Bất ngờ và một đúc kết của Thống đốc về nợ xấu
“Trong khi cả nước đang phải đau đầu với nợ xấu, thì tại đây lại rất nhỏ như vậy”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói tại tỉnh Lai Châu
Cách nhau khoảng một tháng, từ chuyến công tác Quảng Bình đến Tây Bắc, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đi từ bất ngờ đến một đúc kết về nợ xấu.
Theo giải thích của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, hơn hai năm qua, thị trường và hoạt động ngân hàng có nhiều vấn đề nóng bỏng, cá nhân ông bận bịu “không ngẩng đầu lên được”; gần đây mới có thời gian để đi thực tế địa phương nhiều hơn.
Cuối năm 2013, đoàn công tác Ngân hàng Nhà nước đến làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Bình và các tổ chức trên địa bàn, để tìm hiểu và bàn hướng khắc phục hậu quả bão lũ, liên quan đến tín dụng và nợ xấu.
Trước số liệu thống kê và báo cáo, ông Bình tỏ ý bất ngờ và khó tin khi tại địa phương nghèo Quảng Bình, thường xuyên chịu thiệt hại nặng nề bởi thiên tai, tỷ lệ nợ xấu lại rất thấp so với mặt bằng chung cả nước: khoảng 1,5% so với 4,6%.
Cuối tuần qua và đầu tuần này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình tiếp cận thêm những thực tế tương tự, trong chuyến công tác Tây Bắc.
Tây Bắc hiện là khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước, đặc biệt tại Điện Biên và Lai Châu với tỷ lệ gấp 3 - 4 lần so với mức bình quân chung. Song, đây lại là những địa phương có tỷ lệ nợ xấu ở nhóm thấp nhất.
Giống như nhiều địa bàn khác, tại Điện Biên và Lai Châu, nguồn vốn huy động tại chỗ chỉ đáp ứng được khoảng phân nửa nhu cầu vay vốn, nhưng tăng trưởng tín dụng năm 2013 lại khá cao (từ 16% đến gần 19%) và tỷ lệ nợ xấu chỉ dưới 1%.
Tại Lai Châu, tính đến 31/12/2013, tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,82% trong tổng dư nợ 10.504 tỷ đồng. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu ở Điện Biên chỉ 0,29% trong tổng dư nợ 7.864 tỷ đồng.
“Trong khi cả nước đang phải đau đầu với nợ xấu, thì tại đây lại rất nhỏ như vậy”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình so sánh khi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên. Ông cũng đặt trong so sánh khác, tỷ lệ hộ nghèo của địa phương này lên tới trên 38%, trong khi bình quân cả nước theo tiêu chuẩn mới chỉ khoảng 10%.
Và từ bất ngờ với Quảng Bình, đến thực tế của Lai Châu và Điện Biên, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước đúc kết một góc nhìn khi phát biểu sau những so sánh trên: “Càng những tỉnh nghèo, càng cho thấy người dân và doanh nghiệp vay vốn và trả nợ ngân hàng rất có trách nhiệm”.
Trước thực tế đó, là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình yêu cầu ngân hàng này điều chỉnh kế hoạch tăng tín dụng tại những địa bàn trên. Như tại Điện Biên, kế hoạch nâng tổng dư nợ từ khoảng 1.400 tỷ đồng cuối 2013 lên 1.700 tỷ đồng năm 2014 được nới hẳn lên 2.000 tỷ đồng. Lý do, là ngân hàng của người nghèo, ở nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn nhiều so với cả nước thì tăng trưởng tín dụng chính sách cũng cần phải thúc đẩy được cao hơn.
Mặt khác, tỷ lệ nợ xấu rất thấp như vậy được ông Bình giải thích là tiền đề khuyến khích các ngân hàng thương mại đẩy mạnh đầu tư hơn nữa trong thời gian tới.
Theo giải thích của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, hơn hai năm qua, thị trường và hoạt động ngân hàng có nhiều vấn đề nóng bỏng, cá nhân ông bận bịu “không ngẩng đầu lên được”; gần đây mới có thời gian để đi thực tế địa phương nhiều hơn.
Cuối năm 2013, đoàn công tác Ngân hàng Nhà nước đến làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Bình và các tổ chức trên địa bàn, để tìm hiểu và bàn hướng khắc phục hậu quả bão lũ, liên quan đến tín dụng và nợ xấu.
Trước số liệu thống kê và báo cáo, ông Bình tỏ ý bất ngờ và khó tin khi tại địa phương nghèo Quảng Bình, thường xuyên chịu thiệt hại nặng nề bởi thiên tai, tỷ lệ nợ xấu lại rất thấp so với mặt bằng chung cả nước: khoảng 1,5% so với 4,6%.
Cuối tuần qua và đầu tuần này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình tiếp cận thêm những thực tế tương tự, trong chuyến công tác Tây Bắc.
Tây Bắc hiện là khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước, đặc biệt tại Điện Biên và Lai Châu với tỷ lệ gấp 3 - 4 lần so với mức bình quân chung. Song, đây lại là những địa phương có tỷ lệ nợ xấu ở nhóm thấp nhất.
Giống như nhiều địa bàn khác, tại Điện Biên và Lai Châu, nguồn vốn huy động tại chỗ chỉ đáp ứng được khoảng phân nửa nhu cầu vay vốn, nhưng tăng trưởng tín dụng năm 2013 lại khá cao (từ 16% đến gần 19%) và tỷ lệ nợ xấu chỉ dưới 1%.
Tại Lai Châu, tính đến 31/12/2013, tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,82% trong tổng dư nợ 10.504 tỷ đồng. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu ở Điện Biên chỉ 0,29% trong tổng dư nợ 7.864 tỷ đồng.
“Trong khi cả nước đang phải đau đầu với nợ xấu, thì tại đây lại rất nhỏ như vậy”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình so sánh khi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên. Ông cũng đặt trong so sánh khác, tỷ lệ hộ nghèo của địa phương này lên tới trên 38%, trong khi bình quân cả nước theo tiêu chuẩn mới chỉ khoảng 10%.
Và từ bất ngờ với Quảng Bình, đến thực tế của Lai Châu và Điện Biên, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước đúc kết một góc nhìn khi phát biểu sau những so sánh trên: “Càng những tỉnh nghèo, càng cho thấy người dân và doanh nghiệp vay vốn và trả nợ ngân hàng rất có trách nhiệm”.
Trước thực tế đó, là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình yêu cầu ngân hàng này điều chỉnh kế hoạch tăng tín dụng tại những địa bàn trên. Như tại Điện Biên, kế hoạch nâng tổng dư nợ từ khoảng 1.400 tỷ đồng cuối 2013 lên 1.700 tỷ đồng năm 2014 được nới hẳn lên 2.000 tỷ đồng. Lý do, là ngân hàng của người nghèo, ở nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn nhiều so với cả nước thì tăng trưởng tín dụng chính sách cũng cần phải thúc đẩy được cao hơn.
Mặt khác, tỷ lệ nợ xấu rất thấp như vậy được ông Bình giải thích là tiền đề khuyến khích các ngân hàng thương mại đẩy mạnh đầu tư hơn nữa trong thời gian tới.