Bị Mỹ ép vấn đề Triều Tiên, Trung Quốc “nổi đóa”
Trung Quốc đề nghị Mỹ dừng điều mà Bắc Kinh gọi là “thuyết trách nhiệm của Trung Quốc” trong vấn đề Triều Tiên
Trung Quốc ngày 11/7 đã bày tỏ thái độ giận dữ trước những ngôn từ mạnh được sử dụng trong những lời kêu gọi mà Mỹ liên tục đưa ra trong thời gian gần đây đòi Bắc Kinh gia tăng áp lực đối với Bình Nhưỡng.
Theo tin từ Reuters, Trung Quốc đã đề nghị Mỹ dừng điều mà Bắc Kinh gọi là “thuyết trách nhiệm của Trung Quốc”, đồng thời nói tất cả các bên cần phải hành động trong vấn đề Triều Tiên.
Trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg, Đức vào hôm thứ Bảy vừa rồi, Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ thái độ khá mềm mỏng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, ông Trump đã thể hiện sự mất kiên nhẫn với Trung Quốc - nước có quan hệ kinh tế và ngoại giao gần gũi với Triều Tiên - vì cho rằng nước này không hành động đủ để kiềm chế sự gây hấn bằng hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Sự mất kiên nhẫn của ông Trump đặc biệt gia tăng sau khi Bình Nhưỡng phóng thử một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mà giới chuyên gia tin là có khả năng vươn tới bang Alaska và một số vùng thuộc bờ Tây của nước Mỹ.
Khi được hỏi về những lời kêu gọi từ Mỹ, Nhật Bản và một số quôc gia khác muốn Trung Quốc gia tăng sức ép với Triều Tiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang ngày 11/7 nói rằng Trung Quốc không hề gây căng thẳng và chìa khóa để đi tìm một giải pháp cho vấn đề Triều Tiên không nằm trong tay Bắc Kinh.
“Gần đây, một số người, khi nói về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, đã cường điệu hóa và đặt nặng cái gọi là ‘thuyết trách nhiệm của Trung Quốc’”, ông Gang nói trong cuộc họp báo hàng ngày, không đề cập cụ thể đến quốc gia hay nhân vật nào. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng phát ngôn viên này đang ám chỉ Mỹ.
“Tôi cho rằng điều này điều này cho thấy sự thiếu hiểu biết đầy đủ và chính xác về vấn đề, hoặc có một động cơ ẩn giấu nào đó nhằm đùn đẩy trách nhiệm”, ông Gang nói thêm.
Vị phát ngôn viên khẳng định Trung Quốc đang có những nỗ lực không ngừng nghỉ và đóng một vai trò xây dựng, nhưng tất cả các bên đều cần phải có sự thỏa hiệp. “Đòi hỏi đối phương phải hành động, nhưng bản thân không làm gì là điều không thể chấp nhận. Bị đâm lén sau lưng thực sự là điều không thể chấp nhận”, ông Geng nói.
Trung Quốc không hài lòng với những vụ thử hạt nhân và tên lửa liên tiếp của Triều Tiên, nhưng nước này cũng đổ lỗi cho Mỹ và Hàn Quốc làm gia tăng căng thẳng trong khu vực bằng những cuộc tập trận quân sự chung.
Trung Quốc cũng nổi giận với việc Mỹ triển khai một hệ thống đánh chặn tên lửa hiện đại ở Hàn Quốc, cho rằng hệ thống này đe dọa an ninh của Trung Quốc và chẳng có tác dụng gì trong việc giảm bớt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Ngoài ra, Trung Quốc còn chỉ trích việc Washington áp lệnh trừng phạt đơn phương đối với các công ty và cá nhân Trung Quốc có giao dịch với Triều Tiên.
Phát ngôn viên Geng đặt câu hỏi rằng làm sao những nỗ lực của Trung Quốc có thể đem lại kết quả nếu như trong lúc Bắc Kinh cố gắng dập lửa, nước khác lại đổ dầu vào lửa; và trong khi Trung Quốc thực thi nghị quyết của Liên hiệp quốc về Triều Tiên, nước khác lại gây phương hại cho lợi ích của Trung Quốc.
Ông Geng nói thêm, tất cả các bên đều phải đảm nhận trách nhiệm đưa vấn đề Triều Tiên trở lại hướng đi đúng là tìm một giải pháp hòa bình thông qua đàm phán. “'Thuyết trách nhiệm của Trung Quốc’ về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên có thể dừng ở đây”, ông Geng tuyên bố.
Theo tin từ Reuters, Trung Quốc đã đề nghị Mỹ dừng điều mà Bắc Kinh gọi là “thuyết trách nhiệm của Trung Quốc”, đồng thời nói tất cả các bên cần phải hành động trong vấn đề Triều Tiên.
Trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg, Đức vào hôm thứ Bảy vừa rồi, Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ thái độ khá mềm mỏng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, ông Trump đã thể hiện sự mất kiên nhẫn với Trung Quốc - nước có quan hệ kinh tế và ngoại giao gần gũi với Triều Tiên - vì cho rằng nước này không hành động đủ để kiềm chế sự gây hấn bằng hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Sự mất kiên nhẫn của ông Trump đặc biệt gia tăng sau khi Bình Nhưỡng phóng thử một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mà giới chuyên gia tin là có khả năng vươn tới bang Alaska và một số vùng thuộc bờ Tây của nước Mỹ.
Khi được hỏi về những lời kêu gọi từ Mỹ, Nhật Bản và một số quôc gia khác muốn Trung Quốc gia tăng sức ép với Triều Tiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang ngày 11/7 nói rằng Trung Quốc không hề gây căng thẳng và chìa khóa để đi tìm một giải pháp cho vấn đề Triều Tiên không nằm trong tay Bắc Kinh.
“Gần đây, một số người, khi nói về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, đã cường điệu hóa và đặt nặng cái gọi là ‘thuyết trách nhiệm của Trung Quốc’”, ông Gang nói trong cuộc họp báo hàng ngày, không đề cập cụ thể đến quốc gia hay nhân vật nào. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng phát ngôn viên này đang ám chỉ Mỹ.
“Tôi cho rằng điều này điều này cho thấy sự thiếu hiểu biết đầy đủ và chính xác về vấn đề, hoặc có một động cơ ẩn giấu nào đó nhằm đùn đẩy trách nhiệm”, ông Gang nói thêm.
Vị phát ngôn viên khẳng định Trung Quốc đang có những nỗ lực không ngừng nghỉ và đóng một vai trò xây dựng, nhưng tất cả các bên đều cần phải có sự thỏa hiệp. “Đòi hỏi đối phương phải hành động, nhưng bản thân không làm gì là điều không thể chấp nhận. Bị đâm lén sau lưng thực sự là điều không thể chấp nhận”, ông Geng nói.
Trung Quốc không hài lòng với những vụ thử hạt nhân và tên lửa liên tiếp của Triều Tiên, nhưng nước này cũng đổ lỗi cho Mỹ và Hàn Quốc làm gia tăng căng thẳng trong khu vực bằng những cuộc tập trận quân sự chung.
Trung Quốc cũng nổi giận với việc Mỹ triển khai một hệ thống đánh chặn tên lửa hiện đại ở Hàn Quốc, cho rằng hệ thống này đe dọa an ninh của Trung Quốc và chẳng có tác dụng gì trong việc giảm bớt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Ngoài ra, Trung Quốc còn chỉ trích việc Washington áp lệnh trừng phạt đơn phương đối với các công ty và cá nhân Trung Quốc có giao dịch với Triều Tiên.
Phát ngôn viên Geng đặt câu hỏi rằng làm sao những nỗ lực của Trung Quốc có thể đem lại kết quả nếu như trong lúc Bắc Kinh cố gắng dập lửa, nước khác lại đổ dầu vào lửa; và trong khi Trung Quốc thực thi nghị quyết của Liên hiệp quốc về Triều Tiên, nước khác lại gây phương hại cho lợi ích của Trung Quốc.
Ông Geng nói thêm, tất cả các bên đều phải đảm nhận trách nhiệm đưa vấn đề Triều Tiên trở lại hướng đi đúng là tìm một giải pháp hòa bình thông qua đàm phán. “'Thuyết trách nhiệm của Trung Quốc’ về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên có thể dừng ở đây”, ông Geng tuyên bố.