Bát mì sân bay lên bàn nghị sự Thường vụ Quốc hội
Bộ Giao thông Vận tải được đề nghị xây dựng khung giá dịch vụ phi hàng không tại sân bay
Mặc dù Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh rằng khắc phục chậm, chuyển hủy chuyến bay là vấn đề đang rất thời sự, song phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng chiều 15/7 lại sôi nổi về nội dung khác.
Rất khó thống nhất là quy định về nhà chức trách hàng không. Dự thảo luật được trình tại kỳ họp Quốc hội thứ bảy vừa qua quy định “cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải là nhà chức trách hàng không”.
Bên cạnh các ý kiến đồng ý với quy định trên, nhiều đại biểu đề nghị quy định Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải là nhà chức trách hàng không.
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - cơ quan thẩm tra dự án luật - cũng cho rằng quy định Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải là nhà chức trách hàng không là phù hợp, đáp ứng theo đúng hướng dẫn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) và hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Song, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết Thủ tướng đã có văn bản đề nghị cho giữ nguyên Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam là nhà chức trách hàng không.
Theo hướng dẫn của ICAO thì "nhà chức trách hàng không" phải có thẩm quyền quy định về đối tượng, chính sách an toàn hàng không. Đây là thẩm quyền theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì chỉ có thể giao cho Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chứ không thể giao cho Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan thuộc Bộ thực hiện, Chủ nhiệm Phan Trung Lý phân tích.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói, nếu đúng là ICAO hướng dẫn như vậy, thì phải theo.
Chủ tịch cũng kiên quyết không đồng ý với việc dự thảo luật bổ sung quy định Nhà nước định giá dịch vụ an ninh hàng không tăng cường.
"Tôi lên máy bay nào cũng phải đảm bảo an toàn, tự mình đưa ra khái niệm giá dịch vụ an ninh hàng không tăng cường mà bản chất nghe nó không thuận có khi tự mình vạch đường cho tiêu cực, bỏ cái đó đi", Chủ tịch góp ý.
Bộ trưởng Thăng giải thích rằng hiện một số hãng hàng không có những yêu cầu về kiểm tra an ninh quá quy định thông thường và cần phải quản lý giá của dịch vụ đó để tránh tình trạng “muốn đưa bao nhiêu thì đưa”.
Chủ tịch Quốc hội vẫn không chịu, ông cho rằng, nói dịch vụ an ninh hàng không tăng cường nghe rất phản cảm, đừng nên tham đưa vào luật mà “làm xấu mặt hàng không”.
Bộ trưởng Thăng bèn xin được bỏ chữ “tăng cường” ở cụm từ giá dịch vụ an ninh hàng không tăng cường.
Cũng liên quan đến việc bổ sung một số loại dịch vụ chuyên ngành hàng không do Nhà nước định giá, trong đó có cả giá thuê mặt bằng, giá dịch vụ phi hàng không khác tại cảng hàng không, sân bay, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai và một số ý kiến khác đều còn rất băn khoăn. Bởi phạm vi bổ sung rộng hơn quy định tại Luật Giá.
Dù, Chủ nhiệm Phan Trung Lý giải thích việc bổ sung đó là nhằm khắc phục tình trạng giá dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay đã bị nâng rất cao, gây bức xúc trong xã hội trong thời gian qua. Mà nguyên nhân là do giá thuê mặt bằng cao và doanh nghiệp đã lợi dụng vị thế độc quyền của mình.
Bộ trưởng Đinh La Thăng phân trần, nếu theo Luật Giá thì không xử lý được tình trạng giá mì ăn liền tại các sân bay bị đội lên ngất ngưởng khiến dư luận bức xúc vừa qua.
Theo quan điểm của Phó chủ tịch Uông Chu Lưu, để tránh trường hợp như người dân phản ánh một bát phở có giá tới 600.000 đồng thì không nên giao hẳn cho doanh nghiệp, mà Bộ Giao thông Vận tải phải xây dựng khung giá dịch vụ phi hàng không tại sân bay, trên cơ sở đó giao doanh nghiệp quy định giá, chứ giao hẳn cho doanh nghiệp thì không nên.
Lấy ví dụ từ dư luận nêu 95 nghìn một bát mì ăn liền ở sân bay, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng các dịch vụ phi hàng không thì Nhà nước không cần định giá, nhưng cần chấn chỉnh để “đừng bóp cổ hành khách”.
"Ly nước chanh đá, tô mì, hàng lưu niệm là phi hàng không. Khi giá cao thì quản lý nhà nước phải xem lại, liệu có phải do phí thuê mặt bằng cao quá, khiến doanh nghiệp phải đẩy giá bán mới chịu nổi?", Phó chủ tịch đặt câu hỏi.
Rất khó thống nhất là quy định về nhà chức trách hàng không. Dự thảo luật được trình tại kỳ họp Quốc hội thứ bảy vừa qua quy định “cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải là nhà chức trách hàng không”.
Bên cạnh các ý kiến đồng ý với quy định trên, nhiều đại biểu đề nghị quy định Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải là nhà chức trách hàng không.
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - cơ quan thẩm tra dự án luật - cũng cho rằng quy định Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải là nhà chức trách hàng không là phù hợp, đáp ứng theo đúng hướng dẫn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) và hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Song, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết Thủ tướng đã có văn bản đề nghị cho giữ nguyên Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam là nhà chức trách hàng không.
Theo hướng dẫn của ICAO thì "nhà chức trách hàng không" phải có thẩm quyền quy định về đối tượng, chính sách an toàn hàng không. Đây là thẩm quyền theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì chỉ có thể giao cho Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chứ không thể giao cho Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan thuộc Bộ thực hiện, Chủ nhiệm Phan Trung Lý phân tích.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói, nếu đúng là ICAO hướng dẫn như vậy, thì phải theo.
Chủ tịch cũng kiên quyết không đồng ý với việc dự thảo luật bổ sung quy định Nhà nước định giá dịch vụ an ninh hàng không tăng cường.
"Tôi lên máy bay nào cũng phải đảm bảo an toàn, tự mình đưa ra khái niệm giá dịch vụ an ninh hàng không tăng cường mà bản chất nghe nó không thuận có khi tự mình vạch đường cho tiêu cực, bỏ cái đó đi", Chủ tịch góp ý.
Bộ trưởng Thăng giải thích rằng hiện một số hãng hàng không có những yêu cầu về kiểm tra an ninh quá quy định thông thường và cần phải quản lý giá của dịch vụ đó để tránh tình trạng “muốn đưa bao nhiêu thì đưa”.
Chủ tịch Quốc hội vẫn không chịu, ông cho rằng, nói dịch vụ an ninh hàng không tăng cường nghe rất phản cảm, đừng nên tham đưa vào luật mà “làm xấu mặt hàng không”.
Bộ trưởng Thăng bèn xin được bỏ chữ “tăng cường” ở cụm từ giá dịch vụ an ninh hàng không tăng cường.
Cũng liên quan đến việc bổ sung một số loại dịch vụ chuyên ngành hàng không do Nhà nước định giá, trong đó có cả giá thuê mặt bằng, giá dịch vụ phi hàng không khác tại cảng hàng không, sân bay, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai và một số ý kiến khác đều còn rất băn khoăn. Bởi phạm vi bổ sung rộng hơn quy định tại Luật Giá.
Dù, Chủ nhiệm Phan Trung Lý giải thích việc bổ sung đó là nhằm khắc phục tình trạng giá dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay đã bị nâng rất cao, gây bức xúc trong xã hội trong thời gian qua. Mà nguyên nhân là do giá thuê mặt bằng cao và doanh nghiệp đã lợi dụng vị thế độc quyền của mình.
Bộ trưởng Đinh La Thăng phân trần, nếu theo Luật Giá thì không xử lý được tình trạng giá mì ăn liền tại các sân bay bị đội lên ngất ngưởng khiến dư luận bức xúc vừa qua.
Theo quan điểm của Phó chủ tịch Uông Chu Lưu, để tránh trường hợp như người dân phản ánh một bát phở có giá tới 600.000 đồng thì không nên giao hẳn cho doanh nghiệp, mà Bộ Giao thông Vận tải phải xây dựng khung giá dịch vụ phi hàng không tại sân bay, trên cơ sở đó giao doanh nghiệp quy định giá, chứ giao hẳn cho doanh nghiệp thì không nên.
Lấy ví dụ từ dư luận nêu 95 nghìn một bát mì ăn liền ở sân bay, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng các dịch vụ phi hàng không thì Nhà nước không cần định giá, nhưng cần chấn chỉnh để “đừng bóp cổ hành khách”.
"Ly nước chanh đá, tô mì, hàng lưu niệm là phi hàng không. Khi giá cao thì quản lý nhà nước phải xem lại, liệu có phải do phí thuê mặt bằng cao quá, khiến doanh nghiệp phải đẩy giá bán mới chịu nổi?", Phó chủ tịch đặt câu hỏi.