Bia Sài Gòn IPO hơn 128 triệu cổ phần
Giá khởi điểm để bán đấu giá là 70.000 đồng/cổ phần, với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần
Ngày 28/1/2008, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM sẽ tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Tổng công ty Rượu bia nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Đây là một sự kiện được rất đông nhà đầu tư quan tâm.
Thương hiệu bia hàng đầu
Sau khi cổ phần hóa Sabeco có vốn điều lệ 6.412,81 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 79,61%, cổ phần bán ưu đãi cho cán bộ công nhân viên chiếm 0,39% và 128,257 triệu cổ phần bán đấu giá lần đầu ra công chúng chiếm 20% vốn điều lệ.
Giá khởi điểm để bán đấu giá là 70.000 đồng/cổ phần, với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Hiện Sabeco có 24 công ty con (quản lý các nhà máy bia, rượu, cồn và nước giải khát, nhà máy cơ khí... và hệ thống phân phối) rải khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Bia Sài Gòn đã có mặt ở Việt Nam hơn 30 năm, hiện đã trở thành thương hiệu hàng đầu trong ngành bia rượu nước giải khát Việt Nam, với ngành hàng bia làm chủ lực.
Theo đánh giá của Công ty Navigos, năm 2007, Sabeco hiện đang chiếm 35% thị phần bia ở Việt Nam, đứng đầu trong những hãng bia hiện có mặt tại Việt Nam. Không những thế các thương hiệu Bia 333, Bia Sài Gòn còn đang từng bước chinh phục hàng triệu người uống bia trên tòan thế giới. Sabeco đã có mặt tại 24 nước và ngày càng được ưu chuộng, nhất là ở Nhật, Mỹ, Australia, EU, Hong Kong, Singapore.
Sabeco đã và đang bành trướng kinh doanh và đầu tư sang nhiều lĩnh vực khác như: Lập Công ty Quản lý quỹ Sabeco (vốn điều lệ 25 tỷ), đầu tư vào ngân hàng (nắm 1,14% cổ phần của Ngân hàng Đông Á, vốn điều lệ 1.600 tỷ, nắm 0,9% cổ phần của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam, vốn điều lệ 2.800 tỷ và nắm 5,3% cổ phần của Ngân hàng Phương Đông, vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng) và đang trong qúa trình thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công nghiệp và Dịch vụ Việt Nam với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, Sabeco góp 12%.
Sabeco cũng đầu tư vào hàng lọat quỹ như: Quỹ đầu tư Việt Nam (chiếm 6% của 1.600 tỷ vốn điều lệ), Quỹ đầu tư chứng khoán Sài Gòn A2 (10% của 500 tỷ), Quỹ thành viên Vietcombank 11% của 550 tỷ), Quỹ đầu tư tăng trưởng Sabeco (51% của 700 tỷ) và đang thành lập Công ty quản lý quỹ đầu tư Bảo Tín (5% của 50 tỷ).
Tham vọng lớn của Sabeco là đầu tư vào bất động sản. Hiện Sabeco đang làm thủ tục xin đầu tư vào 4 công ty bất động sản gồm: Công ty Bất động sản Sabeco (Sabeco nắm 45% vốn điều lệ 480 tỷ đồng), Công ty Đầu tư Thương mại Tân Thành (29% của 70 tỷ), Công ty Rồng Vàng Phương Đông (23% của 7 tỷ) và Công Cổ phần Đầu tư và Phát triển không gian ngầm (10% của 380 tỷ).
Sabeco còn đang đầu tư xây dựng Công ty Cổ phần Kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Sabeco và đã góp 10% vốn vào Công ty Cổ phần Thủy điện miền Nam (vốn điều lệ 687 tỷ đồng).
Doanh thu tăng, lợi nhuận giảm
Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Sabeco đạt kết quả tương đối khả quan, tỷ lệ tăng trưởng bình quân 12-15%/năm. Tuy nhiên, trong năm 2007, Sabeco gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh tác động của thiên tai làm ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa giữa các địa điểm sản xuất đến nơi tiêu thụ, giá các nguyên vật liệu chính (malt, houblon, gạo, xăng dầu...) tăng đột biến, tình hình cạnh tranh giữa các mặt hàng bia cùng loại ngày càng gay gắt trong khi giá bán sản phẩm không thay đổi.
Những yếu tố này đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Sabeco: Tuy doanh thu tăng 32% nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 160 tỷ đồng so năm 2006, chỉ đạt 610 tỷ đồng. Theo nhận định của Sabeco, hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành của Sabeco chưa đồng đều, bia phát triển nhanh, cồn rượu và nước giải khát phát triển chậm.
Ngành cơ khí có chi phí sản xuất cao, chưa cung cấp được những thiết bị có chất lượng cao theo yêu cầu của các đơn vị trong Sabeco. Sabeco có nhiều nhà máy sản xuất bia nhưng chủ yếu có quy mô nhỏ, quy hoạch phát triển hạn chế, đầu tư mang tính chắp vá, chi phí sản xuất cao và khó khăn trong quả lý chất lượng sản xuất.
Nguyên liệu chính phục vụ sản xuất chủ yếu nhập khẩu tuy đã tìm được một số nhà cung cấp trong nước nhưng số lượng chưa đáng kể. Sản phẩm xuất khẩu của Sabeco còn hạn chế nên trị giá nhập khẩu so với trị giá xuất khẩu chênh lệch nhau rất lớn. Các sản phẩm của Sabeco còn mang tính phổ thông, chưa cao cấp. Các danh mục đầu tư tài chính còn đơn giản, ít thay đổi nên sinh lãi thấp, mạng lưới phân phối chủ yếu vẫn là hệ thống bán sỉ.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ chưa theo kịp nhu cầu, đội ngũ cán bộ làm công tác kinh doanh, chuyên gia đầu ngành và cán bộ lãnh đạo của Sabeco cũng như các công ty thành viên còn thiếu so với yêu cầu và nhiệm vụ kinh doanh trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhất là hiện nay đang có hàng loạt các hãng bia nước ngoài đang chuẩn bị vào Việt Nam và Nhà nước xóa bỏ chính sách hỗ trợ đối với việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất bia và thực hiện cam kết WTO.
Đây là một sự kiện được rất đông nhà đầu tư quan tâm.
Thương hiệu bia hàng đầu
Sau khi cổ phần hóa Sabeco có vốn điều lệ 6.412,81 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 79,61%, cổ phần bán ưu đãi cho cán bộ công nhân viên chiếm 0,39% và 128,257 triệu cổ phần bán đấu giá lần đầu ra công chúng chiếm 20% vốn điều lệ.
Giá khởi điểm để bán đấu giá là 70.000 đồng/cổ phần, với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Hiện Sabeco có 24 công ty con (quản lý các nhà máy bia, rượu, cồn và nước giải khát, nhà máy cơ khí... và hệ thống phân phối) rải khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Bia Sài Gòn đã có mặt ở Việt Nam hơn 30 năm, hiện đã trở thành thương hiệu hàng đầu trong ngành bia rượu nước giải khát Việt Nam, với ngành hàng bia làm chủ lực.
Theo đánh giá của Công ty Navigos, năm 2007, Sabeco hiện đang chiếm 35% thị phần bia ở Việt Nam, đứng đầu trong những hãng bia hiện có mặt tại Việt Nam. Không những thế các thương hiệu Bia 333, Bia Sài Gòn còn đang từng bước chinh phục hàng triệu người uống bia trên tòan thế giới. Sabeco đã có mặt tại 24 nước và ngày càng được ưu chuộng, nhất là ở Nhật, Mỹ, Australia, EU, Hong Kong, Singapore.
Sabeco đã và đang bành trướng kinh doanh và đầu tư sang nhiều lĩnh vực khác như: Lập Công ty Quản lý quỹ Sabeco (vốn điều lệ 25 tỷ), đầu tư vào ngân hàng (nắm 1,14% cổ phần của Ngân hàng Đông Á, vốn điều lệ 1.600 tỷ, nắm 0,9% cổ phần của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam, vốn điều lệ 2.800 tỷ và nắm 5,3% cổ phần của Ngân hàng Phương Đông, vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng) và đang trong qúa trình thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công nghiệp và Dịch vụ Việt Nam với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, Sabeco góp 12%.
Sabeco cũng đầu tư vào hàng lọat quỹ như: Quỹ đầu tư Việt Nam (chiếm 6% của 1.600 tỷ vốn điều lệ), Quỹ đầu tư chứng khoán Sài Gòn A2 (10% của 500 tỷ), Quỹ thành viên Vietcombank 11% của 550 tỷ), Quỹ đầu tư tăng trưởng Sabeco (51% của 700 tỷ) và đang thành lập Công ty quản lý quỹ đầu tư Bảo Tín (5% của 50 tỷ).
Tham vọng lớn của Sabeco là đầu tư vào bất động sản. Hiện Sabeco đang làm thủ tục xin đầu tư vào 4 công ty bất động sản gồm: Công ty Bất động sản Sabeco (Sabeco nắm 45% vốn điều lệ 480 tỷ đồng), Công ty Đầu tư Thương mại Tân Thành (29% của 70 tỷ), Công ty Rồng Vàng Phương Đông (23% của 7 tỷ) và Công Cổ phần Đầu tư và Phát triển không gian ngầm (10% của 380 tỷ).
Sabeco còn đang đầu tư xây dựng Công ty Cổ phần Kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Sabeco và đã góp 10% vốn vào Công ty Cổ phần Thủy điện miền Nam (vốn điều lệ 687 tỷ đồng).
Doanh thu tăng, lợi nhuận giảm
Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Sabeco đạt kết quả tương đối khả quan, tỷ lệ tăng trưởng bình quân 12-15%/năm. Tuy nhiên, trong năm 2007, Sabeco gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh tác động của thiên tai làm ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa giữa các địa điểm sản xuất đến nơi tiêu thụ, giá các nguyên vật liệu chính (malt, houblon, gạo, xăng dầu...) tăng đột biến, tình hình cạnh tranh giữa các mặt hàng bia cùng loại ngày càng gay gắt trong khi giá bán sản phẩm không thay đổi.
Những yếu tố này đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Sabeco: Tuy doanh thu tăng 32% nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 160 tỷ đồng so năm 2006, chỉ đạt 610 tỷ đồng. Theo nhận định của Sabeco, hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành của Sabeco chưa đồng đều, bia phát triển nhanh, cồn rượu và nước giải khát phát triển chậm.
Ngành cơ khí có chi phí sản xuất cao, chưa cung cấp được những thiết bị có chất lượng cao theo yêu cầu của các đơn vị trong Sabeco. Sabeco có nhiều nhà máy sản xuất bia nhưng chủ yếu có quy mô nhỏ, quy hoạch phát triển hạn chế, đầu tư mang tính chắp vá, chi phí sản xuất cao và khó khăn trong quả lý chất lượng sản xuất.
Nguyên liệu chính phục vụ sản xuất chủ yếu nhập khẩu tuy đã tìm được một số nhà cung cấp trong nước nhưng số lượng chưa đáng kể. Sản phẩm xuất khẩu của Sabeco còn hạn chế nên trị giá nhập khẩu so với trị giá xuất khẩu chênh lệch nhau rất lớn. Các sản phẩm của Sabeco còn mang tính phổ thông, chưa cao cấp. Các danh mục đầu tư tài chính còn đơn giản, ít thay đổi nên sinh lãi thấp, mạng lưới phân phối chủ yếu vẫn là hệ thống bán sỉ.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ chưa theo kịp nhu cầu, đội ngũ cán bộ làm công tác kinh doanh, chuyên gia đầu ngành và cán bộ lãnh đạo của Sabeco cũng như các công ty thành viên còn thiếu so với yêu cầu và nhiệm vụ kinh doanh trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhất là hiện nay đang có hàng loạt các hãng bia nước ngoài đang chuẩn bị vào Việt Nam và Nhà nước xóa bỏ chính sách hỗ trợ đối với việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất bia và thực hiện cam kết WTO.