Bất động sản bị “trói chân” nhiều bề
Không chỉ các quy định hiện hành mà ngay các cơ quan quản lý cấp cơ sở cũng đang là một lực lượng “trói chân” thị trường bất động sản
Không chỉ các quy định hiện hành mà ngay các cơ quan quản lý cấp cơ sở cũng đang là một lực lượng “trói chân” thị trường bất động sản.
Khi các doanh nghiệp, cơ quan ngành và chuyên gia có cơ hội cùng thảo luận với nhau, vấn đề nóng bỏng này càng biểu hiện rõ rệt hơn bao giờ hết.
Bất cập từ chính sách
Hội nhập kinh tế, một động lực mạnh mẽ đang thúc đẩy thị trường bất động sản - trong đó có tài nguyên đất - phát triển. Cộng đồng doanh nghiệp trong nước tăng cường cả về chất lượng và số lượng, đồng thời các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng ngày càng “để ý” hơn đến Việt Nam.
Thế nhưng, các doanh nghiệp lại đang vấp phải một lực cản không nhỏ trong quá trình đầu tư, khi các quy định về đất đai còn nhiều điểm bất cập, rõ rệt nhất là sự trùng lặp, rắc rối và phiền hà khi các quy định vừa thừa vừa thiếu.
Tình trạng doanh nghiệp bị "hành" khi giấy tờ phải qua rất nhiều cửa, xét duyệt nhiều lần vẫn còn rất phổ biến, chưa kể bất động sản vẫn còn đang bị nhiều luật cùng chi phối như Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản...
Trong một lần đối thoại với lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, một đại diện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nêu lên trường hợp bị các thủ tục rắc rối “hành”.
Cụ thể, doanh nghiệp này có nhiều dự án điện khí hóa nông thôn mà đường dây đi qua 2 xã thuộc 2 tỉnh. Theo quy định tại Nghị định 80/2006, nếu làm trên địa bàn tỉnh thì chỉ phải làm bản cam kết bảo vệ môi trường và do địa phương cấp phép, nhưng nếu qua hai tỉnh, có khi chỉ một đường dây ngắn dưới 50 km, điện áp thấp, vẫn phải lên Bộ Tài nguyên và Môi trường để phê duyệt đánh giá tác động môi trường.
Hay như câu chuyện về định giá đất cũng đang gây nên những bức xúc cho người dân và doanh nghiệp. Về điểm này, theo Phó giám đốc Sở Tài chính Tp.HCM Trần Thị Ánh Nguyệt, có nơi giá đất quy định bằng 50% thị trường, nhưng cũng có nơi chỉ khoảng trên 10%.
Sự thiếu đồng nhất và đôi khi giá đất được đưa ra dựa trên những đánh giá, những tiêu chí thiếu thuyết phục đã khiến thị trường bất động sản rơi vào cảnh bế tắc, người có đất thì không chấp nhận được giá, trong khi doanh nghiệp thì thiếu mặt bằng để sản xuất, kinh doanh…
Đến “thế lực” phường, xã
Đất đai đã từng là nguồn “tài nguyên” béo bở để không ít cán bộ địa chính và lãnh đạo cấp phường, xã làm giàu và tình hình hiện nay vẫn nổi cộm như vậy. Quy định pháp luật còn nhiều điểm bất cập đã đành, ngay cả những người thực thi các quy định này ở cấp cơ sở cũng lợi dụng hoặc cố tình gây khó cho nhân dân và doanh nghiệp nhằm thu lợi bất chính.
Giám đốc một doanh nghiệp ở Hà Tây đã “kể khổ” với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực: "Hai năm nay, không biết bao nhiêu lần chúng tôi phải lên xuống khiếu nại hết cấp này đến cấp khác về chuyện bị các quan địa phương “hành” đến độ không còn chỗ nào mà chui nữa, nhưng sự việc của tôi không được giải quyết, thậm chí cũng chẳng ai thèm trả lời".
Hoặc như trường hợp của Công ty Vận tải Quang Trung, đóng tại huyện Bình Gia (Hải Dương). Năm 2003, công ty bắt đầu xây dựng trụ sở mảnh đất hơn 3.000 m2, vốn là đất hương hỏa của dòng họ và đã đóng thuế đầy đủ nhưng mới đây thanh tra huyện lại cho rằng doanh nghiệp này lấn chiếm đất và ra quyết định thu hồi đất.
“Chúng tôi đang đứng trên bờ vực của sự phá sản vì thanh tra huyện Bình Gia chuẩn bị tháo dỡ trụ sở của chúng tôi. Mong Bộ trưởng cứu giúp", ông Trần Quang Trung, Giám đốc công ty khẩn thiết.
Ông Lê Đức Uy, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương, cho rằng không chỉ Hải Dương mà nhiều tỉnh khác vẫn còn tình trạng các “quan” nhũng nhiễu doanh nghiệp và nhân dân.
"Theo quy trình ở Hải Dương, doanh nghiệp muốn lập dự án thuê đất phải gửi thủ tục đến xã, nếu xã "ok" thì lên huyện, huyện "ok" thì coi như xong vì lên tỉnh chắc chắn cũng "ok". Ngược lại, nếu như xã và huyện không lọt thì hồ sơ sẽ bị ngâm không bao giờ giải quyết được", ông Uy bức xúc.
Giải quyết thế nào?
Đã từ lâu, câu chuyện đất đai luôn làm đau đầu các vị lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường. Có quá nhiều bức xúc được nhân dân và doanh nghiệp nêu lên, thậm chí “chỉ mặt, đặt tên” từng trường hợp cụ thể. Lãnh đạo Bộ cũng đã thừa nhận những bất cập đồng thời hứa và quyết tâm giải quyết, song vấn đề là giải quyết thế nào, có giải quyết được không?
Xử lý những bất cập về quy định pháp luật không khó, nhưng cũng không dễ, khi nó vừa nằm trong tầm tay các nhà hoạch định chính sách lại vừa phải “nhìn trước, ngó sau” bởi sự liên quan đến các luật, các lĩnh vực khác.
Còn chuyện về các “quan” địa phương, thực trạng đã rõ ràng và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực cũng đã tỏ rõ quyết tâm “xóa sổ” thế lực này. Nhưng, vấn đề là ở chỗ sẽ chỉ giải quyết được những vấn đề “thuộc về thẩm quyền của Bộ” hoặc dù đã nhất trí với đề xuất cách chức một số “quan” để làm gương, song Bộ trưởng cũng chỉ có thể thực hiện “nếu có quyền”.
Cái khó là ở chỗ, cùng một vấn đề, một lĩnh vực song chúng lại thường có liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực khác, từ đó đòi hỏi phải có sự đồng bộ.
Trên thực tế, những bất cập này cũng đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ động tìm hiểu và nắm rõ ngay từ đợt đợt kiểm tra việc thi hành Luật Đất đai trên địa bàn cả nước hồi giữa năm 2005. Trong và sau đợt kiểm tra này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã trực tiếp giải quyết hàng loạt các trường hợp vi phạm, song tình trạng này đến nay vẫn chưa thuyên giảm là bao.
Khi các doanh nghiệp, cơ quan ngành và chuyên gia có cơ hội cùng thảo luận với nhau, vấn đề nóng bỏng này càng biểu hiện rõ rệt hơn bao giờ hết.
Bất cập từ chính sách
Hội nhập kinh tế, một động lực mạnh mẽ đang thúc đẩy thị trường bất động sản - trong đó có tài nguyên đất - phát triển. Cộng đồng doanh nghiệp trong nước tăng cường cả về chất lượng và số lượng, đồng thời các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng ngày càng “để ý” hơn đến Việt Nam.
Thế nhưng, các doanh nghiệp lại đang vấp phải một lực cản không nhỏ trong quá trình đầu tư, khi các quy định về đất đai còn nhiều điểm bất cập, rõ rệt nhất là sự trùng lặp, rắc rối và phiền hà khi các quy định vừa thừa vừa thiếu.
Tình trạng doanh nghiệp bị "hành" khi giấy tờ phải qua rất nhiều cửa, xét duyệt nhiều lần vẫn còn rất phổ biến, chưa kể bất động sản vẫn còn đang bị nhiều luật cùng chi phối như Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản...
Trong một lần đối thoại với lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, một đại diện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nêu lên trường hợp bị các thủ tục rắc rối “hành”.
Cụ thể, doanh nghiệp này có nhiều dự án điện khí hóa nông thôn mà đường dây đi qua 2 xã thuộc 2 tỉnh. Theo quy định tại Nghị định 80/2006, nếu làm trên địa bàn tỉnh thì chỉ phải làm bản cam kết bảo vệ môi trường và do địa phương cấp phép, nhưng nếu qua hai tỉnh, có khi chỉ một đường dây ngắn dưới 50 km, điện áp thấp, vẫn phải lên Bộ Tài nguyên và Môi trường để phê duyệt đánh giá tác động môi trường.
Hay như câu chuyện về định giá đất cũng đang gây nên những bức xúc cho người dân và doanh nghiệp. Về điểm này, theo Phó giám đốc Sở Tài chính Tp.HCM Trần Thị Ánh Nguyệt, có nơi giá đất quy định bằng 50% thị trường, nhưng cũng có nơi chỉ khoảng trên 10%.
Sự thiếu đồng nhất và đôi khi giá đất được đưa ra dựa trên những đánh giá, những tiêu chí thiếu thuyết phục đã khiến thị trường bất động sản rơi vào cảnh bế tắc, người có đất thì không chấp nhận được giá, trong khi doanh nghiệp thì thiếu mặt bằng để sản xuất, kinh doanh…
Đến “thế lực” phường, xã
Đất đai đã từng là nguồn “tài nguyên” béo bở để không ít cán bộ địa chính và lãnh đạo cấp phường, xã làm giàu và tình hình hiện nay vẫn nổi cộm như vậy. Quy định pháp luật còn nhiều điểm bất cập đã đành, ngay cả những người thực thi các quy định này ở cấp cơ sở cũng lợi dụng hoặc cố tình gây khó cho nhân dân và doanh nghiệp nhằm thu lợi bất chính.
Giám đốc một doanh nghiệp ở Hà Tây đã “kể khổ” với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực: "Hai năm nay, không biết bao nhiêu lần chúng tôi phải lên xuống khiếu nại hết cấp này đến cấp khác về chuyện bị các quan địa phương “hành” đến độ không còn chỗ nào mà chui nữa, nhưng sự việc của tôi không được giải quyết, thậm chí cũng chẳng ai thèm trả lời".
Hoặc như trường hợp của Công ty Vận tải Quang Trung, đóng tại huyện Bình Gia (Hải Dương). Năm 2003, công ty bắt đầu xây dựng trụ sở mảnh đất hơn 3.000 m2, vốn là đất hương hỏa của dòng họ và đã đóng thuế đầy đủ nhưng mới đây thanh tra huyện lại cho rằng doanh nghiệp này lấn chiếm đất và ra quyết định thu hồi đất.
“Chúng tôi đang đứng trên bờ vực của sự phá sản vì thanh tra huyện Bình Gia chuẩn bị tháo dỡ trụ sở của chúng tôi. Mong Bộ trưởng cứu giúp", ông Trần Quang Trung, Giám đốc công ty khẩn thiết.
Ông Lê Đức Uy, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương, cho rằng không chỉ Hải Dương mà nhiều tỉnh khác vẫn còn tình trạng các “quan” nhũng nhiễu doanh nghiệp và nhân dân.
"Theo quy trình ở Hải Dương, doanh nghiệp muốn lập dự án thuê đất phải gửi thủ tục đến xã, nếu xã "ok" thì lên huyện, huyện "ok" thì coi như xong vì lên tỉnh chắc chắn cũng "ok". Ngược lại, nếu như xã và huyện không lọt thì hồ sơ sẽ bị ngâm không bao giờ giải quyết được", ông Uy bức xúc.
Giải quyết thế nào?
Đã từ lâu, câu chuyện đất đai luôn làm đau đầu các vị lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường. Có quá nhiều bức xúc được nhân dân và doanh nghiệp nêu lên, thậm chí “chỉ mặt, đặt tên” từng trường hợp cụ thể. Lãnh đạo Bộ cũng đã thừa nhận những bất cập đồng thời hứa và quyết tâm giải quyết, song vấn đề là giải quyết thế nào, có giải quyết được không?
Xử lý những bất cập về quy định pháp luật không khó, nhưng cũng không dễ, khi nó vừa nằm trong tầm tay các nhà hoạch định chính sách lại vừa phải “nhìn trước, ngó sau” bởi sự liên quan đến các luật, các lĩnh vực khác.
Còn chuyện về các “quan” địa phương, thực trạng đã rõ ràng và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực cũng đã tỏ rõ quyết tâm “xóa sổ” thế lực này. Nhưng, vấn đề là ở chỗ sẽ chỉ giải quyết được những vấn đề “thuộc về thẩm quyền của Bộ” hoặc dù đã nhất trí với đề xuất cách chức một số “quan” để làm gương, song Bộ trưởng cũng chỉ có thể thực hiện “nếu có quyền”.
Cái khó là ở chỗ, cùng một vấn đề, một lĩnh vực song chúng lại thường có liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực khác, từ đó đòi hỏi phải có sự đồng bộ.
Trên thực tế, những bất cập này cũng đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ động tìm hiểu và nắm rõ ngay từ đợt đợt kiểm tra việc thi hành Luật Đất đai trên địa bàn cả nước hồi giữa năm 2005. Trong và sau đợt kiểm tra này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã trực tiếp giải quyết hàng loạt các trường hợp vi phạm, song tình trạng này đến nay vẫn chưa thuyên giảm là bao.