Bất động sản: 60% mua để… bán
Tuy nhu cầu mua nhà đất tăng cao nhưng chắc chắn có hơn 60% số trường hợp mua đầu tư kinh doanh
Trong năm 2007, hầu hết thị trường bất động sản ở nhiều thành phố lớn của Việt Nam phát triển khá nhanh và mạnh. Lượng bất động sản được đầu tư xây dựng và giao dịch tăng lên nhiều, đồng thời giá bán và thuê bất động sản theo đó cũng tăng so với năm 2006.
Theo đánh giá tổng quan về thị trường bất động sản trong nước năm 2007 của công ty nghiên cứu, tư vấn và quản lý bất động sản Vietrees: bất động sản ở Tp. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ phát triển mạnh nhất, riêng Tp.HCM được đánh giá là 1 trong Top 10 thị trường bất động sản triển vọng của thế giới (Theo Pricewaterhouse Coopers và Urban Land Institute).
Giá nhà đất, văn phòng tăng đột biến
Tuy có tăng nhiều nhưng nguồn cung bất động sản trong năm 2007 và 2008 (ước tính) vẫn còn hạn chế nên giá bất động sản có thể sẽ vẫn tiếp tục tăng.
Trong năm 2007, giá nhà đất tăng mạnh và có khuynh hướng đột biến vào những tháng cuối năm chủ yếu là do: tâm lý mua theo phong trào ngày càng tăng, các dự án bất động sản ở giai đoạn hoàn thiện vào dịp cuối năm, tỷ lệ trượt giá vật liệu xây dựng nhất là giá thép, chính sách mua nhà thông thoáng hơn cho Việt kiều và người nước ngoài tác động mạnh đến tâm lý đầu tư.
Bên cạnh đó, nhiều chủ trương rõ ràng và cơ sở hạ tầng thuận lợi thông suốt ví như sự kiện cầu và hầm Thủ Thiêm đang hoàn thiện, công trình đường Nguyễn Văn Linh, cầu Nguyễn Văn Cừ, cầu nối giữa huyện Bình Chánh và Nhà Bè được thông xe ở Tp. HCM, đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đẩy nhanh tiến độ dự án Sân bay quốc tế Long Thành, dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên, đường vành đai Tân Sơn Nhất - Bình Lợi, Tp.HCM...
Tại Tp. HCM: giá đất tăng liên tục từ đầu năm đến nay, đặc biệt tại Q.2, 7, 9, Thủ Đức và Nhà Bè. Tại Q.2 giá đất cao nhất đạt 45 đến 50 triệu/m2 tại An Phú - An Khánh vào tháng 9-10/2007, đây là mức cao nhất tính đến thời điểm hiện tại. Xuất hiện trường hợp một số chủ đầu tư bán căn hộ từng ít một, tạo ra cơn sốt sau đó tăng giá bán.
Tại Hà Nội, thị trường nhà đất cũng nóng lên, nhiều giao dịch mua bán thành công, đặc biệt là ở những khu có quy hoạch ổn định và ở phía Tây thành phố. Mảng cao ốc căn hộ tăng mạnh và rõ nét trong năm 2007 song cao nhất là loại căn hộ cao cấp tại trung tâm thành phố.
Tuy nhu cầu mua tăng cao nhưng theo đánh giá của VietRees chắc chắn có hơn 60% số trường hợp mua đầu tư kinh doanh. Trong 2 tháng cuối năm 2007 dự báo giá căn hộ có thể sẽ tiếp tục tăng nữa. Năm 2008 tới, các dự án căn hộ mới vẫn chủ yếu là nhắm vào phân khúc trung và cao cấp. Tâm lý mua căn hộ theo phong trào sẽ vẫn còn tiếp diễn và chủ yếu vẫn được mua bởi giới đầu tư.
Trong năm 2007 xuất hiện xu hướng bỏ căn hộ chuyển sang làm văn phòng cho thuê vì lợi nhuận thu được từ đây hấp dẫn hơn. Công suất cho thuê đạt gần 100%.
Tại Tp.HCM, giá thuê văn phòng được đánh giá là đắt thứ 45 trên thế giới vì nguồn cung còn hạn chế mà nhu cầu gia tăng quá mạnh. Tính đến quý 4/2007 có khoảng 50 cao ốc văn phòng hạng A,B và C. Tổng diện tích văn phòng các hạng vào khoảng 450.000 m2. Thành phố đang có hàng chục dự án chuẩn bị khởi công hoặc đang hoàn tất.
Ở Hà Nội hiện có 63 cao ốc văn phòng với tổng diện tích khoảng 358.200 m2. Hai cao ốc mới Pacific Place và Opera Business Centre hạng A đã cho thuê hết 100%. Cuối năm nay sẽ có khoảng 37.000 m2 được đưa vào sử dụng.
Tại Đà Nẵng, ước đến cuối năm 2007 sẽ có thêm khoảng 35.000 m2 văn phòng mới được đưa vào sử dụng nâng tổng số diện tích văn phòng lên 55.000 m2, đạt mức tăng trưởng rất mạnh mẽ (>150%), xu hướng đầu tư vào thị trường này tập trung ở 2 loại hạng là A và B.
Nhu cầu văn phòng sẽ còn tiếp tục tăng cao trong năm 2008 tới do số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới ở cả 2 khối là doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Thị trường hấp dẫn khiến nhiều đơn vị mở rộng hoặc chuyển hướng kinh doanh sang loại hình này. VietRees dự báo thị trường này còn rất nóng trong 3 năm tới.
Nhu cầu ở các mảng thị trường khác cũng tăng
Mặt bằng bán lẻ cũng phát triển nhanh chóng, kinh doanh bán lẻ tăng với tốc độ trung bình hơn 20% mỗi năm và liên tục trong nhiều năm qua. Việt Nam xếp thứ 4/30 quốc gia hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ nước ngoài theo đánh giá của A.T. Kearney USA, 2007. Các nhà bán lẻ nước ngoài đang rất chú trọng đến thị trường Việt Nam, nhu cầu thuê và giá thuê sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong các năm sau.
Hiện nay, lượng cung phòng khách sạn trên toàn quốc rất thấp, hiện chỉ có khoảng gần 225 khách sạn 3-5 sao, phân bố tập trung ở Tp. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Huế, Hội An, Hạ Long, Đà Lạt, Phan Thiết, Nha Trang và Phú Quốc. Trong số đó chỉ 40% đạt chuẩn 4 sao trở lên. Trong khi tổng lượt khách nước ngoài 9 tháng đầu năm 2007 lên tới 3,2 triệu người, tăng 18%.
Thị trường bất động sản phát triển khiến cổ phiếu bất động sản trở thành mặt hàng hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Giá cổ phiếu tăng lên đáng kể trong năm 2007.
Theo công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), có đến hơn 90% công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM phát hành thêm cổ phiếu với mục đích đầu tư vào các dự án xây dựng cao ốc và văn phòng cho thuê.VietRees dự kiến mức tăng trưởng thị trường bất động sản Việt Nam năm 2008 có thể đạt trên 50% so với năm 2007.
Theo đánh giá tổng quan về thị trường bất động sản trong nước năm 2007 của công ty nghiên cứu, tư vấn và quản lý bất động sản Vietrees: bất động sản ở Tp. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ phát triển mạnh nhất, riêng Tp.HCM được đánh giá là 1 trong Top 10 thị trường bất động sản triển vọng của thế giới (Theo Pricewaterhouse Coopers và Urban Land Institute).
Giá nhà đất, văn phòng tăng đột biến
Tuy có tăng nhiều nhưng nguồn cung bất động sản trong năm 2007 và 2008 (ước tính) vẫn còn hạn chế nên giá bất động sản có thể sẽ vẫn tiếp tục tăng.
Trong năm 2007, giá nhà đất tăng mạnh và có khuynh hướng đột biến vào những tháng cuối năm chủ yếu là do: tâm lý mua theo phong trào ngày càng tăng, các dự án bất động sản ở giai đoạn hoàn thiện vào dịp cuối năm, tỷ lệ trượt giá vật liệu xây dựng nhất là giá thép, chính sách mua nhà thông thoáng hơn cho Việt kiều và người nước ngoài tác động mạnh đến tâm lý đầu tư.
Bên cạnh đó, nhiều chủ trương rõ ràng và cơ sở hạ tầng thuận lợi thông suốt ví như sự kiện cầu và hầm Thủ Thiêm đang hoàn thiện, công trình đường Nguyễn Văn Linh, cầu Nguyễn Văn Cừ, cầu nối giữa huyện Bình Chánh và Nhà Bè được thông xe ở Tp. HCM, đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đẩy nhanh tiến độ dự án Sân bay quốc tế Long Thành, dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên, đường vành đai Tân Sơn Nhất - Bình Lợi, Tp.HCM...
Tại Tp. HCM: giá đất tăng liên tục từ đầu năm đến nay, đặc biệt tại Q.2, 7, 9, Thủ Đức và Nhà Bè. Tại Q.2 giá đất cao nhất đạt 45 đến 50 triệu/m2 tại An Phú - An Khánh vào tháng 9-10/2007, đây là mức cao nhất tính đến thời điểm hiện tại. Xuất hiện trường hợp một số chủ đầu tư bán căn hộ từng ít một, tạo ra cơn sốt sau đó tăng giá bán.
Tại Hà Nội, thị trường nhà đất cũng nóng lên, nhiều giao dịch mua bán thành công, đặc biệt là ở những khu có quy hoạch ổn định và ở phía Tây thành phố. Mảng cao ốc căn hộ tăng mạnh và rõ nét trong năm 2007 song cao nhất là loại căn hộ cao cấp tại trung tâm thành phố.
Tuy nhu cầu mua tăng cao nhưng theo đánh giá của VietRees chắc chắn có hơn 60% số trường hợp mua đầu tư kinh doanh. Trong 2 tháng cuối năm 2007 dự báo giá căn hộ có thể sẽ tiếp tục tăng nữa. Năm 2008 tới, các dự án căn hộ mới vẫn chủ yếu là nhắm vào phân khúc trung và cao cấp. Tâm lý mua căn hộ theo phong trào sẽ vẫn còn tiếp diễn và chủ yếu vẫn được mua bởi giới đầu tư.
Trong năm 2007 xuất hiện xu hướng bỏ căn hộ chuyển sang làm văn phòng cho thuê vì lợi nhuận thu được từ đây hấp dẫn hơn. Công suất cho thuê đạt gần 100%.
Tại Tp.HCM, giá thuê văn phòng được đánh giá là đắt thứ 45 trên thế giới vì nguồn cung còn hạn chế mà nhu cầu gia tăng quá mạnh. Tính đến quý 4/2007 có khoảng 50 cao ốc văn phòng hạng A,B và C. Tổng diện tích văn phòng các hạng vào khoảng 450.000 m2. Thành phố đang có hàng chục dự án chuẩn bị khởi công hoặc đang hoàn tất.
Ở Hà Nội hiện có 63 cao ốc văn phòng với tổng diện tích khoảng 358.200 m2. Hai cao ốc mới Pacific Place và Opera Business Centre hạng A đã cho thuê hết 100%. Cuối năm nay sẽ có khoảng 37.000 m2 được đưa vào sử dụng.
Tại Đà Nẵng, ước đến cuối năm 2007 sẽ có thêm khoảng 35.000 m2 văn phòng mới được đưa vào sử dụng nâng tổng số diện tích văn phòng lên 55.000 m2, đạt mức tăng trưởng rất mạnh mẽ (>150%), xu hướng đầu tư vào thị trường này tập trung ở 2 loại hạng là A và B.
Nhu cầu văn phòng sẽ còn tiếp tục tăng cao trong năm 2008 tới do số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới ở cả 2 khối là doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Thị trường hấp dẫn khiến nhiều đơn vị mở rộng hoặc chuyển hướng kinh doanh sang loại hình này. VietRees dự báo thị trường này còn rất nóng trong 3 năm tới.
Nhu cầu ở các mảng thị trường khác cũng tăng
Mặt bằng bán lẻ cũng phát triển nhanh chóng, kinh doanh bán lẻ tăng với tốc độ trung bình hơn 20% mỗi năm và liên tục trong nhiều năm qua. Việt Nam xếp thứ 4/30 quốc gia hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ nước ngoài theo đánh giá của A.T. Kearney USA, 2007. Các nhà bán lẻ nước ngoài đang rất chú trọng đến thị trường Việt Nam, nhu cầu thuê và giá thuê sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong các năm sau.
Hiện nay, lượng cung phòng khách sạn trên toàn quốc rất thấp, hiện chỉ có khoảng gần 225 khách sạn 3-5 sao, phân bố tập trung ở Tp. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Huế, Hội An, Hạ Long, Đà Lạt, Phan Thiết, Nha Trang và Phú Quốc. Trong số đó chỉ 40% đạt chuẩn 4 sao trở lên. Trong khi tổng lượt khách nước ngoài 9 tháng đầu năm 2007 lên tới 3,2 triệu người, tăng 18%.
Thị trường bất động sản phát triển khiến cổ phiếu bất động sản trở thành mặt hàng hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Giá cổ phiếu tăng lên đáng kể trong năm 2007.
Theo công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), có đến hơn 90% công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM phát hành thêm cổ phiếu với mục đích đầu tư vào các dự án xây dựng cao ốc và văn phòng cho thuê.VietRees dự kiến mức tăng trưởng thị trường bất động sản Việt Nam năm 2008 có thể đạt trên 50% so với năm 2007.