“Bắt dao rơi” tái cơ cấu ngân hàng!
Những con dao đang rơi, một số nhóm đầu tư vào cuộc bắt lấy. Có thành công và cũng có trường hợp “đứt tay”
Không phải đến khi tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém vào hồi quyết liệt, mà ngay từ đầu đã có dòng vốn tư nhân âm thầm săn chọn những điểm đến. Họ là những người “bắt dao rơi”.
Trên thị trường chứng khoán, thuật ngữ “bắt dao rơi” đã quen thuộc, chỉ những quyết định mua vào trong thị trường giá xuống. Thuật ngữ này cũng phù hợp khi nói về những quyết định đầu tư vào ngân hàng yếu kém, đang bộc lộ rủi ro.
Sôi động vốn tư nhân
Đầu năm 2012, thị trường xôn xao trước kế hoạch Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) muốn sáp nhập Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank). Ở thời điểm đó, nó giống như một vụ nổ vậy.
Nhưng trước khi SHB đánh tiếng, đã có một nhóm nhà đầu tư khác để mắt và tìm hiểu cơ hội ở Habubank. Họ cũng đã từng đến với Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank), mà sau là Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng…
Hay như, trước khi có thay đổi tại Ngân hàng Kiên Long (Kienlong Bank), một nhóm nhà đầu tư khác cũng đã từng tính đến việc nhập cuộc tái cơ cấu âm thầm tại đây. Rồi tại Ngân hàng Nam Việt (Navibank), sự mạo hiểm đúng nghĩa đến trước thay đổi hiện nay với Ngân hàng Quốc Dân (NCB)…
Những dòng chảy đó sôi động hơn khi nhìn sang nhiều trường hợp khác nữa: Tập đoàn Thiên Thanh với Ngân hàng Đại Tín (TrustBank), mà sau là Ngân hàng Xây dựng (VNCB); Tập đoàn DOJI với Ngân hàng Tiên Phong (TPBank); thậm chí cả xoay xuyển cơ cấu sở hữu tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); rồi Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đang hoãn họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay mà không hẳn là vô cớ…
Có thành công và thất bại, triển vọng và chờ đợi, có cả những băn khoăn về kiểu “ve sầu thoát xác” trong một vài thương vụ đã và đang diễn ra, nhưng điểm chung cho thấy dòng vốn tư nhân đã đồng hành từ rất sớm với quá trình tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng thương mại.
Nhận thấy dòng chảy này, Ngân hàng Nhà nước đã từng có ý giãn tiến độ sáp nhập, hợp nhất một số ngân hàng yếu kém. Một mặt, nhà quản lý muốn có thêm thời gian để nhận định và kiểm soát chất lượng dòng chảy đó; mặt khác, họ muốn tạo thêm thời gian cơ hội cho các ngân hàng tái cơ cấu.
“Nếu Ngân hàng Nhà nước muốn thì hoàn toàn có thể làm được ngay, thúc đẩy được ngay tiến độ. Nhưng chúng tôi nhận thấy thị trường có dấu hiệu ấm lên, các dòng vốn tìm đến rõ hơn. Nếu họ đến được với nhau, ngân hàng yếu kém đó có thêm nguồn lực và lợi ích tốt hơn thì hãy tạo điều kiện cho họ”, một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước từng giải thích với VnEconomy về ứng xử trước dòng chảy này.
“Nếm mật nằm gai”
Đến nay, sau gần bốn năm thực hiện quá trình tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng thương mại, một điểm đã được khẳng định: dòng vốn tư nhân đã đồng hành, góp phân thúc đẩy tiến độ và định hình nên cơ cấu mới cho hệ thống.
Câu hỏi lớn nhất cho đến nay là vì sao những nhà đầu tư đó quyết định “bắt dao rơi”? Họ vào cuộc để làm gì?
Đơn cử như tại TPBank, khoản lỗ lũy kế lớn chỉ sau chưa đầy 5 năm hoạt động là con dao đang rơi và sắc trước mắt nhà đầu tư DOJI và cổ đông mới. Khó khăn tại Navibank gắn với bối cảnh của doanh nhân Đặng Thành Tâm vài năm trước được đánh giá là nhạy cảm, thậm chí mạo hiểm trong mắt nhà đầu tư…
Với những trường hợp đó, vào để làm gì? Dĩ nhiên là có yếu tố cơ hội và triển vọng đầu tư, có thể với những mục đích nào đó nữa.
Vừa rồi, không chỉ cơ quan thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước, mà một số bộ ngành, đầu mối khác đã vào TPBank để đánh giá lại quá trình tái cơ cấu tại đây. Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng Quản trị TPBank, cho biết: “Họ đều đánh giá cao kết quả của chúng tôi, có thể xem là trường hợp tái cơ cấu tốt nhất thời gian qua”.
Tại NCB sau khi đổi tên từ Navibank, năm vừa rồi Ngân hàng Nhà nước cũng đã có bằng khen khích lệ; hay quý đầu năm 2015 đã báo lãi trở lại khá ấn tượng. Cũng để ý rằng, lợi nhuận của các ngân hàng sau tái cơ cấu được đặt trong sự giám sát chặt của nhà quản lý.
Dù vậy, hai trường hợp điển hình trên trước mắt vẫn chưa thể sờ nắm thành quả đầu tư của mình một cách cụ thể nhất ở đồng cổ tức nhận được. Đồng vốn phải “nếm mật nằm gai” những năm qua, tìm cách vực dậy ngân hàng mà họ đến, trước khi thực sự sinh lời.
Thậm chí cũng đã có trường hợp bị “đứt tay” khi “bắt dao rơi”, như câu chuyện của Tập đoàn Thiên Thanh với VNCB, dù nguyên do nằm ở khía cạnh khác…
“Nếm mật nằm gai”, mục đích và cách bắt dao rơi, bắt rồi và sử dụng nó như thế nào cũng chính là điểm được chú ý của dòng vốn tư nhân tham gia tái cơ cấu các ngân hàng hiện nay, so với làn sóng đầu tư những năm 2005 - 2007.
“Bao giờ trở lại ngày xưa?”
Những năm 2005 - 2007, thực chuyện chủ trương chuyển đổi loạt ngân hàng nông thôn lên đô thị, gắn với giai đoạn thị trường chứng khoán lên cơn sốt, làn sóng đầu tư trở thành cổ đông lớn của các nhà băng nở rộ.
Nối tiếp, thực hiện chủ trương tăng vốn pháp định lên 3.000 tỷ đồng, một lần nữa dòng vốn ồ ạt đầu tư vào hệ thống ngân hàng khi nhiều thành viên trước đó vốn mới chỉ vài ba trăm tỷ.
Nhớ lại hai làn sóng trên, phó chủ tịch một ngân hàng thương mại đặt câu hỏi: “Dồn dập và quy mô lớn như vậy, tiền ở đâu ra? Các tổ chức, nhà đầu tư không thể liên tục lôi những lượng vốn lớn từ trong tủ của mình ra để làm ngân hàng được. Làm gì sẵn có nhiều tiền như thế!”.
Theo ông, một bộ phần lớn trong đó là vay mượn, hoặc vốn từ túi này chuyển sang túi khác mà thiếu bền vững. Vốn vay mượn là áp lực, càng thúc đẩy áp lực sinh lời, cộng với khí thế của thị trường chứng khoán khi đó.
“Đó là giai đoạn qua một đêm người ta chứng kiến tổng tài sản ngân hàng lớn nhanh như thổi, tín dụng tăng trưởng nóng, vốn rót mạnh cho bất động sản, chứng khoán… Họ kỳ vọng sinh lời nhanh, khối tài sản và phạm vi hoạt động mở rộng nhanh mà năng lực quản trị rủi ro, năng lực điều hành chưa bắt nhịp kịp”, lãnh đạo ngân hàng này nhìn lại.
Trao đổi với VnEconomy, ông nói vui thêm rằng: “Bao giờ trở lại ngày xưa?”. Ý là, cần đặt mục đích của các dòng vốn tư nhân đang tham gia tái cơ cấu các ngân hàng hiện nay vào câu hỏi đó.
Cụ thể hơn, họ có trở lại và xuất phát như những nguồn vốn “ngày xưa” gắn với mục đích xây dựng ngân hàng một cách chân thực, phát triển bền vững với những hoạt động truyền thống, chứ không chạy đua kiếm lợi nhuận nóng vì áp lực sinh lời và trả nợ cho vốn đầu tư, hoặc có mục đích sở hữu ngân hàng và biến nó thành công cụ để thực hiện những mục đích khác như trong giai đoạn trên…
So sánh đó hẳn Ngân hàng Nhà nước nắm rõ. Nhà quản lý cũng nhiều lần nhấn mạnh đến yêu cầu kiểm soát và chứng minh nguồn vốn tham gia vào tái cơ cấu hệ thống hiện nay, giám sát cách làm sau đó. Như trường hợp VNCB là một phát sinh không mới.
Còn nếu làm ngân hàng một cách chân thực, dòng vốn đang “bắt dao rơi” hiện nay hẳn sẽ phải xác định chiến lược dài hạn và bền vững, có những giải pháp thực sự và làm ngân hàng thực sự để có thể vực dậy những cơ thể ốm yếu, trước khi kỳ vọng sinh lời.
Trên thị trường chứng khoán, thuật ngữ “bắt dao rơi” đã quen thuộc, chỉ những quyết định mua vào trong thị trường giá xuống. Thuật ngữ này cũng phù hợp khi nói về những quyết định đầu tư vào ngân hàng yếu kém, đang bộc lộ rủi ro.
Sôi động vốn tư nhân
Đầu năm 2012, thị trường xôn xao trước kế hoạch Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) muốn sáp nhập Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank). Ở thời điểm đó, nó giống như một vụ nổ vậy.
Nhưng trước khi SHB đánh tiếng, đã có một nhóm nhà đầu tư khác để mắt và tìm hiểu cơ hội ở Habubank. Họ cũng đã từng đến với Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank), mà sau là Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng…
Hay như, trước khi có thay đổi tại Ngân hàng Kiên Long (Kienlong Bank), một nhóm nhà đầu tư khác cũng đã từng tính đến việc nhập cuộc tái cơ cấu âm thầm tại đây. Rồi tại Ngân hàng Nam Việt (Navibank), sự mạo hiểm đúng nghĩa đến trước thay đổi hiện nay với Ngân hàng Quốc Dân (NCB)…
Những dòng chảy đó sôi động hơn khi nhìn sang nhiều trường hợp khác nữa: Tập đoàn Thiên Thanh với Ngân hàng Đại Tín (TrustBank), mà sau là Ngân hàng Xây dựng (VNCB); Tập đoàn DOJI với Ngân hàng Tiên Phong (TPBank); thậm chí cả xoay xuyển cơ cấu sở hữu tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); rồi Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đang hoãn họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay mà không hẳn là vô cớ…
Có thành công và thất bại, triển vọng và chờ đợi, có cả những băn khoăn về kiểu “ve sầu thoát xác” trong một vài thương vụ đã và đang diễn ra, nhưng điểm chung cho thấy dòng vốn tư nhân đã đồng hành từ rất sớm với quá trình tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng thương mại.
Nhận thấy dòng chảy này, Ngân hàng Nhà nước đã từng có ý giãn tiến độ sáp nhập, hợp nhất một số ngân hàng yếu kém. Một mặt, nhà quản lý muốn có thêm thời gian để nhận định và kiểm soát chất lượng dòng chảy đó; mặt khác, họ muốn tạo thêm thời gian cơ hội cho các ngân hàng tái cơ cấu.
“Nếu Ngân hàng Nhà nước muốn thì hoàn toàn có thể làm được ngay, thúc đẩy được ngay tiến độ. Nhưng chúng tôi nhận thấy thị trường có dấu hiệu ấm lên, các dòng vốn tìm đến rõ hơn. Nếu họ đến được với nhau, ngân hàng yếu kém đó có thêm nguồn lực và lợi ích tốt hơn thì hãy tạo điều kiện cho họ”, một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước từng giải thích với VnEconomy về ứng xử trước dòng chảy này.
“Nếm mật nằm gai”
Đến nay, sau gần bốn năm thực hiện quá trình tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng thương mại, một điểm đã được khẳng định: dòng vốn tư nhân đã đồng hành, góp phân thúc đẩy tiến độ và định hình nên cơ cấu mới cho hệ thống.
Câu hỏi lớn nhất cho đến nay là vì sao những nhà đầu tư đó quyết định “bắt dao rơi”? Họ vào cuộc để làm gì?
Đơn cử như tại TPBank, khoản lỗ lũy kế lớn chỉ sau chưa đầy 5 năm hoạt động là con dao đang rơi và sắc trước mắt nhà đầu tư DOJI và cổ đông mới. Khó khăn tại Navibank gắn với bối cảnh của doanh nhân Đặng Thành Tâm vài năm trước được đánh giá là nhạy cảm, thậm chí mạo hiểm trong mắt nhà đầu tư…
Với những trường hợp đó, vào để làm gì? Dĩ nhiên là có yếu tố cơ hội và triển vọng đầu tư, có thể với những mục đích nào đó nữa.
Vừa rồi, không chỉ cơ quan thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước, mà một số bộ ngành, đầu mối khác đã vào TPBank để đánh giá lại quá trình tái cơ cấu tại đây. Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng Quản trị TPBank, cho biết: “Họ đều đánh giá cao kết quả của chúng tôi, có thể xem là trường hợp tái cơ cấu tốt nhất thời gian qua”.
Tại NCB sau khi đổi tên từ Navibank, năm vừa rồi Ngân hàng Nhà nước cũng đã có bằng khen khích lệ; hay quý đầu năm 2015 đã báo lãi trở lại khá ấn tượng. Cũng để ý rằng, lợi nhuận của các ngân hàng sau tái cơ cấu được đặt trong sự giám sát chặt của nhà quản lý.
Dù vậy, hai trường hợp điển hình trên trước mắt vẫn chưa thể sờ nắm thành quả đầu tư của mình một cách cụ thể nhất ở đồng cổ tức nhận được. Đồng vốn phải “nếm mật nằm gai” những năm qua, tìm cách vực dậy ngân hàng mà họ đến, trước khi thực sự sinh lời.
Thậm chí cũng đã có trường hợp bị “đứt tay” khi “bắt dao rơi”, như câu chuyện của Tập đoàn Thiên Thanh với VNCB, dù nguyên do nằm ở khía cạnh khác…
“Nếm mật nằm gai”, mục đích và cách bắt dao rơi, bắt rồi và sử dụng nó như thế nào cũng chính là điểm được chú ý của dòng vốn tư nhân tham gia tái cơ cấu các ngân hàng hiện nay, so với làn sóng đầu tư những năm 2005 - 2007.
“Bao giờ trở lại ngày xưa?”
Những năm 2005 - 2007, thực chuyện chủ trương chuyển đổi loạt ngân hàng nông thôn lên đô thị, gắn với giai đoạn thị trường chứng khoán lên cơn sốt, làn sóng đầu tư trở thành cổ đông lớn của các nhà băng nở rộ.
Nối tiếp, thực hiện chủ trương tăng vốn pháp định lên 3.000 tỷ đồng, một lần nữa dòng vốn ồ ạt đầu tư vào hệ thống ngân hàng khi nhiều thành viên trước đó vốn mới chỉ vài ba trăm tỷ.
Nhớ lại hai làn sóng trên, phó chủ tịch một ngân hàng thương mại đặt câu hỏi: “Dồn dập và quy mô lớn như vậy, tiền ở đâu ra? Các tổ chức, nhà đầu tư không thể liên tục lôi những lượng vốn lớn từ trong tủ của mình ra để làm ngân hàng được. Làm gì sẵn có nhiều tiền như thế!”.
Theo ông, một bộ phần lớn trong đó là vay mượn, hoặc vốn từ túi này chuyển sang túi khác mà thiếu bền vững. Vốn vay mượn là áp lực, càng thúc đẩy áp lực sinh lời, cộng với khí thế của thị trường chứng khoán khi đó.
“Đó là giai đoạn qua một đêm người ta chứng kiến tổng tài sản ngân hàng lớn nhanh như thổi, tín dụng tăng trưởng nóng, vốn rót mạnh cho bất động sản, chứng khoán… Họ kỳ vọng sinh lời nhanh, khối tài sản và phạm vi hoạt động mở rộng nhanh mà năng lực quản trị rủi ro, năng lực điều hành chưa bắt nhịp kịp”, lãnh đạo ngân hàng này nhìn lại.
Trao đổi với VnEconomy, ông nói vui thêm rằng: “Bao giờ trở lại ngày xưa?”. Ý là, cần đặt mục đích của các dòng vốn tư nhân đang tham gia tái cơ cấu các ngân hàng hiện nay vào câu hỏi đó.
Cụ thể hơn, họ có trở lại và xuất phát như những nguồn vốn “ngày xưa” gắn với mục đích xây dựng ngân hàng một cách chân thực, phát triển bền vững với những hoạt động truyền thống, chứ không chạy đua kiếm lợi nhuận nóng vì áp lực sinh lời và trả nợ cho vốn đầu tư, hoặc có mục đích sở hữu ngân hàng và biến nó thành công cụ để thực hiện những mục đích khác như trong giai đoạn trên…
So sánh đó hẳn Ngân hàng Nhà nước nắm rõ. Nhà quản lý cũng nhiều lần nhấn mạnh đến yêu cầu kiểm soát và chứng minh nguồn vốn tham gia vào tái cơ cấu hệ thống hiện nay, giám sát cách làm sau đó. Như trường hợp VNCB là một phát sinh không mới.
Còn nếu làm ngân hàng một cách chân thực, dòng vốn đang “bắt dao rơi” hiện nay hẳn sẽ phải xác định chiến lược dài hạn và bền vững, có những giải pháp thực sự và làm ngân hàng thực sự để có thể vực dậy những cơ thể ốm yếu, trước khi kỳ vọng sinh lời.