phải mời người bào chữa, quy định thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng sớm hơn, kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt.
Dự thảo luật cũng quy định bị can có quyền đọc, ghi chép tài liệu trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra để thực hiện quyền tự bào chữa đã được Hiến định.
Đáng chú ý, về các biện pháp chống bức cung, nhục hình, ban soạn thảo đề xuất bắt buộc phải ghi âm hoặc ghi hình khi hỏi cung bị can và quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan tố tụng phải thông báo trước cho người bào chữa thời gian và địa điểm tiến hành các hoạt động tố tụng để họ tham dự.
Tuy nhiên, đa số thành viên Ủy ban Tư pháp - cơ quan thẩm tra dự án bộ luật - cho rằng, dự thảo quy định “bắt buộc phải ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can” trong mọi trường hợp là không cần thiết, không khả thi.
Cơ quan thẩm tra cho rằng, để góp phần khắc phục việc bức cung, nhục hình cần quy định chặt chẽ theo hướng: trong mọi trường hợp hỏi cung bị can đều phải lập biên bản và mọi biên bản hỏi cung đều phải được đưa vào hồ sơ vụ án, trong trường hợp cần thiết có thể ghi âm hoặc ghi hình.
Trường hợp cần thiết, như lý giải của Ủy ban Tư pháp, là trường hợp bị can không nhận tội, bị can trong các vụ án giết người không quả tang, bị can tố cáo bị bức cung, nhục hình hoặc bị can về tội mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt chung thân, tử hình.
Không phải số đông, nhưng cũng có ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng “bắt buộc phải ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can” sẽ phản ánh trung thực quá trình hỏi cung, hạn chế tối đa các trường hợp bức cung, nhục hình.
Tại báo cáo thẩm tra, Ủy ban Tư pháp cũng thể hiện quan điểm về những vấn đề lớn của dự án bộ luật còn có ý kiến khác nhau, trong đó có quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.
Cơ quan thẩm tra cho rằng, theo quy định hiện hành thì việc khai hoặc không khai và khai báo như thế nào được coi là quyền, không phải là nghĩa vụ của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, do đó họ có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền này.
Để tăng cường tính minh bạch, dễ hiểu, tạo nhận thức thống nhất trong hoạt động lấy lời khai, góp phần chống bức cung, nhục hình, Ủy ban Tư pháp đề nghị cần quy định theo hướng: người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự do trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không bị ép buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình, không bị ép buộc phải nhận mình có tội.