Bất động sản cao cấp Tây Sài Gòn: Duy trì sức nóng trên thị trường
Tây Sài Gòn đang được xem là điểm nóng của thị trường bất động sản với sự phát triển ngày một nóng của hạ tầng và tiện ích xã hội
Tăng trưởng kinh tế cao, môi trường kinh doanh hấp dẫn cùng luật đầu tư cởi mở là những nhân tố tích cực bật đèn xanh cho các nhà đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam. Trong đó, Tây Sài Gòn đang được xem là điểm thăng hoa của thị trường với sự phát triển ngày một nóng của hạ tầng và tiện ích xã hội.
Thị trường bất động sản Việt Nam thu hút vốn ngoại
Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ vốn của giới đầu tư trong và ngoài nước. Thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, nguồn vốn FDI vào bất động sản Việt Nam tăng mạnh theo từng năm. Năm 2017, nhà đầu tư nước ngoài đã rót hơn 3 tỷ USD vào bất động sản, và đạt 6,6 tỷ USD vào năm 2018. Riêng quý 1 năm 2019, đã đạt 778,2 triệu USD.
Các chuyên gia trong ngành phân tích, sự hấp dẫn này đến từ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong suốt hơn 20 năm qua với mức tăng thuộc nhóm nhanh nhất thế giới, tốc độ bình quân trên 6% một năm. Riêng năm 2018, Việt Nam tiếp tục là một trong những nền kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất thế giới, ghi nhận tăng trưởng GDP đạt 7,08%.
Bên cạnh đó, lý do để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam là do các chính sách, pháp luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản đã được điều chỉnh cởi mở hơn. Kể từ năm 2015 khi Luật nhà ở sửa đổi cho phép người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam có hiệu lực, tỷ lệ người nước ngoài nước ngoài tại nhiều dự án cao cấp luôn đạt mức giới hạn cao nhất.
Trong khi đó, yếu tố giá cũng tác động không kém đến sức mua. So với các thị trường lớn trong khu vực như Bangkok, Kuala Lumpur… thì giá căn hộ cao cấp ở Việt Nam nhìn chung vẫn thấp hơn, dễ dàng rót tiền đầu tư hơn.
Một báo cáo của Savills mới công bố gần đây cho thấy, giá căn hộ cao cấp tại Bangkok trung bình khoảng 5.000 USD, Singapore với mức trung bình 30.000 USD, trong khi đó, tại Tp.HCM và Hà Nội, giá căn hộ cao cấp giao dịch xung quanh mức 3.000 - 4.000 USD.
Ông Neil MacGregor, Tổng Giám đốc Savills Việt Nam cho biết, động lực tăng trưởng của thị trường nhà ở cao cấp tại Việt Nam năm 2019 tiếp tục được thúc đẩy bởi cơ cấu dân số vàng, triển vọng kinh tế tích cực và các dự án cơ sở hạ tầng mới.
"Tp. HCM và Hà Nội đang đi vào giai đoạn chuyển mình và sánh ngang với những thành phố khác trong khu vực. Thị trường căn hộ tại 2 thành phố lớn được thúc đẩy bởi nguồn cầu nhà ở mạnh mẽ, trong khi đó phân khúc hạng A đang thu hút sự quan tâm của tầng lớp siêu giàu trong nước và khu vực. Điển hình khi sự quan tâm của người nước ngoài ngày càng rõ hơn ở các dự án cao cấp, hạn ngạch 30% sản phẩm dành cho người ngoại quốc nhanh chóng được lấp đầy", vị này nói.
Cùng chung nhận định, nhiều chuyên gia kinh tế nước ngoài dự báo, thời gian tới, sẽ có nhiều hơn nữa các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam bởi thị trường sôi động, có độ tin cậy và khả năng sinh lời tăng cao, đặc biệt là Tp. HCM. Đây là tín hiệu tạo động lực nhằm tiếp tục thúc đẩy và hoàn thiện thị trường bất động sản Sài Gòn trong thời gian tới.
"Họ sợ nếu không đầu tư ngay trong giai đoạn này, thì chắc chắn sẽ lỡ mất một nhịp khi mà Chính phủ đang thực hiện một loạt cải cách, tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu ngành...", bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc cấp cao công ty CBRE Việt Nam cho biết.
Khu Tây Sài Gòn - trung tâm căn hộ hạng A
Trước những điều kiện thuận lợi của thị trường trong nước, kết hợp với hạ tầng giao thông và nền tảng hạ tầng xã hội, giới chuyên gia trong ngành dự báo: Bất động sản tại Tp. HCM sẽ tiếp tục trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó, khu Tây nổi lên với nhiều triển vọng bởi vai trò trung chuyển trong mô hình phát triển đô thị đa cực của thành phố.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp. HCM cho biết: "nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang chuyển hướng vào khu Tây Sài Gòn để đón đầu cơ hội khi hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực đang được nâng cao, bất động sản ở đây đang tăng giá từng ngày."
Đặc biệt, lợi thế ngày càng thể hiện rõ nét hơn khi Bộ Giao thông Vận tải công bố quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn 2020 và định hướng 2030 mở rộng, quy hoạch nhiều tuyến đường nằm trên trục khu Tây đến Sân bay Tân Sơn Nhất như tuyến đường trục nối từ Trần Quốc Hoàn đến đường Cộng Hoà với quy mô 4-6 làn xe, tuyến Hoàng Hoa Thám và Thân Nhân Trung hay đường 8E cũng nâng lên với quy mô tương tự.
Ngoài ra, sự xuất hiện liên tiếp của các tiện ích hiện đại mang đến diện mạo mới cho khu Tây Sài Gòn như AEON Mall, MM Mega Market, BigC, Coopmart, Bệnh viện quốc tế CIH, bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, các trung tâm Anh ngữ ILA, VUS, Trường Mầm non Quốc tế Canada Maple Bear…
Với hàng loạt quy hoạch và tiện ích trên đang khiến lợi thế của phía tây ngày một rõ nét, hứa hẹn sẽ trở thành miếng bánh ngọt thu hút các nhà đầu tư.
Trên thực tế, không ít nhà đầu tư đã chuyển hướng vào khu Tây để đón đầu cơ hội, đặc biệt là phân khúc hạng A. Mới đây nhất, chủ đầu tư đến từ Malaysia Gamuda Land đã công bố 2 block đầu tiên của Diamond Brilliant - dự án căn hộ cao cấp nằm trong khu đô thị Celadon City khép kín, tận hưởng mọi tiện ích song giá thành cạnh tranh, hấp dẫn hơn rất nhiều so với mức giá tại các quận trung tâm.
Giới quan sát cho rằng, kể từ khi Thành phố chủ trương hạn chế dự án nhà cao tầng trong nội thành vào năm 2018, nhiều dự án hạng A tại khu vực quận Tân Phú ra đời góp thêm nguồn cung khan hiếm của khu vực nhưng dường như vẫn chưa đáp ứng đủ nguồn cầu dồi dào.
Khu Tây Sài Gòn cần thêm nhiều dự án cao cấp hơn nữa, có vị trí đắc địa, chất lượng thi công tốt và tiện nghi đẳng cấp 5 sao như Diamond Brilliant để đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời gian tới.