Beeline chính thức phản hồi vụ gói cước tỷ phú
Ông Michael Sasha Cluzel, Tổng giám đốc công ty Gtel Mobile, cho rằng công ty đã tuân thủ quy định khi đưa ra gói cước mới
Ông Michael Sasha Cluzel, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Viễn thông di động Toàn Cầu (Gtel Mobile), đã có những phản hồi đầu tiên về gói cước tỷ phú.
Phản hồi này được đưa ra sau khi Cục Viễn thông “tuýt còi” gói cước tỷ phú và lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ xử lý nghiêm, nếu gói cước tỷ phú của Beeline vi phạm quy định viễn thông và cạnh tranh.
Theo ông Michael Sasha Cluzel, khi Beeline giới thiệu gói cước tỷ phú, công ty đã tuân thủ những yêu cầu của cơ quan quản lý đối với các doanh nghiệp viễn thông không chiếm thị phần khống chế như Beeline, là có quyền tự ban hành giá cước dịch vụ và gửi thông tin tới Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định.
“Beeline có nhận được yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc giải trình thêm về gói cước, và hiện đang trong quá trình làm việc với Bộ. Trong thời điểm hiện tại, hai bên vẫn chưa đi đến quyết định cuối cùng. Hiện tại, chúng tôi đã dừng việc bán hàng sim tỷ phú trên thị trường từ sau 31/10/2011”, ông Cluzel cho biết trong thư phản hồi.
Theo lãnh đạo của mạng di động này, căn cứ vào các quy định hiện hành, những doanh nghiệp viễn thông chiếm thị phần khống chế khi muốn đưa ra một gói cước mới thì phải đăng ký giá cước với Bộ Thông tin Truyền thông, được Bộ đồng ý mới được lưu hành.
Còn với các doanh nghiệp chiếm thị phần nhỏ như Beeline thì có quyền ban hành giá cước dựa trên những tính toán kinh doanh của mình và chỉ cần gửi một văn bản dạng thông báo cho bộ biết về việc lưu hành gói cước. Bởi vậy, ông Cluzel khẳng định, “Beeline đã làm đúng quy trình triển khai gói cước mới đối với một doanh nghiệp viễn thông không chiếm thị phần khống chế”.
Trong thư phản hồi của mình, ông Michael Sasha Cluzel cũng cho biết, khi cung cấp gói cước tỷ phú không phải Beeline đã chấp nhận lỗ, mà ngược lại gói cước tỷ phú còn mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty: “Gói cước tỷ phú mang lại doanh thu trung bình của mỗi thuê bao (ARPUs) ngang bằng hoặc có khi còn cao hơn so với các nhà mạng khác nằm ngoài nhóm 3 nhà mạng lớn”.
Khi ban hành gói tỷ phú, mạng di động này cho rằng, đây là một gói cước được áp dụng trong một thời gian nhất định, và được đưa ra để hỗ trợ khách hàng Việt Nam trong thời điểm kinh tế khó khăn. Hơn nữa, gói cước tỷ phú ra đời cũng là để đánh dấu sự trở lại của Beeline trên thị trường viễn thông Việt Nam.
“Thực tế, ngay sau khi giới thiệu gói cước tỷ phú, chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người dùng và điều này khẳng định sự sáng tạo và tính hấp dẫn trong gói cước tỷ phú của Beeline. Nguyên tắc của chúng tôi là đảm bảo quyền lợi của khách hàng và chúng tôi sẽ nỗ lực để thực hiện điều đó”, ông Cluzel nói.
Phản hồi này được đưa ra sau khi Cục Viễn thông “tuýt còi” gói cước tỷ phú và lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ xử lý nghiêm, nếu gói cước tỷ phú của Beeline vi phạm quy định viễn thông và cạnh tranh.
Theo ông Michael Sasha Cluzel, khi Beeline giới thiệu gói cước tỷ phú, công ty đã tuân thủ những yêu cầu của cơ quan quản lý đối với các doanh nghiệp viễn thông không chiếm thị phần khống chế như Beeline, là có quyền tự ban hành giá cước dịch vụ và gửi thông tin tới Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định.
“Beeline có nhận được yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc giải trình thêm về gói cước, và hiện đang trong quá trình làm việc với Bộ. Trong thời điểm hiện tại, hai bên vẫn chưa đi đến quyết định cuối cùng. Hiện tại, chúng tôi đã dừng việc bán hàng sim tỷ phú trên thị trường từ sau 31/10/2011”, ông Cluzel cho biết trong thư phản hồi.
Theo lãnh đạo của mạng di động này, căn cứ vào các quy định hiện hành, những doanh nghiệp viễn thông chiếm thị phần khống chế khi muốn đưa ra một gói cước mới thì phải đăng ký giá cước với Bộ Thông tin Truyền thông, được Bộ đồng ý mới được lưu hành.
Còn với các doanh nghiệp chiếm thị phần nhỏ như Beeline thì có quyền ban hành giá cước dựa trên những tính toán kinh doanh của mình và chỉ cần gửi một văn bản dạng thông báo cho bộ biết về việc lưu hành gói cước. Bởi vậy, ông Cluzel khẳng định, “Beeline đã làm đúng quy trình triển khai gói cước mới đối với một doanh nghiệp viễn thông không chiếm thị phần khống chế”.
Trong thư phản hồi của mình, ông Michael Sasha Cluzel cũng cho biết, khi cung cấp gói cước tỷ phú không phải Beeline đã chấp nhận lỗ, mà ngược lại gói cước tỷ phú còn mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty: “Gói cước tỷ phú mang lại doanh thu trung bình của mỗi thuê bao (ARPUs) ngang bằng hoặc có khi còn cao hơn so với các nhà mạng khác nằm ngoài nhóm 3 nhà mạng lớn”.
Khi ban hành gói tỷ phú, mạng di động này cho rằng, đây là một gói cước được áp dụng trong một thời gian nhất định, và được đưa ra để hỗ trợ khách hàng Việt Nam trong thời điểm kinh tế khó khăn. Hơn nữa, gói cước tỷ phú ra đời cũng là để đánh dấu sự trở lại của Beeline trên thị trường viễn thông Việt Nam.
“Thực tế, ngay sau khi giới thiệu gói cước tỷ phú, chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người dùng và điều này khẳng định sự sáng tạo và tính hấp dẫn trong gói cước tỷ phú của Beeline. Nguyên tắc của chúng tôi là đảm bảo quyền lợi của khách hàng và chúng tôi sẽ nỗ lực để thực hiện điều đó”, ông Cluzel nói.