Bị hạ triển vọng tín nhiệm, Hoàng Anh Gia Lai “phản pháo”
Lãnh đạo Hoàng Anh Gia Lai lên tiếng ngay sau khi Fitch Ratings hạ triển vọng tín nhiệm từ “ổn định” xuống “tiêu cực”
Lãnh đạo Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) lên tiếng ngay sau khi hãng định mức tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings đưa ra báo cáo điều chỉnh triển vọng tín nhiệm của công ty này từ “ổn định” xuống “tiêu cực”.
Sáng 15/3, đại diện của HAGL, ông Võ Trường Sơn, Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính, nói rằng: “Fitch chỉ căn cứ vào giá trị sổ sách của tài sản để tính toán hệ số khả năng thu hồi của nợ không đảm bảo là không hợp lý. Các nông trường cao su và quỹ đất của HAGL có giá trị thị trường cao hơn rất nhiều so với giá trị sổ sách mà Fitch đã không tính tới. Đã vậy, Fitch còn chiết khấu giảm giá trị của những tài sản này thì quá phi lý”.
Cũng theo ông Sơn, mặc dù HAGL đã cung cấp thông tin và giải thích rõ hàng tồn kho bất động sản nằm trong mục sản phẩm dở dang chứ không phải thành phẩm, nhưng Fitch vẫn nói là “căn hộ đã hoàn thành nhưng chưa bán”. Điều này gây nhầm lẫn rất lớn cho người đọc.
Giá trị hàng tồn kho nằm trong mục sản phẩm dở dang bao gồm các dự án như: block 5 của dự án Phú Hoàng Anh giai đoạn 1 đã bán và sẽ ghi doanh thu trong quý 1/2012, dự án An Tiến đã bán và sẽ ghi doanh thu trong quý 3/2012, và các dự án đang làm móng chờ bán như Phú Hoàng Anh Giai đoạn 2, Thanh Bình, Hoàng Anh Incomex.
“Với lợi thế về chi phí thấp, khi cần tiền thì HAGL bán ra thị trường để thu hồi vốn rất dễ dàng. Vấn đề quan trọng ở đây là chúng tôi chưa gặp áp lực phải bán. Chúng tôi tin tưởng vào các nỗ lực của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc hạ lãi suất. Khi lãi suất giảm thì chắc chắn sức mua sẽ tăng lên và khi đó mới là thời điểm tốt để bán. Những ai có kinh nghiệm kinh doanh thì mới hiểu được điều chúng tôi đang làm”, ông Sơn cho biết thêm.
Cũng theo ông Sơn, về khả năng vốn để đầu tư cho các dự án, HAGL hiện có nguồn dư tiền mặt là 2.896 tỷ đồng và đã thu xếp hạn mức tín dụng dự án cho từng dự án. Hơn nữa, HAGL hoàn toàn có thể chủ động trong việc điều phối tiến độ đầu tư.
“Chúng tôi hoàn toàn tự tin sẽ kiểm soát tốt tiến độ đầu tư cho phù hợp với tình hình thanh khoản. Từ năm 2013 thì ngành cao su và mía đường bắt đầu tạo doanh thu và lợi nhuận, dòng tiền chi cho đầu tư cũng giảm do phần lớn các dự án đã hoàn thành. Chúng tôi sẽ có dòng tiền thặng dư từ năm 2013 trở đi. Chúng tôi đã vượt qua khó khăn chung của nền kinh tế và tiếp tục đầu tư từ năm 2008 đến nay. 9 tháng còn lại của năm 2012 sẽ là chuyện nhỏ đối với chúng tôi”.
Mới đây, Chủ tịch HAGL, ông Đoàn Nguyên Đức cũng đã chính thức tuyên bố HAGL sẽ nộp đầy đủ thuế trong tháng 3/2012, bởi tập đoàn được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 2010 (165 tỷ đồng) đến ngày 31/3/2012.
Theo văn bản xác nhận giữa HAGL và Cục thuế Gia Lai, tính đến ngày 6/3, khoản thuế thu nhập doanh nghiệp chưa đến thời hạn phải nộp của HAGL là hơn 153,2 tỷ đồng. Trong đó gồm cả khoản tiền phạt do chậm nộp là 2,28 tỷ đồng.
Sáng 15/3, đại diện của HAGL, ông Võ Trường Sơn, Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính, nói rằng: “Fitch chỉ căn cứ vào giá trị sổ sách của tài sản để tính toán hệ số khả năng thu hồi của nợ không đảm bảo là không hợp lý. Các nông trường cao su và quỹ đất của HAGL có giá trị thị trường cao hơn rất nhiều so với giá trị sổ sách mà Fitch đã không tính tới. Đã vậy, Fitch còn chiết khấu giảm giá trị của những tài sản này thì quá phi lý”.
Cũng theo ông Sơn, mặc dù HAGL đã cung cấp thông tin và giải thích rõ hàng tồn kho bất động sản nằm trong mục sản phẩm dở dang chứ không phải thành phẩm, nhưng Fitch vẫn nói là “căn hộ đã hoàn thành nhưng chưa bán”. Điều này gây nhầm lẫn rất lớn cho người đọc.
Giá trị hàng tồn kho nằm trong mục sản phẩm dở dang bao gồm các dự án như: block 5 của dự án Phú Hoàng Anh giai đoạn 1 đã bán và sẽ ghi doanh thu trong quý 1/2012, dự án An Tiến đã bán và sẽ ghi doanh thu trong quý 3/2012, và các dự án đang làm móng chờ bán như Phú Hoàng Anh Giai đoạn 2, Thanh Bình, Hoàng Anh Incomex.
“Với lợi thế về chi phí thấp, khi cần tiền thì HAGL bán ra thị trường để thu hồi vốn rất dễ dàng. Vấn đề quan trọng ở đây là chúng tôi chưa gặp áp lực phải bán. Chúng tôi tin tưởng vào các nỗ lực của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc hạ lãi suất. Khi lãi suất giảm thì chắc chắn sức mua sẽ tăng lên và khi đó mới là thời điểm tốt để bán. Những ai có kinh nghiệm kinh doanh thì mới hiểu được điều chúng tôi đang làm”, ông Sơn cho biết thêm.
Cũng theo ông Sơn, về khả năng vốn để đầu tư cho các dự án, HAGL hiện có nguồn dư tiền mặt là 2.896 tỷ đồng và đã thu xếp hạn mức tín dụng dự án cho từng dự án. Hơn nữa, HAGL hoàn toàn có thể chủ động trong việc điều phối tiến độ đầu tư.
“Chúng tôi hoàn toàn tự tin sẽ kiểm soát tốt tiến độ đầu tư cho phù hợp với tình hình thanh khoản. Từ năm 2013 thì ngành cao su và mía đường bắt đầu tạo doanh thu và lợi nhuận, dòng tiền chi cho đầu tư cũng giảm do phần lớn các dự án đã hoàn thành. Chúng tôi sẽ có dòng tiền thặng dư từ năm 2013 trở đi. Chúng tôi đã vượt qua khó khăn chung của nền kinh tế và tiếp tục đầu tư từ năm 2008 đến nay. 9 tháng còn lại của năm 2012 sẽ là chuyện nhỏ đối với chúng tôi”.
Mới đây, Chủ tịch HAGL, ông Đoàn Nguyên Đức cũng đã chính thức tuyên bố HAGL sẽ nộp đầy đủ thuế trong tháng 3/2012, bởi tập đoàn được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 2010 (165 tỷ đồng) đến ngày 31/3/2012.
Theo văn bản xác nhận giữa HAGL và Cục thuế Gia Lai, tính đến ngày 6/3, khoản thuế thu nhập doanh nghiệp chưa đến thời hạn phải nộp của HAGL là hơn 153,2 tỷ đồng. Trong đó gồm cả khoản tiền phạt do chậm nộp là 2,28 tỷ đồng.