Bắt đầu “cân đong” chỉ tiêu 2014
Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép tăng tỷ lệ bội chi ngân sách lên 5,3% GDP trong năm 2014
GDP cao hơn, bội chi ngân sách cũng lớn hơn còn CPI bằng năm 2013 là dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2014 vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tại phiên họp toàn thể cuối tuần qua của Ủy ban Kinh tế.
Theo nhận định của cơ quan xây dựng báo cáo về 9 tháng năm 2013, tăng trưởng kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các ngành, lĩnh vực khác đều đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng. Dự báo GDP cả năm tăng 5,4% so với năm 2012, thấp hơn kế hoạch đã được Quốc hội thông qua là 5,5%.
Cùng với GDP, hai chỉ tiêu khác của 2013 cũng khó về đích là tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt khoảng 29,5% GDP (kế hoạch là 30%) và tạo việc làm mới cũng chỉ đạt 1,54 triệu lao động (kế hoạch 1,6 triệu).
Trong số 12 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch có bội chi ngân sách không quá 4,8% và tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7%.
Phần đánh giá tổng quát về tình hình kinh tế, xã hội năm 2013 nêu nhiều nhận định khá lạc quan. Như nền kinh tế đang trên đà phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có cải thiện, lạm phát tiếp tục được kiềm chế, cán cân thanh toán có kết dư…
Tuy nhiên một số hạn chế được thể hiện ở các báo cáo trước vẫn được lặp lại gần như cũ: kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, nợ xấu chưa được giải quyết cơ bản, thị trường bất động sản chưa có khả năng phục hồi trong ngắn hạn, phòng chống lãng phí chưa đạt yêu cầu…
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu cho biết, năm 2014 các chỉ tiêu chủ yếu được Chính phủ dự kiến là GDP tăng khoảng 5,8% so với 2013, CPI khoảng 7%… Đáng chú ý, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép tăng tỷ lệ bội chi ngân sách lên 5,3% GDP.
Như vậy, tổng thu ngân sách năm 2014 là 745,7 nghìn tỷ đồng, tổng chi là 969,7 nghìn tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển 116 nghìn tỷ đồng và bội chi khoảng 224 nghìn tỷ đồng.
Với cân đối này, báo cáo thể hiện lo ngại khi tổng vốn ngân sách chi đầu tư phát triển 116 nghìn tỷ đổng đã giảm 34% so với dự toán của năm 2013, riêng phần vốn trong nước của ngân sách Trung ương giảm tới 80%.
Sự sụt giảm này được cho là sẽ kéo theo suy giảm huy động các nguồn vốn khác. Theo dự báo tổng vốn đầu tư toàn xã hội sẽ giảm xuống khoảng 26 – 27%, tốc độ tăng GDP không đạt dự kiến trước là 5,8% và ảnh hưởng đến các năm sau, báo cáo viết.
Có nên nới bội chi là vấn đề đã được tranh luận nhiều song vẫn chưa thể ngã ngũ tại Diễn đàn kinh tế mùa thu cũng do Ủy ban Kinh tế tổ chức ngay trước phiên họp toàn thể.
Trong khi các ý kiến đồng ý tăng bội chi cho rằng cần đạt mức tăng trưởng hợp lý để kích thích thị trường, đảm bảo việc làm thì các quan điểm ngược lại lo lắng tăng bội chi sẽ làm tăng lạm phát. Nhất là trong bối cảnh tại kỳ họp tới Chính phủ cũng sẽ đề nghị được phát hành thêm trái phiếu.
Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì năm 2014 cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao do tác động độ trễ của những chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh 2013 và dòng vốn được lưu thông trở lại.
Bên cạnh bội chi, dự kiến các chỉ tiêu khác của năm 2014, nhất là GDP và tạo việc làm mới cũng vẫn nằm trong hoài nghi của một số vị chuyên gia kinh tế, khi số liệu thống kê của Việt Nam vẫn đang được cho là “đầy bí ẩn”.
Theo nhận định của cơ quan xây dựng báo cáo về 9 tháng năm 2013, tăng trưởng kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các ngành, lĩnh vực khác đều đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng. Dự báo GDP cả năm tăng 5,4% so với năm 2012, thấp hơn kế hoạch đã được Quốc hội thông qua là 5,5%.
Cùng với GDP, hai chỉ tiêu khác của 2013 cũng khó về đích là tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt khoảng 29,5% GDP (kế hoạch là 30%) và tạo việc làm mới cũng chỉ đạt 1,54 triệu lao động (kế hoạch 1,6 triệu).
Trong số 12 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch có bội chi ngân sách không quá 4,8% và tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7%.
Phần đánh giá tổng quát về tình hình kinh tế, xã hội năm 2013 nêu nhiều nhận định khá lạc quan. Như nền kinh tế đang trên đà phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có cải thiện, lạm phát tiếp tục được kiềm chế, cán cân thanh toán có kết dư…
Tuy nhiên một số hạn chế được thể hiện ở các báo cáo trước vẫn được lặp lại gần như cũ: kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, nợ xấu chưa được giải quyết cơ bản, thị trường bất động sản chưa có khả năng phục hồi trong ngắn hạn, phòng chống lãng phí chưa đạt yêu cầu…
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu cho biết, năm 2014 các chỉ tiêu chủ yếu được Chính phủ dự kiến là GDP tăng khoảng 5,8% so với 2013, CPI khoảng 7%… Đáng chú ý, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép tăng tỷ lệ bội chi ngân sách lên 5,3% GDP.
Như vậy, tổng thu ngân sách năm 2014 là 745,7 nghìn tỷ đồng, tổng chi là 969,7 nghìn tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển 116 nghìn tỷ đồng và bội chi khoảng 224 nghìn tỷ đồng.
Với cân đối này, báo cáo thể hiện lo ngại khi tổng vốn ngân sách chi đầu tư phát triển 116 nghìn tỷ đổng đã giảm 34% so với dự toán của năm 2013, riêng phần vốn trong nước của ngân sách Trung ương giảm tới 80%.
Sự sụt giảm này được cho là sẽ kéo theo suy giảm huy động các nguồn vốn khác. Theo dự báo tổng vốn đầu tư toàn xã hội sẽ giảm xuống khoảng 26 – 27%, tốc độ tăng GDP không đạt dự kiến trước là 5,8% và ảnh hưởng đến các năm sau, báo cáo viết.
Có nên nới bội chi là vấn đề đã được tranh luận nhiều song vẫn chưa thể ngã ngũ tại Diễn đàn kinh tế mùa thu cũng do Ủy ban Kinh tế tổ chức ngay trước phiên họp toàn thể.
Trong khi các ý kiến đồng ý tăng bội chi cho rằng cần đạt mức tăng trưởng hợp lý để kích thích thị trường, đảm bảo việc làm thì các quan điểm ngược lại lo lắng tăng bội chi sẽ làm tăng lạm phát. Nhất là trong bối cảnh tại kỳ họp tới Chính phủ cũng sẽ đề nghị được phát hành thêm trái phiếu.
Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì năm 2014 cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao do tác động độ trễ của những chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh 2013 và dòng vốn được lưu thông trở lại.
Bên cạnh bội chi, dự kiến các chỉ tiêu khác của năm 2014, nhất là GDP và tạo việc làm mới cũng vẫn nằm trong hoài nghi của một số vị chuyên gia kinh tế, khi số liệu thống kê của Việt Nam vẫn đang được cho là “đầy bí ẩn”.